18-12-2019
Nếu không có gì thay đổi đột xuất, VN đã hoàn tất hồ sơ thềm lục địa mở rộng của mình, đúng theo điều 76 của UNCLOS. Hồ hơ gồm hai phần: Phần phía Nam nộp chung với Mã Lai ngày 6 tháng năm 2009 và phần phía Bắc, nộp CLCS hôm 7 tháng năm 2009. Ghi thêm dòng “nếu thay đổi đột xuất”, vì VN vẫn có thể nộp thêm hồ sơ “thềm lục địa riêng cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Ngoài VN và Mã Lai, trong khu vực Biển Đông đã hoàn tất hồ sơ thềm lục địa mở rộng, thì các quốc gia TQ, Phi, Indonesia, Brunei đều chưa hoàn tất hồ sơ của mình.
Hình 1 dưới đây là bản đồ thềm lục địa mở rộng của Mã lai vừa nộp lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ (CLCS) hôm 12 tháng 12 năm 2019. Đường màu tím là ranh giới phía ngoài, được tính theo công thức Hedberg (Chân bờ triền thềm lục địa + 60 hải lý – FOS + 60M).
Nếu ta so sánh với hình 2, bản đồ thềm lục địa mở rộng của VN và Mã Lai, nộp chung lên CLCS hôm 6 tháng năm 2009. Để ý ghi chú về “đường màu đen” trên bản đồ 2: “Philippines 200M”, tức là thềm lục địa 200 hải lý của Phi.
Mã Lai có ý đồ gì khi nộp hồ sơ thềm lục địa mở rộng hoàn toàn nằm trên vùng thềm lục địa của Phi (và VN)?
Về phía TQ, hôm qua tôi đã nói sơ lược trên nội dung (thiếu sót) của RFI. TQ phản đối hồ sơ của Mã Lai qua công hàm ngày 12 tháng 12, dựa trên các lập luận: TQ có chủ quyền các đảo ở Biển Đông (Đông Sa, Trung Sa, Tây Sa và Nam Sa), có vùng nước “nội thủy” (của quần đảo), có lãnh hải, có vùng tiếp giáp lãnh hải, có vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa; TQ có quyền lịch sử…
Tức là TQ vẫn yêu sách đường 9 đoạn mà đường này được giải thích rõ rệt: Sinh ra do các đảo HS và TS (cụ thể vùng nước quần đảo, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải và hải phận độc quyền). TQ củng cố thêm qua lập luận về “quyền lịch sử” (nhưng bỏ qua yêu sách “vịnh lịch sử”).
Câu hỏi đặt ra: Ý đồ của Mã Lai qua hồ sơ này là gì?