12-12-2019
MỖI NGƯỜI DÂN VN LÀ MỘT NẠN NHÂN NHƯNG CŨNG LÀ GIẢI PHÁP DUY NHẤT CHO VẤN NẠN BỤI MỊN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Cuối năm 2018, Bangkok Thái Lan bị ô nhiễm bụi mịn, ngay lập tức 100.000 nhà máy bị chính phủ rà soát khẩn cấp, phát hiện 1.700 trường hợp xả thải vượt quy định. Sau đó 600 nhà máy bị tạm ngừng hoạt động cho tới khi chất lượng không khí được cải thiện.
Tháng 10/2019 vừa qua, chính quyền thành phố BangKok bắt đầu triển khai dự án lắp đặt hàng loạt các tháp lọc không khí cỡ lớn, tại các điểm công cộng.
Đồng thời là trang bị máy lọc không khí cho 37 trường công lập trên địa bàn thành phố và phụ cận. Họ đang cung cấp 10.000 máy lọc không khí cho các lớp học.
Vậy Thái Lan đã bị ô nhiễm khủng đến thế nào, mà chính quyền các cấp của họ lại hành động quyết liệt đến thế?
Câu trả lời có tính liên hệ là, Bangkok Thái Lan và vùng phụ cận chưa bao giờ ô nhiễm nặng được bằng Hà Nội và vùng phụ cận. Kể cả về nồng độ PM2.5 các ngày cao điểm, lẫn số ngày ô nhiễm vượt mức an toàn trong năm.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là… là câu hỏi muôn thủa: TẠI SAO VIỆT NAM?
Tại sao chính quyền VN và thành phố HN, thành phố HCM, không hề có bất cứ động tĩnh nào để xử lý vấn nạn này, dù chỉ là cố gắng giảm thiểu mức độ ô nhiễm?
Thậm chí quyền các cấp dường như còn né tránh, và chưa bao giờ đưa ra các khuyến cáo chính thức về việc người dân cần phải tự bảo vệ trước tình trạng ô nhiễm không khí, bằng các biện pháp như thế nào?
Tại sao lại thế?
Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên phải tìm hiểu xem, nguyên nhân từ đâu mà Hà Nội và TP HCM lại bị ô nhiễm bụi mịn nặng nề thế?
Năm 2008, cục môi trường Châu Âu đã công bố về mức độ thải ra bụi mịn khi tiêu thụ các loại nhiên liệu như Xăng, Dầu Diezen, Than đá. Cụ thể:
1 tấn xăng bị đốt cháy sẽ thải ra 0,0005g bụi
1 tấn dầu bị đốt cháy sẽ thải ra 0,008g bụi
1 tấn than đá bị đốt cháy sẽ thải ra 2,57g bụi
Như vậy: 1 tấn than sẽ thải ra lượng bụi gấp 321 tấn dầu, gấp 5140 tấn xăng.
Trong năm 2018, Việt Nam đốt 54 triệu tấn than cho các nhà máy Nhiệt Điện, 6,5 triệu tấn xăng và 8,5 triệu tấn dầu cho phương tiện máy móc các loại.
Như vậy trong năm 2018, lượng bụi do đốt than đá ở VN tạo ra lớn gấp 2000 lần lượng bụi tạo ra bởi toàn bộ các phương tiện thiết bị đốt xăng dầu.
Như thế là đủ rõ, hầu hết bụi mịn – 99,95% – lượng bụi mịn thải ra trên lãnh thổ VN là do các nhà máy Nhiệt Điện.
Vậy ngắn gọn thôi, người Việt Nam chúng ta CHỌN NHIỆT ĐIỆN HAY CHỌN BỤI MỊN?
Đảng chính phủ thì rõ ràng là chọn NHIỆT ĐIỆN rồi!
Thuỷ điện thì đã khai thác hết tiềm năng. Điện hạt nhân thì quốc hội đã quyết là không triển khai. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhờ hứng đầu tư nước ngoài, thì giải pháp khả thi duy nhất là Nhiệt điện.
Hiện nay đã có 26 dự án Nhiệt Điện đã đưa vào hoạt động trên cả nước, trong tổng số 70 nhà máy nhiệt điện theo quy hoạch đến 2030.
Mới có 26 trên tổng 70 dự án đưa vào vận hành, mà hai vùng tập trung tâm dân cư của VN đã ngập ngụa trong bụi mịn PM2.5, thì thử hỏi 10 năm nữa ra sao?
Chỉ cần thấy năm nay ô nhiễm hơn hẳn năm 2018, là đã có thể thấy thảm trạng khủng khiếp này sẽ còn kinh khủng hơn đến mức nào!
Lựa chọn Nhiệt điện để phát triển kinh tế, mới chỉ là một nửa nguyên do khiến chính quyền các cấp VN chọn im lặng, khi ô nhiễm đã đang ở mức rất nguy hại cho sức khoẻ người dân.
Có một vấn đề muôn thủa khác, đó là chính quyền các cấp VN thực ra hoàn toàn bất lực, trong việc giảm thiểu các vi phạm trong xả thải của các nhà máy nhiệt điện.
Chưa nói đến việc nhiều quan chức cấp cao có cổ phần bí mật trong các dự án nhiệt điện “gà bất tử đẻ trứng vàng” này, thì việc một hệ thống đảng nhà nước tham nhũng từ trên xuống dưới, sẽ luôn có người nhận phong bì để mật báo trước cho các nhà máy nhiệt điện, mỗi khi có đoàn thanh kiểm tra.
Chính việc chỉ bật đầy đủ các hệ thống xử lý thải mỗi khi có đoàn thanh kiểm tra, khiến cho ô nhiễm ngày càng nặng nề, mà kết quả thanh kiểm tra được công bố thì luôn luôn “đạt chuẩn”.
Chính điều này là nguyên nhân chủ yếu cho vấn đề ô nhiễm không khí ở VN, ô nhiễm bụi mịn, bởi nếu toàn bộ hệ thống xử lý thải đc vận hành đầy đủ, thì lượng bụi bị “bắt lại” là rất đáng kể.
Vậy thì giải pháp là gì?
Giải pháp vốn vô cùng giản đơn và có sẵn. Bởi không phải chỉ mỗi Việt Nam mới có nhà máy Nhiệt Điện. Nhiều nước cũng phụ thuộc vào hệ thống các nhà máy Nhiệt Điện, nhưng ô nhiễm đến mức khủng khiếp như Việt Nam, thì chỉ vài. Và chuyện chính quyền các cấp hoàn toàn im lặng trước ô nhiễm không khí, thì chỉ duy nhất Việt Nam.
Giải pháp đơn giản là:
Một chính quyền do dân thực sự bầu lên, trên cơ sở đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, sẽ chống tham nhũng hiệu quả. Từ đó cơ quan chức năng sẽ buộc phải làm việc thực sự để ngăn chặn các hành vi cố tình gây ô nhiễm để trục lợi.
Một đất nước mà người dân thực sự có quyền tự do lập hội và hội họp, tự do ngôn luận và báo chí, sẽ có đầy đủ quyền và năng lực để cùng nhau độc lập giám sát, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Giải pháp đơn giản và rõ ràng, không chỉ cho vấn nạn ô nhiễm không khí ở VN, cũng như mọi vấn đề khác của đất nước, đó là:
Người dân cần phải thực sự ý thức đầy đủ về các quyền Công dân của mình. Phải làm chủ lá phiếu bầu cử của mình.
Nhất định chỉ bầu cho ứng viên có chương trình hành động cam kết rõ ràng. Nhất định phản đối trò bẩn độc tài “Đảng cử dân bầu”.
Để bắt đầu, hãy cùng nhau lan toả sự thật và chia sẻ các giải pháp!
VN thì tụi nó bao che nhà máy và cố đổ thừa cho xe máy dù nửa đêm không có xe mà AQI cũng tím than
Ng anh tuấn ở nước ngoài chắc!?, dân vn đâu có quyền chọn lựa đại biểu đâu nà! Đúng là nói chuyện với đầu bòi!