30-11-2019
Các tác giả của bản kiến nghị (11 người chứ không phải 12 như ban đầu vì PGS TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết ông bị ghi tên khống vào văn bản kiến nghị, bất chấp ông đã nói rõ không đồng ý) chủ trương loại bỏ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes ra khỏi danh sách đặt tên đường, trường học ở Đà Nẵng, đưa ra mấy lý do sau: 1. Alexandre de Rhodes không phải là người chế tác chữ Quốc ngữ; 2. Alexandre de Rhodes công kích Nho, Lão, Phật; và 3. Alexandre de Rhodes “âm mưu dẫn quân viễn chinh Pháp tới xâm lược nước ta”.
Tôi sẽ lần lượt bàn về cả ba lý do đó.
Về lý do thứ nhất: Ngày nay giới nghiên cứu dễ dàng đồng ý với nhau rằng chữ Quốc ngữ không phải là sản phẩm của Alexandre de Rhodes và Từ điển Việt Bồ La của ông đã thừa hưởng công lao của những giáo sĩ đi trước. Nhưng không có nhà nghiên cứu hiểu biết nào lại sổ toẹt công lao của Alexandre de Rhodes đối với chữ Quốc ngữ. Từ điển Việt Bồ La ghi một cái mốc quan trọng trong lịch sử chữ Quốc ngữ, nhất là trong điều kiện hai cuốn từ điển Việt Bồ của Gaspar de Amaral và Bồ Việt của Antonio Barbosa đã thất truyền, đó là sự thực mà chỉ những ai cố tình nhắm mắt trước lịch sử mới có thể phủ nhận.
Về lý do thứ hai: Cũng dễ dàng đồng ý quả nhiên Alexandre de Rhodes chê bai nặng lời các tôn giáo khác. Nhưng đó là hạn chế khó tránh không phải chỉ riêng Alexandre de Rhodes. Cần nhớ, ông sống cách đây bốn trăm năm và đừng đứng trên quan điểm của thế kỷ 21 để gò người xưa vào khuôn khổ tư tưởng ngày nay. Có lẽ nào chúng ta không cần biết ơn một người do họ có hạn chế về tư tưởng?
Ngày nay gần như không có một đô thị nào trong nước không có tên đường Lê Thánh Tôn. Thế mà chính Lê Thánh Tôn chủ trương độc quyền tư tưởng Tống Nho và thi hành chính sách hạn chế Phật giáo, đến nỗi Trần Quốc Vượng phải phê phán: “Phải công nhận triều Lê mê tín Tống Nho đến thế là cùng” (Trần Quốc Vượng, “Về Lê Thánh Tông – mấy điều giải ảo hiện thực lịch sử Việt Nam thế kỷ XV”, trong Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) 1998. Hoàng đế Lê Thánh Tông – nhà chính trị tài năng, nhà văn hoá lỗi lạc, nhà thơ lớn. Hà Nội: Khoa học xã hội). Có nên vin vào cớ này để xóa tên đường Lê Thánh Tôn hay không?
Về lý do thứ ba: Đây là lý do quan trọng nhất. Các tác giả bản kiến nghị dẫn câu sau đây của Alexandre de Rhodes trong cuốn Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo), xuất bản tại Paris năm 1653: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ” [lẽ ra, nếu trích cho trọn câu thì phải thêm “[…] et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises.”] với lời dịch của giáo sư Hoàng Tuệ: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”, từ đó khẳng định: “[…] Alexandre de Rhodes là người có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung cấp binh lính để chinh phục phương Đông”.
Chỉ xin nhắc lại đôi ba sự kiện liên quan. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ðình Ðầu đã dịch lại: “Tôi tin rằng nước Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ để chinh phục toàn phương Ðông và đặt dưới quyền trị vì của Ðức Giêsu Kitô, và đặc biệt tại Pháp, tôi sẽ tìm cách có được Giám mục, các ngài sẽ là cha và là thầy chúng tôi tại các Giáo hội này” (tức là Ðàng Ngoài và Ðàng Trong).
Ông Nguyễn Ðình Ðầu nói thêm: “Nếu đọc nguyên đoạn trích trên đây, ta mới hiểu chữ chiến sĩ có nghĩa bóng là thừa sai (đối với giám mục là cha và thầy họ). Còn “chinh phục toàn phương Ðông” là để cho “nước Cha trị đến”, chứ không phải để cho Pháp đến thống trị. “Chinh phục” hiểu theo nghĩa tôn giáo, chứ không phải chính trị. Vì ngộ nhận trên, người ta mới gán cho chữ Quốc ngữ “còn có ý nghĩa chính trị” vậy!
Hồng Nhuệ (trong cuốn Hành trình và truyền giáo do Ủy ban Ðoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1994, ở trang 263, 289) thì dịch: “Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Ðông phương đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn.” Và chú thích từ chiến sĩ ở đây: “Nói chiến sĩ Phúc Âm tức là các nhà truyền giáo, chứ không phải binh sĩ đi chiếm xứ xâm lăng”.
Cần lưu ý vào cuối tháng 3-1993, tại một cuộc Hội thảo “Tưởng niệm Alexandre de Rhodes, nhân 400 năm ngày sinh của ông” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại Hội trường Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Giáo sư Ðinh Xuân Lâm đề cập câu trên đây của Alexandre de Rhodes và dịch lại plusieurs soldats là “chiến sĩ truyền giáo”, coi như “lần cuối cùng đính chính lại sự lầm lẫn”.
Chính Chương Thâu (trong bài “Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các dẫn dụng khác nhau”. Tạp chí Công giáo và Dân tộc ngày 15.3.1996), sau khi thuật lại những cách hiểu khác nhau về câu của Alexandre de Rhodes, đã kết luận: “Tóm lại, trở về chủ đề của bài viết này, ý kiến cá nhân tôi, sau khi phân tích so sánh các câu dẫn dụng từ một câu dịch nguyên văn của A. de Rhodes, tôi đồng ý với cách diễn giải của Hồng Nhuệ và của Nguyễn Ðình Ðầu. Ðọc kỹ toàn văn cuốn Hành trình và truyền giáo, chúng ta dễ dàng nhận thấy tư tưởng và nguyện vọng của nhà truyền giáo A. de Rhodes ở thế kỷ XVII này.”
Tôi lấy làm lạ: Trong 11 người ký tên, có đến bảy người chuyên về lịch sử, há chẳng biết câu trên đã được giới nghiên cứu lịch sử bàn luận ra sao? Ít nhất họ cũng phải thấy có nhiều người, mà toàn những vị có uy tín học thuật, hiểu khác họ, thì không thể tùy tiện dựa vào cách hiểu của mình lên án người xưa như thế.
Tôi đã phân tích không tránh né cả ba lý do. Nhưng vẫn thấy cần nói thêm: về mặt logic, đây là một văn bản viết cẩu thả. Kiến nghị đòi loại bỏ cả Francisco de Pina, nhưng nội dung chỉ tập trung vào Alexandre de Rhodes! Các vị không thấy cái lỗi sơ đẳng ấy sao?
Chữ Quốc ngữ đã là một thực thể trong văn hóa Việt Nam, muốn loại bỏ nó là một điều bất khả. Đầu thế kỷ 20, Đông Kinh nghĩa thục cổ động: “Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước / Phải đem ra tính trước dân ta”. Một tuần sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh cưỡng bức học chữ Quốc ngữ, coi là một bước quan trọng để diệt giặc dốt, trong điều kiện 95% dân số mù chữ. Và ngay cả bản kiến nghị của các vị cũng viết bằng chữ Quốc ngữ, chứ không phải chữ Nôm. Tất nhiên các vị giáo sĩ chế tác ra chữ Quốc ngữ chỉ để truyền giáo. Nhưng lẽ nào người Việt được hưởng ích lợi của chữ Quốc ngữ lại tỏ ra vô ơn do bị ám ảnh bởi chứng hoang tưởng tả khuynh?
GHI CHÚ: Nội dung bài được đăng trên Tuổi trẻ hôm nay nhưng lại nói tôi (Hoàng Dũng) bị ghi khống vào bản kiến nghị loại bỏ hai giáo sĩ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes.
Trong 11 nhà “trí thức” còn lại, ai là kẻ chủ mưu lạm dụng tên tuổi của Gs Hoàng Dũng? Vụ này kiện được chứ không giỡn chơi.
Những ai còn “giao lưu” với người (hay nhóm người) có khuynh hướng lạm dụng tên tuổi của mình thì nên cẩn thận!
Xin looix còn HOÀNG TỰ MINH ĐANG TẤN PHONG TIẾP BUOESC
Nhất là trong lãnh vực khoa học nhân văn và lịch sử ở cái nhà nước xhcn vn, các “nhà gọi là nghiên cứu” từ lúc còn cắp sách đến trường khi bé chữ được chữ không, rồi sau này được đào tạo ở những nước CS anh em sô viết nhờ cái lý lịch hồng hơn chuyên, vẫn còn cái đuôi nông dân khi làm việc dạy học hay nghiên cứu chỉ biết dùng những phương pháp và đúc kết dựa trên những trực giác và cảm tính thì làm sao vô tư được.
Cảm tính vướng mắc những thành kiến xã hội, tôn giáo, văn hoá, truyền thống và bị áp đặt vô thức về chính trị, rồi đến những hạn chế tiếp xúc với giới hàn Lâm Tây phương bởi ngôn ngữ nước ngoài thiếu sót hoặc bập bẹ, cho nên hầu hết những nghiên cứu về lịch sử, xã hội của giới “trí thức xhcnvn” đều ít tiếng tăm hay không giá trị (Ở đây chưa nói đến bằng giả “fake”).
May mắn chỉ có 11 ông hay bà thuộc loại này.
-Bài “Nếu dân ta đến nay vẫn dùng chữ Hán hay chữ Nôm?” của bác Chu Mộng Long có viết:“chữ quốc ngữ là loại chữ chỉ mượn ký tự Latin ghi âm tiếng nói của dân tộc Việt, tức tiếng ta được lưu giữ đúng hồn cốt của nó”; “Nhờ ký tự Latin mà chữ quốc ngữ mới ghi lại trung thực tiếng mẹ đẻ”. Vậy ra, chữ Quốc ngữ đã làm 01 công việc rất tuyệt vời với dân Việt là: “nói sao, viết vậy”. Chỉ cần điều này thôi rồi xem lại việc 11 vị “chủ trương loại bỏ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes ra khỏi danh sách đặt tên đường, trường học ở Đà Nẵng” mới thấy tâm hồn, tấm lòng của 11 vị này quá nhỏ nhen, ích kỷ, ko lẽ Ta phải la lên rằng “bọn tiểu nhân” sao?
-Trong luật Mỹ có lời cảnh báo Miranda: “Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để làm bằng chứng chống lại anh trước tòa”. Ko ai yêu cầu 11 vị phải lên tiếng. 11 vị có quyền giữ im lặng nhưng đã lên tiếng rồi thì giờ đây việc lên tiếng đó trở thành bằng chứng chống lại 11 vị trước tòa “lương tâm”. Thời đại công nghệ, mọi sự việc đều dc ghi âm, ghi hình, ghi chép, foto, scan,…. nên 11 vị luôn nhớ rằng, ko bao giờ xảy ra việc như là “hai cuốn từ điển Việt Bồ của Gaspar de Amaral và Bồ Việt của Antonio Barbosa đã thất truyền” nữa đâu. “bản kiến nghị” của 11 vị sẽ dc lưu truyền muôn đời cho gia đình, con cháu, dòng họ, dân Việt,…nên có về với Tổ tiên thì việc làm này của 11 vị vẫn còn ng đời sau lâu lâu đưa ra đọc, nhắc nhở.
P/s: Chữ Quốc Ngữ có ký tự Latin giúp dân Việt học ngoại ngữ thấy gần gũi hơn nên tiếp thu kiến thức Phương Tây dễ dàng hơn. Chữ Quốc Ngữ khi viết theo “Thư pháp” tạo ra 01 bức tranh dân gian Việt rất đẹp, vậy quá tuyệt vời rồi.
Cỡ bác Mạc Văn Trang không cần, không nên phát biểu ở đây.
Diễn đàn này là nơi lẫn lộn vàng và cám, người và Ruồi Muỗi.
Bảo trí thức nhà bạn về trang BỌ XIT của Huêc Chi với hình tướng gáp cầm quần chị em. Chúng tớ chỉ thích đọc dân làm báo với các tác giả dẫn dã như Nguyễn bá Chổi, Tư nghèo, Ba bùi. Trí thức nhà DÂN THƯỜNG VIẾT DÀI NHƯ ĐUÔI XHCN, mà cũng chẳng được rõ ràng, lộn xộn
May quá, hôm nay nhờ bạn dan thuong tôi mới biết là người Việt có ít nhất hai thành phần xã hội: người và ruồi/muỗi. Hay vàng và cám.
Như vậy dan thuong và ông MVT hẳn là người và (ăn) vàng, còn súc vật mới ăn cám?
Vậy nếu ông MVT không (cần) viết ở đây thì viết ở đâu? Báo đảng & nhà nước chắc? Hay viết cho mấy trang chuyên “áo thụng vái nhau”? Mà nếu không viết ở đây thì bao giờ người đọc mới hiểu và chia xẻ quan điểm với ông hoặc để phản biện sòng phẳng, xem ai mới là người vững lý?
Tôi nghĩ ông MVT thừa sức quyết định cho chính mình.
Xem ra bác Mạc lại phải quả ghánh hậu sinh khả ngu. Đã chót kêu oang là trí thức/ xá gì không làm chuyện oang oang. Nhở basc nhỉ
Trí thức DT thương sư phu kiểu này quá bằng bóp dái thầy
Lỗi của thằng đánh máy
Đêm nay lại mất ngủ
Cùng bầy trí thức ngu
Lo toan và suy nghĩ
Lê la kiếm bọn ngu
Bán chữ và bán danh
Kiếm tiền nuôi con cháu
Giữ danh văn hóa phố
Rạng danh gia dình Mạc
Cho đông trò, lắm bạc
Mở kho hứng vạn tiền
Mặc cha bọn điên chửi
Thầy vẫn no béo đầy
Chống đảng là chết đói
Thầy đã nghiệm cả đời
Kệ cha thiên hạ đói
Gia đình thầy sum vầy
Ơn đảng thầy phải biết
Sống có đảng chăm lo
Chết có doàn đưa tiễn
Cả giòng họ chẳng lo
VẬY HÍ
Xét thầy MAC tờ rang đang tủi già sức íu. Nhung với tinh thần “TRÍ KHAI HỌ NHÀ MẮM TÔM HÀ LỘI”, chết đến đit vẫn cay. Kính báo trí thức hà lội tiếp quản. Xin tống cử CHU HẢO, QUANG EI… tiếp tục dẫn dắt phong trào ĐÀNH ĐACH
Trong tất cả các nước ở châu Á, chỉ có hai dân tộc là Việt và Hmong là có may mắn “thoát Trung” về mặt ngôn ngữ nhờ xử dụng chữ viết với các mẫu tự Latin. Cả hai đề nhờ vào lòng tốt của sự tận tuỵ cống hiến của các nhà truyền giáo Tây phương.
Chữ viết của người Hmong do nhà truyền giáo Tin Lành G. Linwood Barney và Yves Bertrais (Công Giáo)đã hợp tác với nhà ngôn ngữ học William A. Smalley vào năm 1952 để thống nhất cách viết chữ Hmong bằng mẫu tự Latin.
Toàn thể dân Hmong ở khắp thế giới hiện nay đều mang ơn những nhà truyền giáo trên. Chẳng ai phê phán họ lạm dụng các con chữ để truyền “tả đạo” hoặc dẫn đường cho giặc ngoại xâm. Người Việt Nam cũng thế, chỉ trừ ra 11 ông gốc Huế (và thế lực đầy lòng hận thù đố kỵ tôn giáo đứng đằng sau lưng họ giật giây) kia mà thôi. Đà Nẵng nên sáng suốt suy tính, đừng để sau này mang tiếng trong lịch sử là có óc mà phải để cho người ngu suy nghĩ dùm!