26-11-2019
Câu trả lời là, hãy đi đăng ký bản quyền với UNESCO càng sớm càng tốt.
Mấy năm trước được một bác đưa đi chơi phía Láng – Hòa Lạc và cho vào khu tổ hợp mang tên “Lã Vọng”. Tôi thầm nghĩ, nhà hàng “Chả Cá Lã Vọng” ghê thật, kinh doanh cửa hàng bé tý mà giờ thành đại gia.
Hỏi ra mới biết, ông “Lã Vọng” này chả liên quan gì đến ông “Lã Vọng chả cá” dù khu này có hẳn một cái hồ và một ông tượng Lã Vọng to đùng đang ngồi câu. Ông chủ nhanh chân và có tiền đi đăng ký tên “Lã Vọng” và giờ thành thương hiệu của ông ta dù con cháu nhà Chả Cá mới là chủ nhân xứng đáng mang tên Lã Vọng ở nội thành Hà Nội.
Không đăng ký bản quyền nên mất tên thương hiêu, đưa ra trước tòa khó mà cãi.
Trung Quốc không ngừng có mưu đồ Hán hóa xứ Việt từ ngàn năm, từ chữ viết, phong tục, tập quán, thế kỷ trước là ý thức hệ, rồi phim ảnh Tầu, chùa Tầu, gần đây cả đàn bầu, café Ban Mê Thuột rồi chiếc áo dài được người Trung Quốc cho lên bàn nghị sự.
Quyền lực cứng là quân sự, quyền lực mềm là văn hóa. Sự xâm lăng bằng quân sự khó do đối đầu trực tiếp nên kẻ thù rất rõ trong khi bằng quyền lực mềm dễ hơn do kẻ thù vô hình. Một nhà thiết kế Trung Quốc vừa công bố một bộ sưu tập thời trang áo dài làm cộng đồng mạng sôi sục.
Xâm lược văn hóa là sự đe dọa tới nền văn hóa và định danh quốc gia. Các nước nghèo do tiền bạc và lãnh đạo hiểu biết kém về chính trị thường bị xâm lược văn hóa dễ nhất.
Phương Tây xuất khẩu phim ảnh, âm nhạc, thời trang, gần đây là truyền hình vệ tinh, cáp quang thì công nghệ giải trí càng dễ tấn công các nước nghèo. Trên VTV lúc nào cũng phim Tầu, phim Hàn, dân chúng sướt mướt, bị ám ảnh, mà không biết do các diễn viên … diễn.
Giới trẻ dần quên đi cội nguồn và mất bản sắc văn hóa dân tộc mà không biết mình bị mất bởi công nghệ hiện đại như truyền hình, mạng xã hội, smartphone. Phương Tây lấn át phương Đông, nước nhỏ như VN bị lấn át bởi hàng xóm tham lam.
Vụ áo dài Việt Nam bị Trung Quốc copy chỉ là một chuyện rất nhỏ trong một chiến lược lớn hơn, như đường cao tốc, trước kia là Bauxit Tây Nguyên, nay là thuê đất 99 năm cho đặc khu hay dự án hàng chục tỷ đô không bao giờ kết thúc. Người cầm cân nảy mực hoa mắt vì tình nghĩa, 16 chữ vàng, 4 tốt, thì khổ cho nước nhà.
Với những di sản văn hóa phi vật thể thuần Việt có thể làm dễ hơn. Bộ VH nên lập các danh sách và đăng ký bản quyền với UNESCO. Nếu không làm, người Trung Quốc hay một quốc gia nào đó sẽ nẫng tay trên và đổ cho mình ăn cắp mà không làm gì nổi.
Chuyện áo dài cũng giống như tên Lã Vọng, con cháu mất bao công sức xây dựng hàng trăm năm, hôm nào đó một đại gia bỗng lấy mất tên vì không ai nghĩ đến chuyện đăng ký bản quyền.
Tát nước theo mưa cùng với tác giả Hiệu Minh, tôi thì thấy đăng ký bản quyền nươc việt nam luôn đi. Thế là thằng trung cẩu điên và bọn bán nước hết đường
– “Chủ quyền” đang nằm trong tay chúng nó, “bản quyền” là cái gỉ???
Dám lắm.
Bản quyền bức ảnh chân dung “Bác Hồ” đang treo trên tường hàng triệu căn nhà ở Việt Nam quả thực là của người Trung Quốc. Đây là bằng chứng do bác Montaukmosquito đưa ra cách đây ít lâu:
“Nhớ lại kỷ niệm chụp ảnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh”
http://vietnamese.cri.cn/761/2016/09/19/1s226578.htm
Lại được dịp cà khịa với Hiệu Minh.
1) Cái tựa bài có đúng ngữ pháp không?
2) Đọc cái tựa, tôi tưởng bạn đang cố vấn cho người Trung Quốc trước tình hình áo dài Việt thực sự đang tiến vào (“xâm lăng”) thị trường Trung Quốc.
3) Bạn từng ở Mỹ làm việc khá lâu mà không để ý một thương hiệu có thể được hai công ty xin bảo hộ cùng lúc nếu họ kinh doanh trong những lĩnh vực khác nhau.
4) Sự nhìn nhận của UNESCO không có tính pháp lý. Nó là sự nhìn nhận chung chung về một loại sản phẩm văn hóa, không có ý nghĩa quyết định trong một cuộc tranh chấp về bản quyền thương mại trên những mẫu mã sản phẩm cụ thể. Tức là một công ty Việt Nam bị Trung Quốc ăn cắp mẫu mã có thể kiện ra tòa, nhưng tòa sẽ không xét đến việc công ty Trung Quốc có quả thực may một chiếc áo dài theo định nghĩa của UNESCO hay không, mà sẽ xem xét từng đường nét của hai chiếc áo dài của hai công ty xem có sự trùng hợp nào không thể do ngẫu nhiên.
5) Một công ty Trung Quốc có quyền khai thác thương mại áo dài Việt Nam trong nhiều trường hợp, trong đó có: tự thuê người vẽ kiểu, mua lại mẫu mã của nhà vẽ kiểu Việt, nhập cảng áo dài Việt…
6) Họ cũng sẽ không bị ai chê trách nếu không quảng cáo sai trái đó là áo dài Trung Quốc. Nhưng nếu họ bị chê trách, tôi đoán họ cũng sẽ bị khách hàng Trung Quốc chê trách nặng nề, tương tự như khi một công ty Việt Nam lấy áo xường xám ra quảng cáo là áo dài Việt Nam và bị người Việt Nam chỉ trích.
Nhất định phải mau mau “đăng ký xin bản quyền” sở hữu….bác Hồ – Đừng để một ngày – Trung Quốc đưa bằng chứng bác Hồ là người Tàu thì…bỏ mẹ cả lũ, và nếu “ngày đó xảy ra” thì không biết số phận cái xác bác Hồ trong cái Làng Bảo Tồn ở Ba Đình sẽ ra sao?
Thương bác quá!
Dám lắm.
Bản quyền bức ảnh chân dung “Bác Hồ” đang treo trên tường hàng triệu căn nhà ở Việt Nam quả thực là của người Trung Quốc. Đây là bằng chứng do bác Montaukmosquito đưa ra cách đây ít lâu:
“Nhớ lại kỷ niệm chụp ảnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh”
http://vietnamese.cri.cn/761/2016/09/19/1s226578.htm
Bác Muỗi quả thật là lợi hại. Thgian đầu mới đọc còm của bác Muỗi mình rất khó chịu, có lúc mình còm bảo bác ấy bị tâm thần, làm thân muỗi chỉ vo ve thôi. Sau này, tự bắt phải hiểu được ý đồ của bác Muỗi mới thấy bác Nguy hiểm. Sorry n Tks Mr. Muỗi
Tôi theo link dẫn, đã đọc toàn bài, và chú Ý nhất là câu mà tác giả lập lại lời bác Hồ :
– Người thường nói “Mối tình hữu nghị Việt – Hoa, vừa là đồng chí vừa là anh em”. Người còn nói với Thủ tướng Chu Ân Lai rằng: “TÔI ĐẾN TRUNG QUỐC NHƯ VỀ NHÀ MÌNH VẬY”.
He he he …
Thì đúng TQ là nhà và (không chừng) là nơi chôn nhau, cắt dế / à quên / cắt rốn của bác mà!
Chỉ tội nghiệp cho Ngô Đình Diệm, mang tiếng là tay sai đế quốc Mỹ mà không hề được phép gọi Mỹ Quốc là nhà.
(Còm của tôi trả lời bác bị lọt xuống phía dưới.)
VN đăng ký luôn với UNESCO cái chức danh “Tổng – Chủ”. Một đít 2 ghế – đệ nhất thiên hạ!
Dù chỉ là đàn em của Thằng Tập.