Cần vinh danh những ai trong việc phát triển chữ quốc ngữ?

Dương Quốc Chính

24-11-2019

LM Alexandre de Rhodes. Ảnh: internet

Mấy hôm nay dân tình tranh cãi về phát biểu mang đầy tính GATO của thầy Thích Nhật Từ về việc không đặt tên phố bằng tên 2 ông giáo sỹ có công khai sinh ra chữ quốc ngữ. Nhưng đấy mới là phần nổi nhỏ của cả tảng băng.

Việc đặt tên phố cho mấy ông cha nghĩ ra chữ quốc ngữ chính ra rất nhạy cảm chính trị. Giờ đặt tên phố cho mấy ổng tức là vinh danh người đẻ ra chữ quốc ngữ, vậy sao không vinh danh những người khuếch trương để sử dụng nó? Thế mới công bằng. Nhưng mà công bằng thế thì thành phản động rồi.

Cứ thử suy xét mà xem, đẻ ra một loại chữ viết thì công to rồi, nhưng đấy mới là công sinh thành, thế còn công dưỡng dục, nuôi nấng nữa thì sao? Công đó to nhất lại là của… thực dân Pháp mới bỏ mẹ.

Bắt đầu từ khi ký hiệp ước Giáp Tuất 1874, Pháp lấy được 6 tỉnh Nam Kỳ, thì thống đốc Dupre đã bắt đầu cho học chữ quốc ngữ ở Nam Kỳ. Trước đó, năm 1869, chữ quốc ngữ đã được dùng làm ngôn ngữ hành chính, song song với chữ Pháp, thay cho chữ Hán, ở Nam Kỳ.

Ban đầu, người Việt, đặc biệt là các nho sỹ, tẩy chay chữ quốc ngữ, vì coi nó là sản phẩm của giặc, học là để làm tay sai. Vì thế, người Pháp phải cưỡng bức phổ cập giáo dục chữ quốc ngữ ở Nam Kỳ.

Sau khi thành lập LB Đông Dương, toàn quyền Albert Sarraut là người cho phổ cập chữ quốc ngữ trên toàn cõi Đông Dương. Vào năm 1915, bãi bỏ khoa cử bằng chữ Hán ở Bắc Kỳ, năm 1919 bãi bỏ nốt ở Trung Kỳ. Chữ Hán coi như mất đi vai trò là ngôn ngữ hành chính, thay bằng chữ quốc ngữ.

Người có công đầu tiên để phổ cập chữ quốc ngữ ra xã hội là Trương Vĩnh Ký, vì ông này là chủ bút tờ Gia Định báo, tờ báo đầu tiên sử dụng chữ quốc ngữ.

Hội nhóm có công lớn nhất để phổ biến chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ là phong trào Đông kinh nghĩa thục và Hội Khai trí tiến đức mà thành viên đều là thành phần tinh hoa đương thời như Phạm Quỳnh, Hoàng Trọng Phu, Thân Trọng Huề, Nguyễn Văn Vĩnh… toàn là phản động không!

Phạm Quỳnh có câu kinh điển liên quan đến chữ quốc ngữ nhân ngày giỗ của Nguyễn Du năm 1924:

Thề rằng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, còn non còn nước còn dài, chúng tôi là kẻ hậu-sinh xin rầu lòng giốc chí cố gia-công trau-chuốt lấy tiếng quốc-âm nhà, cho quốc-hoa ngày một rực-rỡ, quốc-hồn ngày một tỉnh-tao, quốc-bộ ngày một tấn-tới, quốc-vận ngày một vẻ-vang, ngõ-hầu khỏi phụ cái chi hoài-bão của tiên-sinh, ngậm cười chín suối cũng còn thơm lây!”

Sau khi Việt Minh đoạt chính quyền Hội bị giải tán theo sắc lệnh ngày 24 tháng 9 năm 1945 vì bị cho là “công cụ thống trị tinh thần và nô dịch văn hoá của thực dân”.

Sau này bần nông chỉ biết đến mỗi công lao phổ cập chữ quốc ngữ của đảng ta là phong trào Bình dân học vụ! Sao đảng không lật đổ nốt cả chữ quốc ngữ, quay lại sử dụng chữ Hán?

Tóm lại, nếu không có sự áp đặt của thực dân Pháp thì chữ quốc ngữ cũng chỉ là thứ ngôn ngữ chết, cũng gần như chữ Latin, không thể phổ cập, thậm chí có thể chết yểu.

Những người, tổ chức có công lao trong việc hình thành và phát triển chữ quốc ngữ có thể kể đến là 2 ông giáo sỹ nói trên, Trương Vĩnh Ký ở Nam Kỳ, Phạm Quỳnh ở Bắc Kỳ, trường Đông Kinh nghĩa thục, Hội Khai trí tiến đức, Toàn quyền Albert Sarraut (tên ông được đặt cho trường trung học danh giá nhất Đông Dương, tọa lạc ở vị trí nay là Văn phòng Trung ương đảng).

Tất cả những cá nhân, tổ chức trên đều xứng đáng được đặt tên phố cả. Thế mà trên thực tế chỉ có cha Alexandre de Rhodes được đặt tên một phố nhỏ ở SG, HN có quảng trường Đông Kinh nghĩa thục, có phố Lê Văn Can (đồng sáng lập ĐKNT).

Còn Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, Hội Khai trí tiến đức đều trở thành phản động. Albert Sarraut thì là thực dân đầu sỏ cần căm thù sâu sắc!

Được biết, tên phố cũ ở Singapore đa số vẫn là từ thời thực dân Anh. Di sản thời thực dân vẫn được tôn trọng ở nước này.

Dòng trạng thái trên Facebook được cho là của ông Thích Nhật Từ. Ảnh: internet
Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Qua sự kiện này, ta thấy rằng Thích Nhật Từ là kẻ tu hành mà còn vướng bận hoặc ô nhiễm quá nhiều bởi tam độc tham – sân – si. Thà rằng không tu hành mà tham – sân – si thì nghiệp chướng còn nhẹ hơn tu hành mà tham – sân – si.
    Ông Nhật Từ có biết kinh Phật được chuyển tải bằng chữ Quốc ngữ thì dễ dàng phổ biến hơn chữ Hán và chữ Nôm, phải không ? Tôi, một người hiểu biết còn ít, nhưng vẫn thấy được tầm quan trọng của chữ Quốc ngữ do các giáo sĩ Phương Tây phát minh và phổ biến mà ông Nhật Từ một nhà sư học cao, hiểu rộng lại không thấy sao? Đặt tên đường để ghi nhớ công ơn quý giáo sĩ cũng giống như đặt tên đường để ghi nhớ công ơn các nhà bác học như Louis Pasture, Yersin, … là việc làm hợp đạo lý, ông Nhật Từ có biết ?

  2. Tại sao người Singapore họ không đặt vấn đề “công với tội” khi đặt tên đường nhỉ? Người Việt Nam nhìn ai cũng xét “công với tội” — một vài bình luận trên diễn đàn này cũng không ngoại lệ.

    Thích Nhật Từ, trong tư cách tu sĩ Phật giáo, còn sai vì vọng tưởng. Không thể “phóng” cái đã có là tên gọi “quốc ngữ” lên thành một ý đồ cho cái chưa có là “quốc giáo” để dọa Phật tử cả nước. Việc làm này gây ra những hậu quả không nhỏ, mà ta sẽ khó biết gọi nó là gì nếu không dùng ngay một thuật ngữ Phật giáo là “tạo nghiệp quả”.

  3. Lại một tranh cãi nữa về vấn đề dùng chữ Quốc ngữ. Ai có công, ai là kẻ thù và vai trò của thực dân Pháp trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ. Suy ra, mầm mống của tranh cãi này là do đầu óc ngu muội, vẫn cố bám lấy những cố gắng tuyên truyền, bóp méo sự thật lịch sử với ý đồ gian manh của chủ nghĩa cs thời đấu tố theo đuôi Hán gian và Maoism. Ngày nào còn đặt vấn đề chữ Quốc ngữ, ngày đó còn là một đe dọa về căn tính khác biệt của giống Việt với giống Hán.

  4. Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh – đứng đầu là các vị Nguyễn Thị Bình (nguyên phó chủ tịch nước), GS Chu Hảo, nhà văn Nguyên Ngọc… – đã vinh danh các nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vình… vì công lao phát triển, hoàn thiện và phổ cấp chữ Quốc Ngữ.
    Bác nào quan tâm, rất dễ tìm kiếm trên Internet

    • Đúng là mấy tay trí thức Hà Nội sĩ phu Bắc Hà xã hội chủ nghĩa Chu Hảo, Nguyên Ngọc mới đây đã vin danh Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, Nguyễn văn Vĩnh…,

      cái bịp bợm là mấy tay trí thức Hà nội sĩ phu Bắc Hà xã hội chủ nghĩa nói trên lại cứ làm như thể họ là người đầu tiên “có công phát hiện tài năng“…

      Trong khi thực ra thì những danh nhân như Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, Nguyễn văn Vĩnh… vẫn được dạy, được học, được quý trọng từ lâu trên nền văn hoá giáo dục VNCH,

      cũng như những thơ văn của Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Huy Can đã vẫn được học, được dạy trong văn học VNCH,

      rồi chính là nhũng loại trí thức Hà Nội sĩ phu Bắc Hà xã hội chủ nghĩa Nguyên Ngọc, Chu Hảo đã dở trò bịp “giải phóng thống nhất” , tiến hành tội ác “giải phóng thống nhất” cầm cu cho Trung cộng đái vào biển Đông, phủ lá cờ búa liềm tội ác lên Hòn Ngọc Viễn Đông, phá hoại tất cả,

      Thực ra thì những Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, Nguyễn văn Vĩnh vẫn được học, được dạy tại miền Bắc từ lâu trước khi trí thức Hà Nội sĩ phu Bắc Hà Nguyên Ngọc, Chu Hảo cùng với Trần Ích Tắc 1950/giao chỉ quận vương hồ chí minh tiến hành tội ác “kháng chiến thần thánh” rước giặc Tàu vào đánh phá nền Độc Lập Thống Nhất của Việt Nam, cầm cu cho Trung cộng đái lên miền Bắc, rước giặc Tàu vào miền Bắc cắm cờ búa liềm lên Hà Nội phá hoại tất cả

      rồi bây giờ “trí thức” tỉnh như ruồi, không một chút ân hận, bịp bợm tự nhận có công vin danh,

      tởm!

  5. Sớm hay muộn, trước hay sau… những người sáng tạo, phát triển và phổ cập chữ Quốc Ngữ sẽ được dân Việt biết ơn và vinh danh.

    • Van Do
      24/11/2019 at 8:30 pm
      Sớm hay muộn, trước hay sau… những người sáng tạo, phát triển và phổ cập chữ Quốc Ngữ sẽ được dân Việt biết ơn và vinh danh.

      “SẼ” ?

      “những người sáng tạo, phát triển và phổ cập chữ Quốc Ngữ” ĐÃ ĐƯỢC dân Việt biết ơn và vinh danh từ lâu tại VNCH trước khi trí thức Hà Nội sĩ phu Bắc Hà & trí thức xã hội chủ nghĩa đầu đội sex toy, miệng ngâm bả chó hồ chí minh, tay cầm AK, xâm nhập VNCH khủng bố giết hại dân Nam, phục vụ giặc Tàu phủ lá cờ búa liềm tội ác lên Hòn Ngọc Viễn Đông, đặt cái cờ đỏ sao vàng xuống dưới đít cờ búa liềm từ sau tháng 4-1975, đốt sách dân Nam, cưỡng bức dân Nam phải “biết ơn & vinh danh” cái chủ nghĩa cộng sản xã nghĩa Mác Lê Mao Hò phi nhân phản quốc phản dân tộc, ngăn cấm dân Nam bày tỏ lòng biết ơn & vinh danh những người sáng tạo, phát triển và phổ cập chữ Quốc Ngữ

      “những người sáng tạo, phát triển và phổ cập chữ Quốc Ngữ” ĐÃ ĐƯỢC dân Việt miền Bắc biết ơn và vinh danh từ lâu trước khi trí thức Hà Nội sĩ phu Bắc Hà & Giao chỉ Quận vương hồ chí minh dựa vào giặc Tàu chống lưng đỡ đầu đánh phá nền Độc Lập Thống Nhất của Việt Nam, rước giặc Tàu vào Hà nội cắm cờ búa liềm tội ác, đặt cái cờ đỏ sao vàng xuống dưới đít cờ búa liềm mở ra một thời kỳ Bắc thuộc mới từ 1-1-1955, đặt miền Bắc trong bức màn sắt cộng sản, bao vây thông tin & cưỡng bức thông tin, áp đặt ách giáo dục xã nghĩa & chế độ cộng sản Mao ít hồ chí minh phi nhân phản quốc phản dân tộc lên miền Bắc, ngăn cấm người Bắc bày tỏ lòng biết ơn & vinh danh những người sáng tạo, phát triển và phổ cập chữ Quốc Ngữ

  6. Rất hoan nghênh ý kiến rất xác đáng của tác giả . Nhưng đúng là “bỏ mẹ” thật ! Dưới chế độ cs mà đòi công bằng cho những người có công với Quốc ngữ kể trên quả là một “nhiệm vụ bất khả thi” hơn nữa lại toàn là “phản động” ( ngay cả ông nhạc sĩ PT chả biết có đòi công bằng cho cha mình là PQ hay không nhỉ ? )
    Song mình vẫn tin lịch sử sẽ rất công bằng, những nhà viết sử sau nầy sẽ vinh danh họ ( không kể Dương Trung Quốc đâu nhé ).

Comments are closed.