20-11-2019
Đẹp! Một vẻ đẹp của bi kịch. Những con thiên nga thời đại của Hongkong hôn nhau giữa khói lửa mịt mùng. Những chàng trai tuấn tú, những cô gái xuân thì bắn những tia mắt kiêu hãnh lên bầu trời xanh, dù trên vai họ là gông cùm, súng và gậy gộc…
Những người trẻ ra khỏi nhà bằng khao khát tự do và họ sẵn sàng chết vì điều đó. Chỉ có lý tưởng mới có thể khiến người ta nằm xuống chỉ để đổi lấy một thông điệp.
Chỉ có sự kiêu hãnh của tuổi trẻ mới giúp họ sống không cần biết ngày mai ra sao. Tuổi trẻ là như vậy, khao khát, dấn thân và thậm chí điên rồ. Nhưng quá tuyệt vời khi tất cả năng lượng đó được đặt trên bệ phóng tri thức.
1,7 triệu người biểu tình ở thời điểm đông nhất, họ đa phần còn rất trẻ. Suy cho cùng, họ chính là tương lai của Hongkong và họ đang muốn tự kiến thiết tương lai cho chính mình.
Đương nhiên, không một hiện tượng nào có thể gom đủ tất cả các thành phần xã hội. Ở Hongkong, ngoài cảnh sát, có thường dân Phúc Kiến đánh nhau với người trẻ Hongkong. Có những người cựu thời cho rằng người trẻ đang gây nên sự hỗn loạn.
“Chính quyền Trung Quốc đã đánh đồng được khái niệm chính quyền và đất nước. Đó là một điều làm tôi đau khổ, tôi từng yêu Trung Quốc nhưng tôi không thể yêu đất nước như thế này”, một người trẻ nói.
Chỉ một câu nói đã cho thấy bề dày tri thức của họ. Tôi thấy ngưỡng mộ vì một người trẻ có thể nhận ra chân tướng của toàn trị.
Ở xứ sở toàn trị bên cạnh, có những người trẻ mang nỗi sợ hãi “bể nồi cơm”. Họ cảm thấy hãnh diện vì uống một ly cafe 15k, ăn một tô phở 20k và tận hưởng sự an nhàn. Thậm chí, họ thiếu tự tin đến mức nghĩ rằng phải mang ơn vì có được nồi cơm ấy.
Rất khó để họ hiểu rằng trong ly cafe chưa chắc là cafe, trong tô phở chưa hẳn là thịt bò. Và với mức thuế phải đóng, họ xứng đáng được hưởng chất lượng sống cao hơn hoặc giá ly cafe, tô phở đáng lẽ phải rẻ hơn so với thu nhập bình quân của họ.
Thặng dư toàn trị sẽ chảy vào số ít cá thể quản trị, chất lượng sống sẽ bị tước đoạt đi, đổi lại là sự “an toàn ảo” mà thực chất là sự kìm kẹp của toàn trị. Khi cảm giác an toàn tăng cao, nghĩa là quyền tự do của họ bị tước đoạt đi một nấc.
Và họ hoàn toàn không hiểu rằng nồi cơm hôm nay đang được nấu bằng tài nguyên, bằng nợ nần. Có nghĩa là họ đang ăn mòn tương lai của thế hệ sau.
Người trẻ xứ này chưa đủ dũng khí để mở ra những cuốn sách ngược chiều. Họ quá thiếu sự cầu thị để làm một người hành khất tri thức nhưng lại dư thừa năng lượng để làm một người vô minh bảo hoàng.
Khi người trẻ Hongkong dám đánh đổi tuổi trẻ, nhân mạng và cả tình yêu để “đánh chặn” tương lai toàn trị, người trẻ ở xứ sở này đã bị toàn trị tước đoạt cả khát khao và lòng kiêu hãnh, không thể nhìn xa hơn nồi cơm bạc nhược của mình. Đó chính là khác biệt tri thức.
Tương lai của Hongkong là một câu chuyện dài. Nhưng một xứ sở chọn máu lửa để đứng lên chắc chắn sẽ không thể nào bất hạnh như xứ sở chọn sự vô minh để nằm xuống!
Cám ơn một bài nhận xét xác đáng chắc nịch.
Một bài viết rất tuyệt của Nguyễn tiến Tường nó lên cái cay đắng thực tại mà những nhà văn trong nước ít ai chịu tự giải phẫu mình. Họ đâu cả rồi?
Hay đang pha nước đường uống kèm cho đỡ đắng?
Văn phong bài này trau chuốt quá và chưa thực sự khơi mở. Hạ xuống một chút để bình dân sát sườn vừa với đa số độc giả, thì tuyệt hơn! Just my 2 cents…
Chính quyền Đông Lào đã đánh đồng khái niệm bóng đá và đất nước.
Những lão già u60 trở lên và cả Tiến Tường hãy nhe răng, nhíu mày soi gương xem. Đừng há mồm là trách giới trẻ. Giới trẻ chưa đủ chín để rồi trách lớp già đấy. Sẽ tới lúc họ sẽ đòi lôi cổ mấy lão già ra hỏi tội
Cả một dân tộc chỉ mạnh ai lấy lo giữ nồi cơm và so bì lẫn nhau. Không ai biết rằng để có nồi cơm không phụ thuộc vào tầng lớp cai trị, thì phải làm sao.
Một dân tộc mà kẻ già cứ trông mong vào bọn trẻ ” nổi loạn”, đám trẻ thì cứ hóng lớp già đi trước để noi theo. Chắc Tiến Tường cũng rứa, tôi cũng vậy. Cả bầy đều như thế. Đảng vẫn ăn no ngủ kỹ, tận hưởng DỤC LẠC