16-11-2019
1. Giá nước sông Đuống không phải 7,7k/m3
Trả lời báo chí, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay: TP chưa mất một đồng nào bù giá cho nước sạch suông Đuống cả. Và chắc chắc là không bao giờ bù giá cho họ. Chủ tịch Chung cũng nói: Trước mắt thì các công ty nước họ tự mua với nhau với giá 7,7k/m3.
Xin không bình luận về ý kiến của lãnh đạo TP Vì hòa bình, nhưng xin cung cấp cho độc giả một số thông tin như sau:
Về giá 7,7k/m3 nước sông Đuống, đây là giá hiệp thương do liên ngành (gồm Sở Tài chính, Xây dựng, công ty nước sạch Hà Nội, công ty nước sạch số 2, công ty sông Đuống) đề xuất. Đây là giá bán buôn giữa sông Đuống và 2 công ty nước sạch (đóng vai trò như nhà bán lẻ nước đến các hộ gia đình). Sau đó VP UBND TP Hà Nội có văn bản OK mức giá này. Như vậy mức giá này không phải do các công ty nước tự mua với nhau.
Đây là mức giá tính tiền của sông Đuống, tức là sông Đuống cứ xuất ra 1 khối nước cho 2 công ty kia là thu về 7,7k.
Với mức giá này, cộng thêm chi phí lưu thông khoảng hơn 4k/m3 thì 2 công ty bán lẻ nước sạch có chi phí đầu vào trên dưới 12k/m3 nước, chưa kể hao hụt (năm 2019, công ty nước sạch Hà Nội dự tính bị bay hơi hơn 5,4 triệu m3 nước). Do vậy ngân sách phải bù cho 2 công ty bán lẻ nước sạch hơn 155 tỷ đồng (theo đề xuất của liên ngành).
Quay trở lại mức giá 7,7k/m3 nước. Đây là giá bán nước của sông Đuống cho 2 công ty bán lẻ.
Tuy nhiên, liên ngành căn cứ văn bản số 3310/UBND-KT đưa mức giá tạm tính cho nước sông Đuống là 10.246 đồng/m3 để đưa ra chi phí 8.871,17 đồng/m3 (86%). Tức là trong năm 2019, giá nước sông Đuống tạm tính là 8.871,17 đồng/m3. Phần chênh lệch giữa giá này và giá bán buôn (7,7k/m3) được UBND TP bù, tổng cộng là hơn 43 tỷ đồng.
Cho nên phải nói đúng là: TP đang tính giá nước sông Đuống là 8.871,17 đồng/m3, giá bán buôn là 7,7k/m3, UBND TP trả phần chênh giữa 2 giá.
2. Vì sao giá cao?
Báo Dân Việt, ngày 17/6/2019 dẫn lời đại diện nước sông Đuống cho biết: Tính đến nay, Nhà máy nước mặt sông Đuống đã làm được hơn 81 km đường ống dẫn nước với đầy đủ các loại công nghệ như đánh chìm ống qua 2 con sông là sông Đuống và sông Hồng, rồi sử dụng ống dẫn nước của rất nhiều nước (trong đó đa phần sử dụng ống XINGXING của Trung Quốc – loại ống nước mà Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu dự án nước sông Đà giai đoạn 2 không sử dụng) để dẫn nước từ sông Đuống xuống tận Thường Tín, lên tới Hà Đông…
Vị đại diện của Nhà máy nước mặt sông Đuống cũng cho rằng, chính việc phải kéo dài đường ống nước đi nhiều quận huyện như vậy đã khiến cho giá của mỗi mét khối nước lên tới hơn 10k.
Trả lời cho câu hỏi của PV tại sao lại kéo đường ống nước đi xa như thế (từ sông Đuống – phía đông Hà Nội sang đến tận Hà Đông – phía bên kia Thủ đô), đại diện công ty cho rằng đây là làm theo quy hoạch mà Thủ tướng đã phê duyệt tầm nhìn đến năm 2050.
Trong khi đó, Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch cấp nước của thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 cũng nêu rõ phân vùng cấp nước của Viwasupco là Hà Đông, Viwaco và một phần nội thành Hà Nội.
3. Lãi vay ai chịu?
Nhiều người cho rằng việc chủ đầu tư vay vốn để thực hiện dự án là bình thường. Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng nói: Tất cả các dự án trên thế giới đều phải đi vay, kể cả vay 100% cũng chẳng vấn đề gì. Mọi người thắc mắc con số đó, tôi thấy rất vô lý, bởi ngay cả TP cũng đang đi vay…
OK5. Tuy nhiên, việc tính lãi vay trực tiếp vào giá thành nước thì không OK.
Về việc này, trong văn bản trả lời TP Hà Nội, Bộ Tài chính nhấn mạnh: “Về chi phí lãi vay, trong quá trình đầu tư, xây dựng, trường hợp chi phí vay phát sinh trong giai đoạn này đã được vốn hóa vào tài sản thì đã tính trong nguyên giá để khấu khao. Vì vậy, khi xác định giá nước sạch, đối với chi phí lãi vay cần loại ra phần chi phí lãi vay đã vốn hóa tránh tính trùng chi phí”.
4. Thẩm quyền cấp bù
Như trên đã nói, cái gọi là liên ngành đã tính ra số liệu cấp bù cho 3 công ty trong đó sông Đuống được bù hơn 53 tỷ, 2 công ty bán lẻ nước sạch được bù hơn 155 tỷ. Sau đó, ngày 9/1/2019, Văn phòng UBND TP đã có thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo UBND TP Hà Nội: Chấp thuận về nguyên tắc với đề xuất của liên ngành.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, thẩm quyền quyết định chi ngân sách cho cấp bù giá nước sạch đề nghị thành phố Hà Nội căn cứ vào Luật Ngân sách Nhà nước báo cáo HĐND thành phố quyết định theo quy định phù hợp khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
Đọc đến đây, tôi rất băn khoăn về việc UBND TP quyết định việc cấp bù tiền chênh giá nước. Khoản 3 Điều 19 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Điều 30 Luật Ngân sách nhà nước đều cho rằng, việc quyết định chi tiền ngân sách thuộc thẩm quyền HĐND cấp tỉnh. Có thể tôi sai.
Cuối cùng, xin rất ủng hộ ý kiến không có lợi ích nhóm nào ở dự án nước sông Đuống cả. Có chăng chỉ là lợi ích cá nhân mà thôi!
Dân mà tin lời anh Chung này thì chẳng khác nào tin thằng cuội !
Bắt thằng đầu độc nước sông Đà khai ra đứa nào chủ mưu là biết ngay. Mà ai dám bắt nó khai ? Biết nó còn sống để mà khai không ?
Bọn ma vương cộng sản Hanoi giờ đã làm mafia thống trị toàn bộ Hanoi rồi. Chung cũng chỉ là 1 mắc xích thôi. Nhìn chúng ngồi ngang nhiên “ăn” nước sạch của dân Hanoi mà ngán ngẩm !
Sáng sớm con vịt cái VTV đưa ông Nguyễn đức Chung lên để cải chính “không có chuyện lợi ích nhóm “nước Đuống”
Ông tổ bà cố chúng nó chỉ cần mở mồm “không có chuyện” là yên đảng yên dân, cán bộ trắng án.
“Có chăng chỉ là lợi ích cá nhân mà thôi!” mà cá nhân này sặc mùi …đảng cướp.
Tất cả các dự án trên thế giới đều phải đi vay, kể cả vay 100% cũng chẳng vấn đề gì.
Lai suat tg la bao nhieu và vn là bao nhieu? Nhan lai giùm voi các vi lanh dao, làm on nam vung các dinh che tài chính truoc khi nói, còn không thi dung phát bieu.