Trần Long Ẩn – Con sâu đo trên cành lá mục

Trần Trung Đạo

15-11-2019

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn. Ảnh: internet

Sài gòn trước 30-4-1975 có một phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”. Những nhạc phẩm của phong trào này được viết bởi những nhạc sĩ trẻ có lòng yêu nước rất ngây ngô, khờ dại.

Trong giảng đường đại học, trong sân trụ sở Tổng hội Sinh viên ở số 4 Duy Tân Sài Gòn, dọc hành lang cư xá sinh viên Minh Mạng, tiếng hát của ước mơ “hòa bình thống nhất độc lập tự do” vang lên. Phần lớn không biết chiếc bánh “hòa bình thống nhất độc lập tự do” sẽ là màu gì hay tròn méo ra sao.

Bên cạnh các nhạc sĩ có căn bản nhạc lý vững vàng như La Hữu Vang với “Tổ quốc ơi ta đã nghe” cũng có những người đang tập kẻ những khung nhạc lần đầu như Trần Long Ẩn với “Người mẹ Bàn Cờ”.

Họ không biết hay chỉ biết một cách mù mờ các hoạt động của họ nằm trong chủ trương của Thành ủy Sài Gòn Gia Định thuộc đảng Nhân Dân Cách Mạng, tên gọi cho bộ phận miền Nam của đảng Lao Động Việt Nam tức đảng CSVN.

Hàng trăm trí thức miền Nam, những giáo sư, luật sư, bác sĩ, kỹ sư từ các trường Tây trường Mỹ về, những bậc thầy, bậc cha chú họ mà còn bị cộng sản xỏ mũi dễ dàng nói chi là những cô cậu sinh viên trẻ tuổi vừa mới nện gót giày lên hành lang đại học.

Dù khôn hay dại, ngày 30 tháng 4 năm 1975 cũng là ngày đánh dấu sự chia tay giữa đảng cộng sản và các thành phần mà đảng đã một thời liên minh, thỏa hiệp và lợi dụng.

Những nhạc phẩm trong phong trào và cả tác giả của chúng không còn cần thiết nữa. Mối quan hệ giữa hai bên nếu còn được duy trì cũng chỉ là quan hệ giữa cai trị và phục tùng, giữa chủ và tớ chứ không còn tương kính dù chỉ là đóng kịch như thời còn ở trong rừng.

Chính vì lẽ đó, ngay sau 30 tháng 4, 1975, để xác định vai trò lãnh đạo của đảng, những bài hát mới với những câu đầy đe dọa như “Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù…”, “Đập tan mọi xích xiềng…” the thé vang lên không chỉ trên đài phát thanh mà còn đến tận các hang cùng ngõ hẻm, trong lúc những “Người mẹ bàn cờ”, “Dậy mà đi”, “Tổ quốc ơi ta đã nghe” bị loại bỏ ra khỏi các sinh hoạt văn nghệ.

Sau 30 tháng 4 năm 1975 đảng đã công khai lộ diện nên không cần phải che giấu dưới các khẩu hiệu yêu nước chung chung đầy lừa gạt nữa.

Thậm chí, những lời nhạc viết trong phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” như “Người người tìm nhau trong bác ái tin yêu đời , chung xây nước Việt đẹp tươi” trong “Không ai ngăn nổi lời ca” của La Hữu Vang còn được xem là phản động vì đi ngược với chủ trương và đường lối đảng.

Thái độ và chọn lựa của những khuôn mặt trong trào sinh viên nói chung, trong đó có giới văn nghệ, bị đảng lợi dụng trước 30-4-1975 ra sao?

Một số thấy ra những chọn lựa đầy lầm lỡ thời trai trẻ của mình và đã dùng những lầm lỡ như bài học, như chiếc gương cho các thế hệ mai sau soi vào để qua đó mà nhận diện ra sự thật và chọn hướng đi đúng cho mình. Những năm theo sau, họ lợi dụng ánh sáng internet, đã dùng ngòi bút, dùng tiếng nói để phản biện một cách tích cực vào xã hội họ đang sống.

Một số im lặng rút về quê hay chết sớm. La Hữu Vang, tác giả “Tổ quốc ơi ta đã nghe” đã sống một cuộc sống đạm bạc với chức vụ coi sóc nhà văn hóa của huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định cho đến khi qua đời. Trong buổi phỏng vấn dành cho báo Bình Định cuối tháng 4 năm 2003, anh xác nhận, trước 1975: “Phần lớn những ca khúc mà chúng tôi viết chỉ nhằm vào việc kêu gọi lòng yêu nước”. Trương Quốc Khánh, tác giả của “Tự nguyện” cũng qua đời.

Nhưng có một số thấy hướng bay, chiều gió của ngọn cờ quyền lực, đã tự chôn sống đi con bướm vàng mơ ước tuổi hai mươi dù rất dại khờ để hóa thân làm sâu bọ, trong đó có Trần Long Ẩn.

Lòng tham danh vọng đã biến lương tri Trần Long Ẩn thành mù lòa.

Ông ta không biết cái đảng mà ông nịnh bợ đã và đang “tự diễn biến” như thế nào.

Ông không biết các cấp cai trị CSVN từ trung ương tới tỉnh huyện sống xa hoa và những người mang hình ảnh trong “Bà mẹ Bàn Cờ”, vẫn “tay gầy tóc bạc phơ” trong nghèo nàn và chịu đựng ra sao.

Mỗi khi có cơ hội, Trần Long Ẩn vẫn tuôn những câu nịnh hót đảng một cách trơ trẽn đọc lên ai có chút tự trọng đều không khỏi ngỡ ngàng: “Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược.”

Người viết nhờ ông Trần Long Ẩn làm một việc và việc này chắc hợp ý ông. Ông nên đề nghị ban tư tưởng trung ương đảng cấm tuyệt tất cả nhạc được viết dưới chế độ VNCH thử xem người dân miền Nam và cả miền Bắc sẽ phản ứng ra sao.

Không có âm nhạc VNCH và nhạc ảnh hưởng của âm nhạc VNCH, cái gọi là văn học nghệ thuật CS chỉ còn lại những “tiếng chày trên sóc bom bô”, “Tiếng đàn ta lư”, “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” nghe vô duyên và lạc lõng.

Nhạc CS chỉ còn được dùng hát nhái cho vui trong tiệc nhậu.

Nhắc chuyện nhạc nhái, chắc ông Trần Long Ẩn còn nhớ nhạc phẩm được hát nhái nhiều nhất sau 30 tháng 4 năm 1975 là nhạc phẩm “Tình đất đỏ miền đông” của chính ông với những câu đầy mỉa mai, nhưng cười ra nước mắt vì nói lên sự thật: “Tổ trưởng ơi, ăn khoai mì ớn quá, từ giải phóng vô đây ta ăn độn dài dài, từ giải phóng vô đây, ta ăn độn cầm hơi …” hay tương tự.

Trần Long Ẩn dành gần suốt cả đời người để phấn đấu đến chức Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ của một thành phố đủ thấy con đường tiến thân của tác giả “Tình đất đỏ miền đông” thật gian nan đến mức đáng thương và tội nghiệp.

Bốn mươi bốn năm nhưng con sâu Trần Long Ẩn vẫn tiếp tục đo mình trên chiếc lá công danh đang rã mục.

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. Nghe nói Trần long Ẩn có học ở đại học văn khoa ở miền nam trước đây mà sao ăn nói mất văn hóa, ngu quá. Hắn chỉ là một kẻ ăn cám của đảng rồi thủ dâm cho đảng.

  2. Để có chức vụ thì phải có tiền, quyền, hoặc bợ đỡ, nịnh hót…( tài năng thì hơi bị hiếm ! ) .
    Tiền ư , hơi bị khó, quyền ư, làm gì được ai, tài năng ư, mong manh quá. Chỉ còn lí do thứ 3 thôi.
    Làm quan đến chủ tịch hội gì gì đó…đã nói lên nhân cách của anh ta rồi.

  3. Lòng tham danh vọng đã biến lương tri Trần Long Ẩn thành mù lòa.
    Ông ta không biết cái đảng mà ông nịnh bợ đã và đang “tự diễn biến” như thế nào.
    Ông không biết các cấp cai trị CSVN từ trung ương tới tỉnh huyện sống xa hoa và những người mang hình ảnh trong “Bà mẹ Bàn Cờ”, vẫn “tay gầy tóc bạc phơ” trong nghèo nàn và chịu đựng ra sao.

    Ông này (cùng giuộc) sẽ tiếp nối (về cõi nát bàn) ông hòa thượng Thích Trí Quan (g) đây mà !!! – Tàu chìm chuột bọ lúc nhúc chuồn trước.
    Đọc thêm: Ôi Trần Long Ẩn
    http://dcvonline.net/2019/11/15/oi-tran-long-an/
    http://dcvonline.net/2019/11/14/giac-mo-lanh-tu/

  4. Bây giờ , chức vụ có được bằng tiền, bằng quyền , bằng bợ đỡ, nịnh hót…( hiếm khi bằng tài năng! ) . Nhưng nhạc sĩ làm đếch gì có tiền, có quyền, tài năng thì mong manh lắm nên chỉ bằng cách thứ ba thôi !
    Bợ được chức vụ ấy đã nói lên nhân cách ấy.

  5. Tên này được đảng + cho hưởng đặc quyển đặc lợi về vật chất hơn đại đa số
    dân thường thì tưởng mình là “con cưng” của đảng,do đó tỏ ra khệnh khạng
    hợm hĩnh,không còn có một chút nhân cách và đạo đức làm người tối thiểu !
    Cuồng CS.đến cùng cho dù CS.lộ rõ một băng đảng phản quốc như thế này
    mà không thức tỉnh thì không còn thuốc chữa,chỉ đợi chết trong nhục nhã và
    để lại ô danh đời đời cho con cháu minh !

  6. Chẳng có đứa nào dại ở đây cả . Đứa nào cũng lo “ăn cây nào, rào cây nấy” thôi. Và nhân cách của chúng sát ở vũng bùn cho nên chúng không nhận ra hành vi “rào cây” của chúng hoàn toàn vô tư cách.

    Văn học nghệ thuật miền Nam mang đầy tính nhân bản, với những nhạc sĩ, văn sĩ xuất sắc. Chỉ có hạng xu nịnh CS (kiếm tiền và ưu đãi vài thứ lặt vặt gì đó) nhưng không biết nhục như T L Ẩn mới dám phát biểu 1 câu đê hèn, ngu xuẩn như vậy.

    TL Ẩn chỉ là 1 trong nhiều nhạc sĩ đỏ mất hết nhân cách. Bên cạnh hắn còn có Trọng Đài, Hồng Đăng, … vốn viết nhiều nhạc tình nhưng không bỏ lỡ cơ hội kêu gào trung thành với đảng và thù ghét nghệ sĩ mien Nam.

  7. Trần long Ẩn đích thị là con BÒ MỘNG. Nhung xem ra hắn trung thành tẹt vời, không làm phiền bà con như cái đám nhan sĩ, trí thức bị bỏ rơi

  8. Tội nghiệp Trần Long Ẩn và Mai Quốc Liên !

    Trần Long Ẩn biết rằng – trong tương lai gần – cái tên nhạc sĩ Trần Long Ẩn và các “nhạc phẩm” của ông ta sẽ không còn ai biết đến, thậm chí ngay cả con cháu của ông ta cũng chỉ nghe, thuộc những bản nhạc với giai điệu quý như “vàng” của VNCH, và sẽ quên ngay những lời ca the thé, gào rú như muốn ăn tươi nuốt sống người nghe, hay những ca khúc ca ngợi “bác Mao cùng với bác Hồ”một cách lố bịch, tởm lợm Như:

    “Việt Nam Trung Hoa…núi liền, sông liền sông
    Chung một ý, chung một lòng
    chung một Biển Đông,
    chung màu cờ hồng thắng lợi
    Hồ Chí Minh Mao Trạch Đông..…..blah blah blah….”

    https://www.youtube.com/watch?v=ppJzXOIeEAY (tặng Trần Long Ẩn)

    https://www.youtube.com/watch?v=Nl7IkLPwFCs (tặng Mai Quốc Liên)

    Trần Long Ẩn – cái tên định mệnh – sao cha mẹ ông ta lại không đặt là Long Phi ( Phi Long – con rồng bay….lộn) hay Long Ngọc (ngọc long – con rồng ….ngọc) hay Long Hải (con rồng vẩy vùng ngoài biển)…v.v mà lại đặt tên là Long Ẩn, có nghĩa là con rồng ẩn, rúc trong hang, trong đầm lầy, trong bùn đất để rình mồi (rồng đất – con Komodo – chuyên ăn xác thú chết)?

    Long Ẩn – đúng là cái tên định mệnh của con Rồng Ẩn…… Komodo!

Comments are closed.