Sự bình đẳng của… “cá mập”

Mai Quốc Ấn

15-11-2019

Thử tính thô thu nhập từ nhà máy nước sông Đuống:

– Công xuất thiết kế 900.000m3/ngày, tính tỷ lệ đạt từ hao hụt thì còn 80%. Vậy khối lượng nước sẽ còn 720.000m3/ngày.

– Giá nước bán ra đã cam kết lấy tròn số là 10.000đồng/m3.

– Vậy doanh số mỗi ngày là 720.000m3 x 10.000 = 7.200.000.000đồng/ngày (bảy tỷ hai trăm triệu đồng). Vậy một năm doanh số sẽ là: 7.200.000.000 x 365 = 2.628.000.000.000 đồng/năm (hai nghìn sáu trăm hai mươi tám tỉ đồng)

Vốn đầu tư tổng 5.000.000.000.000đồng. Vay 4.000.0000.000.000đồng, lãi 10%/năm thì số lãi phải trả là 400.000.000.000đồng/năm (bốn trăm tỉ đồng). Lợi nhuận sau khi trừ lãi vay, thuế, chi phí quản lý vận hành ước tính chiếm khoản 30% doanh thu thì còn khoản 1.900.000.000.000đồng/năm (Một ngàn chín trăm tỉ đồng).

Nhà máy vận hành 2,5 năm thì lợi nhuận đủ thu hồi vốn và trả nợ vay. Sau đó thi nhà máy nước sông Đuống trở thành máy in tiền. Mỗi năm in được trên dưới 2.000.000.000.000 đồng nếu tối ưu hoá sản xuất.

Tóm lại hỏi là lợi nhuận như vậy sao nhà nước không làm mà giao quyền bán nước cho tư nhân? Rồi tư nhân Việt sao nắm dự án ngon dữ thần lại sang tay cho tư nhân Thái?

Lời bàn:

– Ngân hàng Vietinbank cho vay dự án này, dĩ nhiên họ sẽ có kiểm toán. Người duyệt cho vay sẽ nhìn hiệu quả kinh tế dự án.

– Các sở ban ngành liên quan cũng sẽ nhìn vào các cơ sở pháp lý của luật hiện hành để đưa ra mức giá 10.000đồng/m3.

Vậy thì lõi vấn đề nằm ở mức giá dự án 5.000 tỉ đồng có đúng hay không, nhất là phần chuyển giao công nghệ (licence).

“Nỗi khổ” nhất của người điều khiển dòng tiền chính là hợp thức hoá các khoản chuyển. Bà Liên “cá mập” (shark) cứ nói về việc mời kiểm toán nhà nước chứ tôi thấy nên mời cơ quan An ninh kinh tế mới đúng.

Trong vòng vây tưởng chừng xà quần của tiền thì cứ cái lõi sâu nhất của việc hợp thức hoá chính là hoá đơn và uỷ nhiệm chi. “Ngửa bài” ra thì 2.000 tỉ đồng tiền từ Thái chắc chắn không phải kiếm lời chút đỉnh.

Chỉ có đám đông và những người phải mua nước sinh hoạt mới thực sự “làm từ thiện” thôi. Bằng tiền nước và cả sự ngu xuẩn lẫn đớn hèn của bản thân.

Mọi con cá đều bình đẳng, chỉ có “cá mập” bình đẳng hơn. Nhưng so ra thì người “huấn luyện cá mập” mới bình đẳng nhất!

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. “lợi nhuận như vậy sao nhà nước không làm mà giao quyền bán nước cho tư nhân?”

    Đọc câu này của con ma nhà báo xã hội chủ nghĩa, chợt nhớ tới ngày xưa . Hồi mới “cởi trói”, có 1 số người tiên phong mở ra làm ăn, & họ khá thành công, gia đình tớ là 1. Ngửi thấy mùi tiền, cán bộ nhảy ngay vào . Gia đình tớ & 1 số khác làm ăn cần nhập 1 số linh kiện từ Thái qua, thường thì đã có giấy tờ đầy đủ, hải quan chỉ giam đồ nửa ngày đủ cho thời gian xét nghiệm là thả . Bước đầu tiên “nhà nước làm” là làm khó dễ ở khâu hải quan . Hàng nằm tại chỗ ít nhất 2 ngày . Lịch sản xuất coi nhưng down the toilet. May, 1 số món hàng không thuộc thực phẩm . Gặp phải hàng cần chế biến ngay coi như chết đứng . Kế đó họ ngỏ ý muốn cho 1 cán bộ thuế vô, lý do là “cho tiện việc sổ sách”. Không cho không được . Kết quả là giá thành phẩm tăng . Lúc này có cán bộ khôn hơn, thấy làm những việc này có lợi bèn mở ra làm ăn cóp bi 100% 3 doors down, nhưng không phải “nuôi báo cô” anh chàng cán bộ thuế & mọi thứ phí, thuế, hải quan … đều được ưu đãi . Heck, đồ nhà tớ bị ách lại ở hải quan 2 ngày sau chui tọt vào nhà cán bộ, serial number đúng như receipts bên Thái gửi qua . Rút cuộc chịu hết nổi nhà tớ bán sạch sẽ cái xưởng cho cán bộ, và kết luận sống ở Việt Nam với mấy khứa này hổng nổi .

    Câu trên của Mai Quốc Ấn chính là cái tư di dẫn tới quyết định hết sống nổi với mấy ông này của gia đình tớ .

    Câu hỏi nho nhỏ, với lợi nhuận như vậy, con ma nhà báo xhcn có bao giờ thắc mắc “tư nhân” ở đây có quan hệ gì với “nhà nước”? you be surprised. Oh, nhà báo xhcn, vượt qua giới hạn cho phép sẽ trở thành con ma theo nghĩa đen lun .

    “Mọi con cá đều bình đẳng, chỉ có “cá mập” bình đẳng hơn. Nhưng so ra thì người “huấn luyện cá mập” mới bình đẳng nhất!”

    Nope. Cá mập ở VN không tự nhiên mà có . Nhưng không ai giám đụng tới cái primordial soup tạo ra nó . Một số có vẻ vì tin vào công lý .

Comments are closed.