Chút gợi nhớ của một người chứng, sau sự ra đi của một nhà tu hành

Lê Nguyễn

11-11-2019

Hình ảnh ông Thích Trí Quang trên bìa báo Time, năm 1966. Ảnh: Time

Những ngày qua, khi Thượng tọa Thích Trí Quang qua đời, mình không muốn nghĩ lại, nhớ lại một quãng đời tuổi trẻ đã qua, vào những tháng ngày sau 1.11.1963, khi nhiều tướng lãnh miền Nam thực thi kế hoạch của chính phủ Mỹ, lật đổ, thậm chí sát hại hai anh em nhà lãnh đạo Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu.

Nhưng rồi có một số bạn trẻ liên lạc, bày tỏ ý muốn biết một vài chi tiết về những gì liên quan đến thầy Trí Quang và Phật giáo miền Nam những năm sau sự sụp đổ của nền Đệ nhất Cộng hòa. Thôi thì xin ghi lại chút hồi ức và cảm nghĩ linh tinh vậy.

Những ngày sôi động vào giữa năm 1963, các cuộc biểu tình của Phật tử nổ ra khắp nơi, đặc biệt là Phật tử Huế, sau sự kiện chính quyền Thừa Thiên – Huế chỉ cho phép treo Phật kỳ tại các chùa, mà không cho treo ở khắp các ngả đường trong dịp Phật đản 1963, như đã từng cho phép làm thế trong các mùa Phật đản trước. Cái sảy nảy cái ung, chính quyền Thừa Thiên – Huế hành xử thiếu kiên nhẫn, súng nổ và sự kiện “đàn áp Phật giáo” được sớm sủa loan truyền trên khắp cả nước.

Trong những ngày tháng đó, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tỏ rõ một thiện chí hòa giải, không hề có chủ trương đàn áp triệt để đối với các cuộc biểu tình của sinh viên học sinh và Phật tử các nơi. Đích thân ông Ngô Đình Diệm tiếp Ủy ban Liên tôn (giáo) tại dinh Độc lập để xoa dịu tình hình.

Điều may mắn cho phong trào Phật giáo – và cũng là rủi ro của chính quyền Ngô Đình Diệm – là lúc bấy giờ họ có được người bạn đồng hành là tòa Bạch ốc ở Washington, với chủ trương lật đổ hai anh em họ Ngô, khi mà lập trường cứng rắn của Phủ Tổng thống VNCH không cho người Mỹ can thiệp mạnh hơn vào miền Nam đã khiến cho những người lãnh đạo Mỹ cảm thấy bẽ mặt và tức tối.

Cuộc “cách mạng” ngày 1.11.1963 là “thành quả” của chính quyền Washington, với công cụ là một số tướng lãnh Việt Nam, song đã sớm sủa được các nhà lãnh đạo phong trào Phật giáo lúc đó xem như có công lớn của chính họ. Họ được cử người tham gia vào chánh phủ do “Hội đồng Quân nhân cách mạng” của tướng Dương Văn Minh lập nên, với Phật tử Trần Quang Thuận là đại diện khối Phật giáo giữ chức vụ Bộ trưởng Xã hội (sau một thời gian không lâu, ông Thuận từ chức và bị gọi nhập ngũ trường võ bị Thủ Đức).

Vào những ngày tháng đó, nhiều nhà lãnh đạo Phật giáo không che giấu được tham vọng dựa vào “thành quả” lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm để chi phối đời sống chính trị lúc bấy giờ. Những người ủng hộ họ cho rằng họ là những kẻ “dấn thân”, còn những ai bi quan về thời cuộc thì cho rằng tham vọng chính trị đã lái họ đi xa con đường dành cho những bậc tu hành chân chính.

Họ chia ra làm hai phái: Phái Việt Nam Quốc Tự, đứng đầu là Thượng tọa Thích Tâm Châu, và phái Ấn Quang, đứng đầu là Thượng tọa Thích Trí Quang. Căn cứ vào những biểu hiện trên chính trường lúc bấy giờ, nhiều người cho rằng có sự kình chống ngấm ngầm giữa hai phái và sự chống đối chính quyền của phái này, dù cho được khoác dưới danh nghĩa hay ho như tranh đấu chống độc tài, chống Mỹ, vv và vv, cũng ẩn chứa ít nhiều điều mà họ cho rằng chính quyền đã dành sự “ưu ái” cho phái kia.

Vào những ngày tháng ấy, trong con mắt của một gã sinh viên tuổi trẻ bồng bột và có đôi chút cực đoan, nhiều bậc tu hành đã hành xử như những con rối trên vũ đài chính trị.

Phái Ấn Quang lúc ấy hoạt động mạnh ở Huế, vốn có “truyền thống tranh đấu” trong dịp Phật đản 1963, với cơ sở là chùa Từ Đàm, và với sự đồng hành của các tổ chức gọi là “Lực lượng cứu nguy dân tộc” và “Hội đồng nhân dân cứu quốc” do một số nhân sĩ, nhà giáo đại học thành lập, gồm Lê Tuyên, Tôn Thất Hanh, Cao Huy Thuần, Nguyễn Hữu Trí…, có cơ quan ngôn luận là tờ tuần báo Lập Trường, tờ báo duy nhất trong lịch sử báo chí miền Nam được bán tại Sài Gòn với giá chợ đen, từ 7đ giá bìa, được công chúng tìm mua với giá 12đ! Người viết bài này cũng từng là nạn nhân của cái chợ đen báo chí đó.

Song song với những cuộc đảo chánh, chỉnh lý liên miên của đám tướng tá xôi thịt vào những năm 1963-1965 tại Sài Gòn, hoạt động “tranh đấu chống độc tài” của Thượng tọa Trí Quang cũng trở nên đình đám, cho đến một ngày, tờ tuần báo Time lừng danh của nước Mỹ hào phóng phong cho ông cái mỹ danh “người làm rung chuyển nước Mỹ”!

Không lâu sau khi quân lực miền Nam giành lại chính quyền từ tay Thủ tướng dân sự Phan Huy Quát (19.6.1965), Thượng tọa Trí Quang bắt đầu làm “rung chuyển” Sài Gòn bằng một cuộc tuyệt thực kéo dài mấy tháng liền. Địa điểm tuyệt thực là khu vực cây xanh trên đường Lê Duẩn ngày nay, trước dinh Độc Lập. Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (như Tổng thống) Nguyễn Văn Thiệu và Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (Thủ tướng) Nguyễn Cao Kỳ lúc bấy giờ đã tỏ rõ một bản lĩnh chính trị khi để cho cuộc tuyệt thực kéo dài tùy thích mà không hề có một phản ứng đáng tiếc nào. Bức ảnh mà nhiều người nhìn thấy trên mạng mấy ngày nay về cuộc tiếp xúc “vui vẻ” giữa Đại tá Nguyễn Ngọc Loan và thầy Trí Quang – theo tôi nhớ là trong cuộc tuyệt thực kéo dài đó – đã nói lên cách hành xử mềm dẻo và khôn ngoan của ông Thiệu và ông Kỳ.

Đáng nói nhất trong cuộc tranh đấu của những người Phật giáo tại Sài Gòn là “phong trào” đưa bàn thờ Phật xuống đường vào những tháng giữa năm 1966. Thôi thì bàn thờ được lôi ào ào ra đường, cản trở giao thông và gây rất nhiều ách tắc cho cuộc sống của người dân lúc bấy giờ! Với con mắt của một chứng nhân vào thời kỳ này, tôi đặc biệt khâm phục cái đầu lạnh và sự khôn ngoan của chính quyền Thiệu-Kỳ. Họ không ngăn cản, không đàn áp, cứ để cái hành động lạ lẫm đó kéo dài và ngày càng rơi dần vào cái nhìn ghẻ lạnh của công chúng, cuối cùng xẹp xuống hẳn! Không hiểu người dân Huế lúc ấy suy nghĩ ra sao về sự kiện đó, chứ đối với người dân Sài Gòn vào những tháng giữa năm 1966, hành động đưa bàn thờ Phật xuống đường là một thất bại nặng nề, vì sớm bị công chúng coi là trò quấy rối không hơn không kém.

Công chúng ghẻ lạnh với phong trào này một phần vì hậu quả nó gây ra: có lúc tình hình quá căng, có dấu hiệu lợi dụng của phía CS, lệnh giới nghiêm được ban ra từ 9g tối (tháng 6.1966), hàng quán vốn được mở cửa suốt đêm bị mất doanh thu, những người buôn bán dọc lề đường dẹp gánh, có người gửi thư mời đám cưới tại nhà hàng lúc 7g tối phải tất tả chạy đến từng nhà xin lui lại 5g chiều, lúc đó làm gì có điện thoại để bốc lên gọi nhau!

Ngẫm lại những gì xảy ra trong thời kỳ hỗn mang đó, cảm nghĩ sâu nặng đọng lại trong tôi là khi những nhà tu hành dành cuộc đời phía trước của mình cho những tham vọng chính trị thì họ đã phản bội lại các điều giới răn tham, sân, si dành cho những người đã cạo đầu, hiến cả cuộc đời cho Phật pháp. Người ta nói nhiều đến việc họ tự nguyện hay bị lợi dụng trong cuộc chiến hai miền Nam-Bắc, điều đó xin nhường lại cho các nhà nghiên cứu thời sự, bài này chỉ là sự điểm xuyết một vài chi tiết có thật, hi vọng góp chút nào vào việc nghiên cứu, đánh giá một thời kỳ lịch sử mà cái giả và cái thật, cái xấu và cái tốt đan xen nhau, và cho đến nay, nhiều sự kiện vẫn còn nằm trong vòng giả thuyết.

Những gì nhắc lại hôm nay đúng hay sai, hay hay dở, xin tùy ở cách nhìn của mỗi người, và xin không hoan nghênh bất cứ một cuộc tranh luận nào, cũng như bất cứ một ý kiến cực đoan nào đối với người đã khuất ở đây.

Bình Luận từ Facebook

14 BÌNH LUẬN

  1. Có những tên đem luận điệu ngu xuẩn ra nhằm bắt người khác phải “tôn trọng” những “kẻ lớn tuổi”bất cứ ai đáng tuổi ông, bà, cụ, kỵ mình” và nói như thật “giáo dục có vấn đề”.

    Xin lỗi, tôi được giáo dục về các đại từ nhân xưng, và không phải từ sự giáo dục xờ hờ cờ nờ của bọn vẹm, là những lúc nào thì dùng “thằng/đứa/con” và lúc nào thì dùng “ông/bà/bác”.
    Tôi được giáo dục là không thể gọi một kẻ hiếp dâm là “ông hiếp dâm” hoặc “bác hiếp dâm” chỉ vì nó lớn tuổi như “ông, bà, cụ, kỵ mình. Mà chỉ luôn luôn là “thằng” hoặc “đứa” hiếp dâm mà thôi.

    Tương tự, những thằng chó đẻ đã làm ra cái chế độ chó đẻ loài vẹm, đẩy cả triệu đồng bào tôi vào chổ chết, tan nhà nát cửa, chịu biết bao nhiêu đau khổ thì chỉ có bọn chó đẻ, trâu sanh mọi rợ mà thôi.

    Ngẫm lại, tôi được giáo dục nếu là Việt gian thì chỉ có “thằng” Việt gian chứ không bao giờ có “bác” Việt gian hay “cụ” Việt gian. Chỉ có “thằng khốn nạn” bán nước chứ không có “ông” bán nước hay “ngài” bán nước chỉ vì nó “đáng tuổi ông, bà, cụ, kỵ mình”.

    Có những thứ nhận được nền giáo dục tiên tiến của “loài người tiến bộ” thì sẽ có suy nghĩ ngược lại. Nhưng không sao, tôi công nhận “quyền tự do ngu dốt” của họ.

    Miễn là họ đừng phát tán hoặc tuyên truyền ngu dốt cho người khác.

  2. Nguyễn Hữu Thái kết luận TT Thích Trí Quang là nhà tu yêu nước. Có thể ông là một nhà tu yêu nước VN xã hội chủ nghĩa theo đường lối CS thì đúng hơn. Sau 44 năm sống dưới chế độ nhà nước CS, ông sống tĩnh tâm , thiền tịch (và mãn nguyện…) ở chế độ mới, người ta đánh giá thế nào về quá khứ chính trị của ông trước năm 75. Tất cả những ai theo ông và chính ông vẫn còn thiếu nợ với người dân VN và lịch sử về sự im lặng hoặc vẫn còn bào chữa với nhau về lòng yêu nước của mình. Hoặc chính họ là cánh tay nối dài của CS, hoặc họ là những người chưa đủ trí tuệ để nhận thức và đánh giá việc làm trước kia của họ khi đánh phá miền nam tự do và dân chủ.

  3. Để hiểu rõ vấn đề này hơn,thiết tưởng chúng ta nên đọc bản dịch
    bài báo “When the US.government tried to fight Communism with
    Buddhism” của Joe Freeman đăng trên tạp chí Politico (Dịch theo
    nội dung : CIA đã dùng Phật giáo chống cộng ở Đông Nam Á được
    đăng trên Luật Khoa ngày 12/9/2017) .
    Chính vì thế cho nên Mỹ đã dùng Phật giáo đấu tranh của TTQ.để
    lật đổ TT.NĐD.hầu…chống cộng chỉ vì Mỹ không hề biết gì cả mối
    liên hệ giữa CS.và Phật giáo thời chống Pháp.Thích Trí Độ,thầy của
    TTQ.là một quan chức trong Mât Trận Tổ Quốc của VC.

  4. Tôi thấy Lê Nguyễn hơi cao ngạo khi tự cho mình là nhân chứng. Những gì LN viết là thông tin đại chúng mà ai theo dõi tình hình thời đó đều biết. LN hoàn toàn không có bất cứ một thông tin gì gọi là “nhân chứng” cả. Tôi cho rằng khi viết “hi vọng góp chút nào vào việc nghiên cứu, đánh giá một thời kỳ lịch sử mà cái giả và cái thật, cái xấu và cái tốt đan xen nhau …” LN hơi lộng ngôn đó nghen!

    1.

    Nhân chứng khả tín có lẽ là Hòa thượng Thích Tâm Châu, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo. Tưởng cần nhắc lại rằng thời đó, Phật giáo bị chia thành 2 nhánh gần như đối lập nhau: Viện Hóa Đạo và Phật Giáo Ấn Quang (tức “Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt”). Trong một bạch thư, HT Thích Tâm Châu viết:

    “Nhóm Lập Trường ở Huế ra đời… TT Trí Quang cùng nhóm tranh đấu tại Huế, kêu gọi Phật Tử đem bàn thờ ra đường, để ngăn cản bước tiến của quân đội chính phủ, cho các cán bộ CS nằm vùng trà trộn tẩu thoát… Tại Đà Nẵng cũng như một số nơi khác, ngoài việc đem Phật ra đường, còn ghìm súng nấp sau tượng Phật bắn ra, khi quân đội tiến vào kiểm soát chùa. Đem Phật ra đường rồi, TT Trí Quang vào tòa Hành Chánh tỉnh Thừa Thiên tuyệt thực.”

    Cần ghi chú ở đây: Nhóm Lập Trường ở Huế là do Cao Huy Thuần cầm đầu. Cao Huy Thuần mới viết một bài ca ngợi Thích Trí Quang khi ông qua đời.

    Viết về sự tranh chấp giữa hai bên Viện Hóa Đạo và Ấn Quang, HT Thích Tâm Châu viết trong bạch thư:

    “Đùng một cái, một hôm vào khoảng 7 giờ tối, một số tăng tại chùa Ấn Quang, được sự hộ trợ của các dân biểu thân Ấn Quang có súng như Kiều Mộng Thu v.v. đột nhập vào VNQT bắt TT Viện trưởng VHĐ Thích Thiện Tường cùng với rất đông chư tăng, đem về nhốt tại chùa Ấn Quang. Ngày hôm sau Nha Tuyên Úy Phật Giáo can thiệp, mời các vị Ấn Quang ra khỏi VNQT… Vẫn chưa yên. Lại một hôm khác, vào chập tối, phe Ấn Quang lại đem người, đem khí giới, tái chiếm VNQT một lần nữa. Lần này họ bắt hết tăng chúng, lấy hết đồ đạc, nhiều máy may của VNQT, và đốt cháy một dãy nhà phía tay trái Quốc Tự.

    Sự việc rõ ràng như thanh thiên bạch nhật, mà nhóm tranh đấu của Ấn Quang, được sự hộ trợ ngầm của CS nằm vùng, lải nhải vu khống cho VNQT chia rẽ giáo hội, Thích Tâm Châu phá hoại và lũng đoạn GHPGVNTH. Thực như câu phương ngôn của VN thường nói: ‘Vừa đánh trống vừa ăn cướp, vừa ăn cướp vừa la làng’. Cậy đông lấy thịt đè người, mặc sức vu khống, thao túng không coi nhân quả ra chi cả!

    Cho đến nỗi những vị tăng không biết chút gì về việc tranh đấu, việc xây dựng giáo hội, cũng như các vị tăng ni, Phật tử ở xa, hay sau này, cũng a dua, hùa theo sự tuyên truyền nhồi sọ của nhóm tranh đấu Ấn Quang và CS nằm vùng trong suốt hơn 30 năm nay… Về vấn đề này, chính HT Thích Huyền Quang cũng thường nhắc đi nhắc lại: ”CS từng tuyên bố: Phật Giáo Ấn Quang hai lần có công với Cách Mạng“… Khi quân CS từ rừng về Sài Gòn đã có gần 500 tăng ni của phe tranh đấu Ấn Quang ra chào đón.”

    Điều đáng chú ý là HT Thích Tâm Châu cho biết:

    “Ngày 19.5.75, phe tranh đấu Ấn Quang đã tổ chức sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Ấn Quang.”

    2.

    Một nhân chứng khác là tướng Nguyễn Hữu Có, từng là phụ tá Đại tướng Dương Văn Minh trong ngày ngày tháng 4/1975. Tướng Có kể lại mối giao hữu giữa tướng Minh (ông gọi là “Minh Cồ”) và TT Trí Quang như sau:

    “Ngày 29.4.75, là ngày tôi vất vả nhất. Đi đâu Minh Cồ cũng đem tôi theo, nhất là họp hội bên Ấn Quang. Lệnh thầy (Trí Quang) bảo đến lúc nào là đi lúc đó. Tội nghiệp cho Minh Cồ làm tổng thống nhưng lại giữ nhiệm vụ kẻ thừa hành, giống như một đại đội trưởng nhận lệnh miệng của tiểu đoàn trưởng thôị Nhiều lúc tôi tự nghĩ Minh Cồ làm tổng thống hay Thích Trí Quang đây … Tôi nhớ có một lần họp tại Ấn Quang do Thích Trí Quang chủ tọa cùng một vài thầy chùa khác, tôi không biết mặt và tên. Phía bên này có Minh Cồ, ông Mẫu, Lý Chánh Trung. Tôi ngồi sau lưng Minh Cồ. Thích Trí Quang nhìn tôi với cặp mắt nhỏ, sâu, đầy nham hiểm, lườm một cái để chuyển sang hướng khác. Mình cũng biết chứ, ‘thầy’ có ưa gì mình đâu vì vụ bàn thờ Phật xuống đường 1966 và vụ biến động lớn miền Trung đâu có thể xóa đi trong đầu óc Trí Quang với ba tên ‘Thiệu – Kỳ – Có’. Rõ ràng với tôi, Trí Quang không bao giờ ưa và tôi nghĩ rằng nếu ‘thầy’ có dịp là trả thù.

    Ngày lịch sử trong đời làm chánh trị của Minh Cồ không phải là ngày nhận chức tổng thống mà chính là ngày 29.4.75, vì ngày này từ 8 giờ sáng đến 12 giờ khuya Minh Cồ và tôi phải đến ‘HOÀNG CUNG ẤN QUANG’ 5 lần và lần nào cũng với nội dung là ‘THẦY’ cũng hứa hẹn một cách chắc chắn không thể sai lệch là sắp xong. Bên kia chậm lắm là tối 29.4.75 hay sáng 30.4.75 sẽ bàn thảo việc thành lập Chánh Phủ Liên Hiệp …

    Sở dĩ đêm 29.4.75 có chuyện tôi đi đến Ấn Quang cũng là vì lời hứa miệng của Thích Trí Quang này. Sau lúc 2 giờ sáng, chúng tôi phải rời Ấn Quang về dinh Độc Lập chờ ý ‘thầy’. Mệt mỏi thật, Minh Cồ ngồi nơi bàn tổng thống bên cạnh một dàn điện thoại, trong đó có một cái đặc biệt nhất dễ nhận ra là cái dành riêng cho ‘thầy’. […]

    Chúng tôi mỗi người một chỗ ngồi nghỉ hoặc ngả lưng trên sofa chờ tin tức (phái đoàn bên kia tới để họp bàn). Rõ ràng lời ‘thầy’ vừa mới nói: ‘Tổng thống cũng như quí ngài đây yên chí, tôi đã cho người liên lạc được với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và họ đã gặp riêng tôi nói chắc rằng đã lập xong phái đoàn đang trên đường đến đây, vì bí mật nên không cho biết giờ tiếp đón. Quý ngài cứ yên tâm về nghỉ và khi họ đến là tôi điện thoại ngay…’

    Ra về, tôi thấy nét mặt của Minh Cồ còn hy vọng nhiều, ông Mẫu thì thinh thinh ít nóịLý Chánh Trung đến giờ phút ấy vẫn hớn hở, riêng cá nhân tôi thấy tình hình ồn ào lộn xộn tại nội thành Sài Gòn đã đến lúc phải nổ tung và không thể tránh khỏi…

    4 giờ 30 sáng 30.4.75, Minh Cồ sốt ruột không thể chờ thêm được nữa phải nhắc điện thoại lên xin gặp ‘thầy’ trong khi tiếng đì đùng của loại súng AK nghe càng rõ mồn một. Minh Cồ càng quýnh hơn: ‘Thưa thầy, tôi tổng thống Dương Văn Minh, muốn biết ý kiến thầy, sao chờ đến giờ này không thấy gì hết? Anh em chúng tôi đang có mặt hết tại đây, tình hình hiện tại quá lộn xộn, xin thầy quyết định thế nào chớ, tôi thấy hoàn toàn bí lối, có lẽ nguy khốn hơn, chớ không thể nói gì với bên kia được…’

    Tiếng Thích Trí Quang rè rè trong điện thoại: ‘Thưa tổng thống, cũng như tổng thống là tôi vẫn chờ đến giờ này và theo tôi nghĩ có lẽ với tình thế hiện tại, trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắc nhịp cầu của thế cờ chánh trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là tổng thống, hơn nữa là một đại tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của đại tướng, chứ giải pháp chánh trị của tôi coi như chấm dứt, và nếu từ giờ phút này nếu có chuyện gì xảy đến thì mọi trách nhiệm đều do tổng thống, à quên đại tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lãnh vực này đại tướng rất rành giỏi hơn tôi. Xin chào tổng thống … ‘. Minh Cồ chỉ trả lời gọn một câu: ‘Thầy giết tôi rồi!’ và cúp máy. Lúc đó là 5 giờ kém 15 sáng 30.4.75”

    3.

    Về TT Thích Trí Quang:

    Có thể nói TT Thích Trí Quang xuất thân từ một gia đình … ‘cách mạng’. Ai cũng biết ông tên thật là Phạm Văn Bồng. Khi quy y với Hòa thượng Phổ Minh ở Đồng Hới, ông được cải tên là Phạm Quang. Ba người em là Phạm Minh, Phạm Chánh, Phạm Đại. Quang – Minh – Chánh – Đại. Phạm Minh (tức Thích Trí Quang sau này) từng tham gia Việt Minh và có thời làm việc cho Ủy Ban Hành Chánh Xã. Hai người em của ông là Phạm Chánh và Phạm Đại thì đi bộ đội. Trong cuốn “The Lost Revolution”, Robert Shaplen cho biết vào năm 1964 (sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chánh) Phạm Minh từng cải trang làm tăng sĩ Phật Giáo đi với một cán bộ của MTGPMN lén vào chùa Từ Đàm thăm anh mình là TT Thích Trí Quang.

    Với bao nhiêu thông tin đó, tôi nghĩ bạn đọc có thể đi đến kết luận cho riêng mình về thân thế và vai trò của TT Trí Quang trong cuộc chiến vừa qua. Muốn hay không thì ông là một nhân vật lịch sử. Trong cuộc chiến vừa qua, ông đóng vai trò không nhỏ làm suy sụp chế độ Ngô Đình Diệm, và góp phần làm bất ổn chế độ VNCH.

    Nhưng sau 1975 ông giữ im lặng. Và nay ông đã qua đời. Chết là hết, và hãy để cho ông thanh thản chuyển nghiệp. Chỉ có những kẻ kền kền ăn theo làm như khách quan để tìm cách tuyên truyền khuynh đảo sự thật theo đúng bài của cộng sản là đáng lên án.

  5. Nhiều nhân chứng thời xưa đã viết lại những gì mình thấy được theo quan điểm của mình. Rất bổ ích cho những người muốn tìm hiểu.
    Đây là chuyện Lịch Sử.
    Chúng ta cần loại bỏ ý kiến những kẻ hậu sinh, lại đầy thành kiến chính trị. Thậm chí, họ phê phán rất hỗn láo với bất cứ ai đáng tuổi ông, bà, cụ, kỵ mình. Có lẽ, giáo dục có vấn đề, nhưng không thuộc đề tài đang bàn.

    Mong rằng các nhà Sử Học vào cuộc.

    • Nhà sử học như Lê Văn Lang và cử nhân sử như Dương Trung Quốc được sống dưới chế độ “XHCN yêu viết” thì “mũ nỉ che tai” có biết gì đâu!

  6. Mặc kệ tác giả. Bài đã đăng lên một diễn đàn có mục Bình luận thì ta cứ bình luận. Dĩ nhiên, với tầm nhìn bây giờ xét ngược lại chuyện đã qua với nhân quả được thể hiện, kẻ đi sau khó tránh đưa ra những phê phán có phần trịch thượng (nhưng cần thiết).

    Trích: “Ngẫm lại những gì xảy ra trong thời kỳ hỗn mang đó, cảm nghĩ sâu nặng đọng lại trong tôi là khi những nhà tu hành dành cuộc đời phía trước của mình cho những tham vọng chính trị thì họ đã phản bội lại các điều giới răn tham, sân, si dành cho những người đã cạo đầu, hiến cả cuộc đời cho Phật pháp.”

    Đồng ý với tác giả về căn bản, nhưng tôi không nghĩ các nhà tu Phật giáo thời 60 đã chạy theo những tham vọng chính trị, mà thật ra có hai cạm bẫy họ không tránh khỏi. Thứ nhất là họ không tự chủ để tránh gánh vác những vai trò này nọ. Kết quả là một vài người đã nhận lãnh những vai trò có thể ảnh hưởng đến thời cuộc. Thứ hai là không có nhà tu nào có tầm nhìn và sự phân tích đối với thời cuộc thế giới, nhưng vẫn tự cho mình đúng khi tìm kiếm “hòa bình” bất kể phe nào phải thua. Các nhà tu không chịu trách nhiệm gì hết, bất kể thể chế đến cùng với nền “hòa bình” tồi tệ đến đâu. Bài học của các thế hệ người Việt ngày nay là đừng trao cho các nhà tu những vị thế lãnh đạo xã hội.

    Nếu vì sự xiển dương Phật giáo mà các nhà tu hành động để chống một chế độ trong quá khứ, có thể nói hiện tại họ đã thành công. Phật giáo (nhà nước) đang hoạt động thoải mái dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ bị đe dọa buộc phải ngồi ngang hàng với “Bác Hồ” vào một ngày đẹp trời nào đó mà thôi! Nhưng sự tràn lan của chùa chiền không có nghĩa là bá tánh hiểu đạo hay giới tăng lữ sống đạo nhiều hơn. Cứ nhìn hiện tượng chùa Ba Vàng mà nghiệm ra sẽ thấy. Như thế, xin hỏi một cách cụ thể nhưng ai muốn nghĩ sâu xa thêm thì nghĩ: Thời mạt pháp đến gần hơn khi Phật giáo bị hạn chế việc treo cờ hay khi được khuyến khích phát triển cùng với các chuyển động của xã hội thế tục?

  7. Lê Nguyễn sống ở Sài Gòn, đào tạo trong học viện quốc gia hành chính thì phải chống cộng cực đoan thôi! Những năm tháng trong cơn biến loạn miền Trung ông đâu có mặt ở đó và đâu chứng kiến những sự kiện xảy ra thì đừng mong là bài viết này khách quan! Kết luận vội vàng chỉ là “người mù sờ voi” thôi!

  8. Cho tớ cũng xin kiếu . Bài này hận thù Cộng sản quá, tớ không thích .

    Tại sao Đảng đã nghe theo lời nhà trí thức phản biện yêu Đảng Nguyễn Trung khép lại quá khứ & hòa giải được với Trung Cộng mà bài này lại không có 1 chút gì tinh thần hòa giải với đảng Cộng Sản ở Việt Nam ?

    Thía lày thì có lẽ ta sẽ hòa hợp dân tộc với đồng chí xã hội chủ nghĩa anh em trước khi hòa giải được với bọn việt kiều chống Cộng cực đoan . Thử hỏi trong nước có (còn) ai chống Cộng không ? Hầu như không còn một ai nhá . Đúng, chỉ có 1 thiểu số cực kỳ nhỏ thì đã bị mọi người lên án .

    Tại sao bọn việt kiều chống Cộng cực đoan không thấy con đường cực đoan của mình không bao giờ đem lại cái gì tốt đẹp cho Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa ? Tại sao họ không ủng hộ những tiếng nói phản biện yêu Đảng của trí thức nhân sĩ, không ủng hộ những việc làm mang tính tuyên truyền cho Đảng của các tổ chức xã hội dân sự ? Tại sao cứ phải chống lại Đảng Cộng Sản ở Việt Nam như vậy chứ ? Có được cái gì không ? Tại sao không ủng hộ ý tưởng 2 đảng sáp nhập của tỷ phú Hoàng Kiều, không ủng hộ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của thiếu tá Hồ Quang của Trung Cẩu, tức là Bác Hồ kính yêu của chúng ta ?

    Hãy nhìn lại mình đi, bọn chống Cộng cực đoan kia .

    • “Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa” la cai gi vay ? To quoc VN thi co chu lam quai gi co cai “Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa” .
      CSVN hoa giai voi TQ thi co ( lam chu hau thi dung hon…) CSVN co cho nghia trang quan doi cua VNCH duoc tu bo khong ? nguoi chet con van bi han thu noi lam chi voi nguoi song, neu ban sinh de o mien Nam truoc 1975 ban bi keu di linh cung nhu nhung nguoi mien Bac truoc 1975 bi keu di “nghia vu quan su” thi co gi khac nhau? Ban co song o mien Nam truoc nam 1975? hay chi biet ve mien Nam truoc day qua su tuyen truyen cua CS? neu chua song thi lam sao ban biet duoc nhung gi CS noi la su that ? Toi da song va noi cho ban biet nhung gi CS tuyen truyen tren bao chi truyen hinh ve mien nam truoc 1975 co den 80% la doi tra….Luc truoc goi nhung nguoi VN vuot bien la “phan dong” , sau khi khoi CS Dong Au va Lien XO CS sup do…thi doi lai goi la Viet Kieu,,khuc ruot ngan dam ….toi la nguoi VN, khong dong y voi chu truong CS, khong co nghia la phan dong hay phan quoc gi het…khi nao toi tham nhung, ban nuoc, dan ap nhan dan, khong cho tu do ngon luan…thi moi goi la phan dong, phan quoc duoc nhe.

  9. Cho tôi xin kiếu.
    Đã hận thù thì tôi không dám đọc nửa câu, nửa chữ.
    Khỏi mất thì giờ.

  10. Tôi đồng ý với câu kết bài viết của LN,xin góp thêm 1 thông tin : bs Du ( ông trùm thẩm mỹ , hiện còn sống ở Cần thơ) có nói với tôi là việc Thích Quảng Đức tự thiêu là do khi bốc thăm trúng .Tôi có nói liệu có khả năng các thăm đều TỰ THIÊU và người bốc thăm đầu tiên phải bị thiêu hay không? Bs Du nói điều đó ông không biết.Ai có thông tin gì về vụ tổ chức bốc thăm này không?

  11. Ô hô ai tai.
    Lê Nguyễn ko hoan nghênh các cuộc tranh luận? No problem.
    Tôi ko muốn tranh luận, tôi chỉ muốn nói ý kiến của mình. Vì k muốn tranh luận theo ý của Lê Nguyễn nên các anh độc giả k tranh luận với tôi nhá.
    Tôi ko nói về ông Thầy chùa đã chết. Đơn giản thôi tôi chả biết gì về ông ta cả. Sư sãi ăn thịt chó thì có cả đàn, nếu như ông sư này có dính vào đi thì chỉ nói một mình ông ta cũng ko công bằng nên dẹp luôn, bỏ qua cho nó lành.
    Tôi chỉ có ý kiến cực đoan về Lê Nguyễn. Viết ra đăng báo, nhưng ko cho bàn tán. Thế nào mà các phần bình luận dưới các tờ báo trong nước Việt Nam hiện tại có mà như ko. Cứ bình, ấn nút gửi rồi mất hút.
    À giờ thấy câu kết của Lê Nguyễn mình suy ra: họ cũng ko hoan nghênh độc giả bình luận. Nhưng tại sao ?

    Thấy mơ hồ ko rõ lắm nhưng hiểu thế này :

    TAO VIẾT, TAO NÓI THÌ MÀY CHỈ ĐƯỢC QUYỀN XEM THÔI.

    Trong nước: bình lựng, còng đầu
    Ngoài nước: bình lựng, vô học, vô văn hóa.

    Có khác nhau ko ? Có, một cái dùng võ chế tài. Một cái dùng văn khống chế.
    Có giống nhau ko? Cũng có, úm ba la xì bùa.

    Nghề chơi cũng lắm công phu, càng nghiên cứu càng thấy lắm trò

Comments are closed.