8-11-2019
Sáng 7/11, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đã khiến dư luận dậy sóng với phát biểu chất vấn Bộ Trưởng Bộ Công Thương: “Vừa qua, dư luận phản ánh việc tỷ phú Thái Lan đã mua đến 34% cổ phần của Nhà máy nước sạch Sông Đuống, Hà Nội.
Trước tình hình cung cấp nước sạch ở Hà Nội như vừa qua, tôi khẩn thiết đề nghị Bộ trưởng, Thủ tướng xem xét lại không nên thoái vốn hoặc Nhà nước phải nắm cổ phần chi phối tại các đơn vị này…”.
Theo ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, nước sạch là vấn đề an ninh quan trọng còn hơn cả an ninh lương thực. Song gần đây, có tình trạng thoái vốn đến 100% ở các công ty cung cấp nước sạch, gây nhiều lo lắng, nguy cơ về an ninh nguồn nước.
Tình trạng thoái vốn đến 100% ở các công ty cung cấp nước sạch, hay việc người Thái vào mua được tới 34% cổ phần của Nhà máy nước sạch Sông Đuống – nơi cung cấp nước cho thủ đô Hà Nội, hoàn toàn là một nguy cơ đáng kể đe dọa tới an ninh nguồn nước, an ninh quốc gia.
Có nhiều nguồn cơn dẫn tới mối nguy trên, một trong số đó là việc có doanh nghiệp dễ dàng được duyệt dự án, vốn vay, thậm chí có được hợp đồng mua bán (giá mua có lợi) trước khi sản xuất ra sản phẩm chính thức.
Hai ngày qua, trên mạng xã hội có phát tán những tài liệu được cho là tài liệu chào bán cổ phần của Công ty Sông Đuống.
Nếu tài liệu là thật. Xin nhấn mạnh nếu là thật, thì đây là một dẫn chứng báo động về mức độ nguy hại của tư bản thân hữu.
A. Dấu hiệu cấu kết: Tài liệu phơi bày dấu hiệu cấu kết giữa lãnh đạo Sông Đuống với chính quyền bằng khả năng “thu xếp giá” (nguyên văn “pricing arrangement”), và liệt kê “quan hệ mạnh mẽ” (robust relationship) như một lợi thế cạnh tranh.
B. Dấu hiệu thao túng chính sách: Tài liệu cho thấy quy hoạch nước và địa bàn phân phối nước có thể bị thao túng và sau đó sẽ chuyển hóa thành lợi nhuận, tiền mặt.
Báo Sạch xin được lược dịch vài dòng:
1. Nhà máy Sông Đuống là nhà cung cấp nước lớn duy nhất cho hai khu vực phát triển của thành phố với nhiều cơ hội tăng trưởng cũng như quyền đàm phán giá rất tốt.
Nhà máy Sông Đuống là nhà máy nước mặt lớn duy nhất hoạt động cung cấp nước cho khu vực Đông Bắc và Nam Hà Nội, và có cơ hội lấn sang những khu vực phụ cận.
Dự án có vị thế đàm phán giá rất tốt nhờ sự biến đổi thuận lợi của thị trường, đồng thời việc dàn xếp giá cả với các công ty phân phối thuộc nhà nước sở hữu đã được UBND TP. Hà Nội chuẩn thuận, gần như gấp đôi so với giá nước của đối thủ cạnh tranh…
2. Rào cản tham gia thị trường rất cao, rủi ro cạnh tranh thấp trong tương lai rất rõ ràng.
Để xây dựng một nhà máy nước cần rất nhiều thủ tục giấy tờ, ở nhiều cơ quan khác nhau, thường là mất 3 đến 5 năm mới hoàn tất. Nhờ có đường ống dài 61km cùng với các lợi thế kỹ thuật và các lợi thế khách so với cả nhà máy xử lý nước đối thủ, được trông đợi sẽ chiếm được thị phần ở các vùng phụ cận Hà Nội.
Các đối thủ cấp nước từ nguồn nước ngầm sẽ bị thu hẹp và đóng dần…
3. Quản trị chuyên nghiệp với nhiều kinh nghiệp cùng với quan hệ rất tốt với chính quyền địa phương…
Từ vụ bán cổ phần cho người Thái Lan, nếu các tài liệu khoe “quan hệ”, “khả năng thao túng chính sách” đầy rẫy trên mạng nếu là thật, cộng với vụ “Hà thành đầu độc”, thì công luận và dư luận hoàn toàn có quyền đặt nghi vấn về chủ đích của nhóm tội phạm, có liên quan tới vấn đề cạnh tranh thị trường, khu vực bán nước, gây hoang mang cho xã hội, thiệt hại nghiêm trọng cho người dân thủ đô.
Thế nên, nếu xuất hiện tư bản thân hữu trong lĩnh vực cấp nước sạch, sẽ là mối nguy khôn lường với an ninh nguồn nước, an ninh quốc gia.
“Sáng 7/11, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đã khiến dư luận dậy sóng với phát biểu chất vấn Bộ Trưởng Bộ Công Thương: “Vừa qua, dư luận phản ánh việc tỷ phú Thái Lan đã mua đến 34% cổ phần của Nhà máy nước sạch Sông Đuống, Hà Nội. Trước tình hình cung cấp nước sạch ở Hà Nội như vừa qua, tôi khẩn thiết đề nghị Bộ trưởng, Thủ tướng xem xét lại không nên thoái vốn hoặc Nhà nước phải nắm cổ phần chi phối tại các đơn vị này…””.
-Ta có cần kiểm tra tỷ phú Thái Lan là ng Thái gốc TQ hay là ng Thái dc TQ hổ trợ tài chính?
P/s: Ngày 8/8/2019, Công ty Cổ phần đại chúng điện và nước WHA (gọi tắt là WHA) – một doanh nghiệp Thái Lan – đã cho phép Công ty WHA Utilities and Power Public Company Limited mua 33.986.774 cổ phần, tương đương với 34% tổng số cổ phần của Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống. Mức giá thỏa thuận giữa hai bên là khoảng 61.000 đồng/cổ phiếu, tương đương số tiền đại diện Thái Lan phải chi ra là hơn 2.073 tỷ đồng cho thương vụ. Trên trang web chính thức của Công ty Công ty cổ phần Nước Aqua One (Nhà đầu tư ủy thác góp vốn) 58% cũng đã xác nhận việc danh sách cổ đông Công ty cổ phần Nước mặt Sông Đuống đã có sự xuất hiện của WHAUP (SG) 2DR PTE. LIMITED với 34% tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ.