6-11-2019
Theo tôi thấy TQ đã “đưa” cho VN nhiều “đường banh” tuyệt đẹp. VN có nhiều cơ hội “làm bàn” để gỡ huề trong cuộc chiến bất đối xứng về tranh chấp biển đảo với TQ. Từ đầu đến cuối trận, sắp hết giờ, VN bị TQ áp đảo, banh vô cả thúng rồi.
Vụ “đường lưỡi bò” xuất hiện trên các xe Volkswagen nhập vô VN là dịp may hãn hữu để VN “gỡ huề”, bằng cách “quốc tế hóa” phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) 12-7-2016.
Nội dung phán quyết, phần quan trọng cho VN, Tòa phán rằng yêu sách “đường chín đoạn” của TQ không phù hợp với Luật Quốc tế về Biển (UNCLOS).
Khó khăn để áp dụng phán quyết, một mặt TQ từ đầu đã 1/ không tham gia phiên tòa, 2/ không nhìn nhận thẩm quyền của tòa, và dĩ nhiên sau đó 3/ không nhìn nhận giá trị nội dung phán quyết. Mặt khác, Phi, một bên trong vụ kiện, từ khi tổng thống Duterte lên thì có chủ trương “thương lượng riêng” với TQ (về tranh chấp biển Đông) chớ không muốn áp dụng phán quyết.
Vụ kiện giữa Phi và TQ, một bên thì kiên định lập trường 3 không, một bên thì không muốn phán quyết thi hành.
Vấn đề là vụ phân xử Phi-TQ của tòa PCA không phải là kiểu phân xử ai được ai thua. TQ từ đầu đã không nhìn nhận thẩm quyền của tòa, lý ra phiên tòa đã không được thành hình. Nhưng Phi kiện TQ theo “thủ tục bắt buộc”, với nội dung yêu cầu tòa “giải thích và cách áp dụng UNCLOS”, mà TQ cũng là thành viên của công ước LHQ về Luật Biển này.
Theo tôi, khi các quốc gia thành viên nhìn nhận rằng UNCLOS 1982 có giá trị như “hiến pháp trên đại dương” thì mỗi phán quyết liên quan đến việc “giải thích và cách áp dụng luật Biển” cũng là “luật” (dưới HP).
Vì vậy, ngay cả khi TQ tẩy chay, hay khi Phi không yêu cầu thi hành án, thì phán quyết vẫn có giá trị bắt buộc.
Vụ “đường lưỡi bò” xuất hiện trên xe nhập khẩu hay là trên các bản đồ, sản phẩm văn hóa… phổ biến ở VN. gần đây tôi đã đề cập nhiều lần.
Theo tôi, VN nhân vụ này kiện các hãng xe, trước Tòa án VN lẫn Tòa án quốc tế. Mục đích “quốc tế hóa” vụ “đường lưỡi bò” (mà không đụng chạm gì đến TQ).
Thiết kế bản đồ “đường chín đoạn” trên hệ thống định vị tìm đường của xe, chủ hãng xe vừa vi phạm luật VN, vừa phạm luật quốc tế.
Vấn đề là bên hải quan VN vừa bắt phạt tiền người nhập xe mà không thông qua một phiên tòa. Vụ bản đồ “đường chín đoạn” có trong thiết kế GPS của xe (nhập vô VN) không hề thuộc thẩm quyền phân xử của hải quan. Lý ra “viện giám sát” của VN phải nhìn thấy việc “phạm luật” của những người thiết kế chiếc xe để có biện pháp pháp lý cần thiết. Và cơ quan này cũng nhân đó kiện chủ hãng xe ra trước một tòa quốc tế vì phạm luật.
Tòa VN xử hãng xe phạm luật VN thì dễ dàng. Nhưng Tòa quốc tế xử thì vấn đề sẽ bước qua một lãnh vực khác. Đây là cơ hội hãn hữu để VN “quốc tế hóa” yêu sách “đường chín đoạn” của TQ (thêm lần nữa) mà không qua thủ tục pháp lý rườm ra đối đầu với TQ.
Hải quan VN lâu nay luôn vỗ ngực “tao là luật”, muốn xử phạt ai thế nào thì phạt. Hải quan luôn”bước qua đầu” cơ quan tư pháp, mục đích “kiếm tiền bỏ túi”. Vụ này hải quan đã khiến cho VN lần nữa “bể mặt”. Điển hình của xứ “luật rừng”.
“Nội dung phán quyết, phần quan trọng cho VN, Tòa phán rằng yêu sách “đường chín đoạn” của TQ không phù hợp với Luật Quốc tế về Biển (UNCLOS)”; “Phi kiện TQ theo “thủ tục bắt buộc”, với nội dung yêu cầu tòa “giải thích và cách áp dụng UNCLOS”, mà TQ cũng là thành viên của công ước LHQ về Luật Biển này. Theo tôi, khi các quốc gia thành viên nhìn nhận rằng UNCLOS 1982 có giá trị như “hiến pháp trên đại dương” thì mỗi phán quyết liên quan đến việc “giải thích và cách áp dụng luật Biển” cũng là “luật” (dưới HP). Vì vậy, ngay cả khi TQ tẩy chay, hay khi Phi không yêu cầu thi hành án, thì phán quyết vẫn có giá trị bắt buộc”.
-Bác Trương Nhân Tuấn đã có ý kiến rõ ràng về “đường chín đoạn” của TQ, nhưng với lãnh đạo CSVN do “Cách làm việc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách” nên từ lúc Trung Quốc gửi Công hàm trình bản đồ “Đường Chín Đoạn” lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào tháng 5 năm 2009 đến nay, lãnh đạo CSVN họp vẫn chưa ra rõ ý giải quyết: phản đối, bác bỏ hay đồng ý? Nguyên nhân là phải theo đúng qui trình như sau: Cá nhân tham mưu, đề xuất với tập thể cấp ủy cho ý kiến, tập thể trong cấp ủy họp bàn bạc nhằm phát huy dân chủ, tạo sự thống nhất cao trong cấp ủy rồi mới đi đến quyết định bằng NQ, nhưng do suy nghĩ “tư duy nhiệm kỳ” nên cấp ủy nhiệm kỳ này đẩy sang cấp ủy nhiệm kỳ sau giải quyết, nhằm né tránh trách nhiệm lịch sử và thế là sự việc cứ dây dưa kéo dài ko quyết dc.
Rất đúng! VN có nhiều cơ hội “gỡ bàn” với Tàu, nhưng CS không nắm lấy cơ hội, thì không phải là CS BỎ LỠ cơ hội. Mà là CSVN không dám làm mất lòng cấp trên.
Bác TN Tuấn không nên tiếc cho VN.
Haya, tôi cũng đã nghĩ như bác. Tiếc răng không thấy mấy bác luật sư nói gì