Cô Ba nước ngọt sụp hố chông

Huỳnh Long

3-11-2019

Ảnh: FB tác giả

Thời đó, người dân Cần Giờ xài nước ngọt được chở bằng xà lan từ nội thành ra, giá nước đến Cần Giờ là 27.600đồng/m3. Để ổn định giá cho người dân, mỗi năm TP HCM phải bù lỗ khoảng 50 tỉ đồng.

Năm 2005, UBND TP kêu gọi tư nhân chung tay với chính quyền cung cấp nước sạch cho huyện Cần Giờ nhằm giảm gánh nặng bù lỗ.

Theo lời kêu gọi trên và hiểu nỗi khổ thiếu nước sinh hoạt của dân Cần Giờ. Ca sĩ Đông Đào thuyết phục chồng (việt kiều Mỹ) về VN đầu tư nhà máy lọc nước lợ thành nước ngọt. Với thương hiệu của mình, chị Đông Đào sẽ dễ dàng thành công trong các lĩnh vực kinh doanh khác, tại sao chị lại chọn lĩnh vực đầy khó khăn này?

Chị kể: Thời còn trong đoàn ca nhạc của QK7 Chị thường về Cần Giờ để phục vụ bà con, bản thân chị và đoàn gặp rất nhiều khó khăn khi Cần Giờ thiếu nước sinh hoạt, không có nước tắm rửa, thậm chí không đủ nước để tẩy trang, thấy cảnh bà con phải đi vài km mới gánh được 1 đôi (40lit) nên Chị quyết tâm mang nước ngọt về, giảm sự cơ cực cho bà con và gánh nặng bù lỗ của TP HCM. Bà con Cần Giờ biết chị là người mang nước về cho bà con nên trìu mến đặt cho chị biệt danh: Cô Ba Nước Ngọt.

Dự án khởi công và được TP HCM cam kết các phương án để hoàn vốn như sau:

1/ 2007-2011 đáp ứng 5.000m3/ngày.

2/ 2012-2016: 10.000m3/ngày

3/ Từ 2017 trở đi: 20.000m3/ngày

Nhà máy lọc nước đã hoàn thành đúng tiến độ và sẽ cũng cấp nước ngọt cho bà con huyện đảo vào 2008 với giá 12.000đồng/m3 => tiết kiệm cho ngân sách TP 15.600đồng/m3.

Đầu năm 2010 sau khi TP có tiền, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) lập tức chi 822 tỉ đồng tiền ngân sách để lắp 42km đường ống từ nội thành ra Cần Giờ. Trong dự án này, kiểm toán nhà nước đã chỉ ra Sawaco đã quyết toán trùng nhiều hạng mục làm thất thoát gần 40 tỉ đồng.

Năm 2012 hoàn thành đường ống, TP tưng bừng làm lễ khánh thành cũng là lúc TP chính thức phá bỏ cam kết với Chị – đưa DN của Chị lên đoạn đầu đài, từ đó đến nay nhà máy lọc nước bị bỏ hoang, cơ sở vật chất và thiết bị xuống cấp trầm trọng. Nhà máy lọc nước lợ đầu tiên ở VN giờ như bãi tha ma.

Nhờ có nhà máy lọc nước, trong giai đoạn 1 Thành phố đã tiết kiệm được 250 tỉ đồng. Tính nhẩm ha:

– Dự án 822 tỉ đồng trừ 39 tỉ đồng nâng khống = 783 tỉ đồng.

– Ngân sách tiết kiệm được 250 tỉ đồng.

=> 783 tỷ đồng – 250 tỷ đồng = 533 tỉ đồng.

Bỏ ra 533 tỉ đồng, bọn lợi ích nhóm đã giết đối tác, trắng trợn phá bỏ những cam kết bằng giấy trắng mực đen, mặc cho DN kêu cứu khắp nơi, TP HCM vẫn chưa chịu thực hiện cam kết. Nguyễn Hữu Tín – người ký duyệt dự án 822 tỉ đồng đã vào tù, tuy nhiên trách nhiệm vẫn thuộc UBND TP HCM.

Việt Nam đã gia nhập nền kinh tế thế giới, Chính Phủ đang kêu gọi nước ngoài đầu tư, thì việc ăn cháo đá bát như vậy sẽ khiến nhà đầu tư không có niềm tin. Trải thảm để đón nhà đầu tư xây dựng đất nước nhưng dưới thảm là cái hố đầy chông thì DN nào dám mạo hiểm.

Bọn lợi ích nhóm cần phải bị nghiêm trị, nhưng không phải xử tù bọn chúng rồi xong, TP HCM cần phải khắc phục, phải sòng phẳng với DN, thực hiện đúng theo quyết định 141/2005/QĐ-UBND do Nguyễn Văn Đua ký ngày 11/8/2005 để lấy lại niềm tin của TP bậc nhất VN.

Đừng để TP HCM phải đối diện với vụ kiện tương tự như vụ Trịnh Vĩnh Bình.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. “Nhà máy lọc nước đã hoàn thành đúng tiến độ và sẽ cũng cấp nước ngọt cho bà con huyện đảo vào 2008 với giá 12.000đồng/m3 => tiết kiệm cho ngân sách TP 15.600đồng/m3.
    Đầu năm 2010 sau khi TP có tiền, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) lập tức chi 822 tỉ đồng tiền ngân sách để lắp 42km đường ống từ nội thành ra Cần Giờ. Trong dự án này, kiểm toán nhà nước đã chỉ ra Sawaco đã quyết toán trùng nhiều hạng mục làm thất thoát gần 40 tỉ đồng.
    Năm 2012 hoàn thành đường ống, TP tưng bừng làm lễ khánh thành cũng là lúc TP chính thức phá bỏ cam kết với Chị – đưa DN của Chị lên đoạn đầu đài, từ đó đến nay nhà máy lọc nước bị bỏ hoang, cơ sở vật chất và thiết bị xuống cấp trầm trọng. Nhà máy lọc nước lợ đầu tiên ở VN giờ như bãi tha ma”.
    -TP HCM cam kết phương án hoàn vốn gồm 03 giai đoạn nhưng thực hiện xong cam kết giai đoạn 1 từ 2007-2011 là năm 2012 dứt tình luôn với Nhà đầu tư. 01 minh chứng cho bản chất “dối trá” của CS. Hãy “để TP HCM phải đối diện với vụ kiện tương tự như vụ Trịnh Vĩnh Bình” là PA khả thi & tốt nhất hiện nay.

Comments are closed.