1-11-2019
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, tôi và biết bao thế hệ học sinh đã phải học và viết những bài văn bài sử có một nội dung cần ghi nhớ là đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
Giờ thì chỉ còn 2 tháng nữa là đến mốc 2020 nhưng kết quả ra sao mọi người tự biết. Thật là một thực tế bẽ bàng.
Muốn đạt được kết quả đó, hay mọi chính sách khác, đòi hỏi tầng lớp cán bộ phải ngày đêm trằn trọc suy tính thao thức cho công việc. Còn cán bộ hiện nay thì sao? Người ta cũng toan tính nhưng là để làm dự án chi tiêu bòn rút ngân sách, kiếm chác trộm cắp cho bản thân và cánh hẩu.
Những câu chữ tưởng như vô hồn, như công nghiệp hiện đại, tăng trưởng GDP này nọ, nhưng nó có liên quan đến công ăn việc làm, đến cơ sở hạ tầng, đến sự đủ đầy bữa cơm gia đình hay mức độ tri thức mà con trẻ thu nhận được ở trường.
Vụ 39 người chết vì nhập cảnh trái phép, vụ tai nạn giao thông làm chết và thương vong 3 nữ công nhân tuổi đời mới đôi mươi ở Bắc giang, biết bao người cha mẹ buổi sáng đi làm mà tối ko trở về với gia đình do tai nạn, và biết bao vụ chém giết vì tài sản mâu thuẫn này khác, tất cả đó có nguyên nhân từ những chính sách phát triển thất bại.
Thể chế nhà nước cần được thiết lập và vận hành theo kiểu mới, khoa học và chuẩn chỉnh hơn, để sản phẩm và kết quả việc làm của hệ thống tạo ra đúng là cái nhân dân mong ước. Tam quyền phân lập, bầu cử ứng cử độc lập, báo chí xuất bản tự do, quyền lập hội, quyền biểu tình v.v… còn ngược lại, khi độc quyền một mình một chợ, muốn làm gì thì làm, chẳng ai làm gì được, nhưng rồi hiệu quả phát triển đất nước rồi sẽ ra sao, sự cẩu thả vô luân sẽ dẫn đến gì nào?
Cần phải có cơ chế thiết lập vận hành mới, để những người có năng lực, tu dưỡng rèn luyện và tâm huyết, mới được nắm giữ công quyền. Còn nếu ko thì nói chung đất nước cũng sẽ vẫn phát triển thôi nhưng lay lắt, bước tiến bước lùi, chuệnh choạng, mà tiến bộ phát triển ko bù đắp được những hệ lụy gây ra bởi sự ko phát triển kịp. Mà rồi bởi đó tương lai của nhiều thế hệ người VN sẽ sống và tiếp nhận môi trường xã hội đầy rủi ro bất trắc.
Đưa ra những dự báo rất huy hoàng trong… dài hạn. Thế là ru ngủ mọi người được khá lâu.
Nông dân (2019) đang chiếm tới 2/3 số dân, vậy mà nói công nghiệp hóa vào năm 2020 không thấy ngượng mồm.
Tôi xin phán một câu: Mỵ dân, dân túy nằm ngay trong bản chất của chủ nghĩa CS (mác-lê).
Nịnh nọt Công-Nông là lực lượng lãnh đạo và chủ lực của cách mạng XHCN, đề cao họ tới trời… Nay họ là đám người mạt kiếp.
Con mệ này thú tội roài:
“Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, nợ công, nợ xấu tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn; mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được“.
https://m.soha.vn/khong-dat-duoc-muc-tieu-tro-thanh-nuoc-co…
Chúng khất:
“Đến năm 2030: Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá”
http://dangcongsan.vn/…/den-nam-2030-viet-nam-hoan-thanh-mu…
Trích TBT Nông Đức Mạnh: “đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại.” (https://tuoitre.vn/viet-nam-tro-thanh-nuoc-cong-nghiep-nam-2020-135290.htm?fbclid=IwAR00NfSEStIwgwomJS5XT56TeeyF9bTwpgVTiQc6KYc3gWa5pOp2M1KKDIg)
Câu này không sai. Hiện nay công nhân VN đã ráp được những phôn thông minh hiện đại nhất thế giới cho hãng Samsung đó!
Thất bại, nguyên nhân chính là không hiểu,do vậy không biết phải làm gì, bắt đầu từ đâu…. Vn là nước nông nghiệp ,khoa học kĩ thuật không có gì, tiếp thu học thuật của phương tây không hết bài (hoặc là họ không dạy hết), hiểu sai về kiến thức và những cái sai đó được truyền bá mãi đến tận bây giờ,hậu quả là không làm được một cái gì và hiện tại vẫn đang loay hoay cải cách giáo dục mà còn chưa biết bằng cách nào. Những quan điểm :toán học là môn vua,dám nghĩ dám làm, đứng trước ngưỡng cửa của 4.0 …….cho thấy góc nhìn quá lệch lạc về công nghiệp
Không lẽ bệnh hoang tưởng chỉ xuất hiện trong nhân loại kể từ khi có chủ nghĩa Cộng Sản?