27-10-2019
Nếu bạn được chọn, bạn muốn đi quá giang máy bay của đại biểu quốc hội hay muốn nằm trong thùng xe tải đông lạnh?
Nếu được chọn, bạn muốn làm việc ở một công ty bình thường gần nhà, với thu nhập đủ để nuôi con và chi trả nhu cầu sống, hay muốn ký vào giấy cầm cố nhà cửa để có một chuyến đi “chui” vào Châu Âu đổi đời?
Nếu mọi thứ thật bình thường, bạn muốn sống gần để thỉnh thoảng ghé qua coi sóc cha mẹ, hay muốn vất vả học nghề chăm sóc người già và trở thành người chăm sóc tại gia cho những người già xa lạ ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Dubai?
Nếu được chọn…
Là cụm từ rất dễ dàng – mà những người đang ngồi bàn phím như tôi có thể chọn – vì chúng ta hoàn toàn không sinh ra ở vùng đất kiệt quệ tài nguyên, không nghề nghiệp và cuộc sống gói gọn trong vài giấc mơ con quá tủn mủn và quẩn quanh cho một kiếp người.
Ta được chọn. Không có nghĩa là tất cả mọi người đều được chọn. Ta được chọn. Không có nghĩa là mọi người hẳn là ngu lắm mới chọn khác điều bình thường dễ thấy.
Nếu bạn tìm hiểu kỹ hơn về hoàn cảnh và chọn lựa của những người vượt biên bằng phương thức chuyển lậu người, bạn sẽ biết rất nhiều người không hề được cầm 10.000 hay 30.000 USD trong tay để chọn làm việc khác (như mở cửa hàng, hay bán hàng online, hay vào Sài Gòn tìm việc). Số tiền đó thường có được như điều kiện vay đánh đổi để họ có thể đi, và làm việc rồi trừ dần vào khoản nợ mà “dịch vụ” đã thỏa thuận với họ trước đó.
Nghĩa là, họ không có tiền mặt để chọn điều dại dột như bạn tưởng.
Nghĩa là, nếu được chọn, con người sẽ chọn sống an toàn chứ không chọn chết đau thương. Là ta sẽ chọn quá giang đại biểu quốc hội trốn mất ở Hàn Quốc chứ không nằm trong thùng đông lạnh. Là chọn mưu sinh ở nơi có thể sống được thay vì phải bỏ đến nơi không toàn mạng.
Có thể bạn nghĩ “nghèo” là khái niệm phổ quát và mơ hồ: kiểu “Việt Nam mà, ai chả nghèo, có gì lạ đâu”. Nhưng nếu bạn từng chứng kiến cả nhà gia đình 4 người, trong đó có hai đứa trẻ, ăn cả ba bữa mỗi ngày, chỉ có 10.000đ dù đi làm thuê bạc mặt, và chẳng có cách nào để kiếm ra 20.000đ dù có muốn chăm chỉ hơn nữa, thì bạn sẽ hiểu “nghèo” có nhiều cấp độ, là đói đến cùng tận, là khổ sở không gì tưởng nổi, chứ không phải ý niệm chung chung “nghèo mà an toàn” như bạn vẫn nghe thấy trên TV.
Nếu được chọn, thì họ cũng chẳng có gì để chọn. (Tôi trộm nghĩ vậy).
Vì vậy, khi quan sát và dự phần vào những vấn đề như vụ người thiệt mạng trong xe tải đông lạnh vừa qua, tôi hi vọng bạn cũng sẽ nhìn vấn đề đó nhiều góc cạnh hơn là sự tàn nhẫn phổ biến mà ta thường nhanh nhảu chứng kiến ở những bình luận ác ý như vầy: “Với 30k Euro ở nhà mở cửa hàng chứ đi nước ngoài chi cho chết. Ham giàu sang mà chẳng biết Châu Âu có gì. Ai bảo ngu thì chịu chứ trách ai.”
Khi bạn quẳng ra đường một định kiến không nghĩ suy, bạn đang dự phần vào việc làm tủi nhục người có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh tương tự, tạo ra sự kỳ thị, khiến người liên quan không còn đủ can đảm bày tỏ về vấn đề họ gặp phải nữa – nhất là với những vấn đề ở quy mô lớn như di dân và tìm cách lao động ở nước ngoài.
“Ai bảo ngu thì chịu chứ trách ai.”
Kẻ nói câu này chắc chắn ngu hơn các nạn nhân.
Bài này hoàn toàn dư thừa . Tác giả assume là những người rời Việt Nam vì VN đã không còn 1 cơ hội nào đ/v 1 số người . Assumption đó sai lầm hoàn toàn .
Cho tiện, tớ chia dân Việt ra làm 2 loại; loại bình thường & loại người có những niềm tin, theo tớ, là “quái đản”; ví dụ công lý, 1 tương lai tươi sáng (vưỡn) dưới sự lãnh đạo của Đảng, “chân lý thiêng liêng” của Bác Hồ vv … vv … Những người bình thường thì tìm mọi cách để bỏ Việt Nam bất cứ họ ở tầng lớp nào trong xã hội . Có điều kiện thì dùng tiền, dùng quan hệ chính trị, dùng trí tuệ như visa du học, đi làm hay business … không có điều kiện thì tình trạng thảm thương hơn . Nói chung, mỗi người rời VN 1 kiểu tùy điều kiện & hoàn cảnh của mình . Tị nạn giáo dục, kinh tế … ngay cả bầu Đức, vợ con ổng đang sống ở Singapore. Và lý do thì (rất) nhiều, có thể 1 phần vì kinh tế, nhưng cũng có 1 phần không . Hay nói thẳng ra, có cả tỷ lý do để Việt Nam hiện giờ không phải là chỗ tốt cho bất cứ 1 điều gì . Lấy ví dụ gia đình tớ, ông già & 1 số bạn ổng quan niệm cuộc sống ở VN không cho phép làm người tử tế . Muốn sống được phải lưu manh hoặc ác hoặc cả 2, đó là tính đơn thuần về kinh tế . Nhưng cũng có những yếu tố khác như tri thức, khát vọng về “tử tế” ở nghĩa những tự do về trao đổi tư tưởng, không phải ngó trước ngó sau … Một yếu tố nữa là Cộng sản là Cộng sản là Cộng sản . Có thể trong thời gian này có 1 chút ít tự do về làm ăn . Mở ngoặc ở đây, môi trường kinh tế đã defaulted sẵn để có lợi cho 1 nhóm người riêng biệt không dựa trên khả năng . Có nghĩa good luck cho những “thành phần” không được favored, bất kể họ có giỏi tới đâu . Nhưng như tớ đã nói, its probably not gonna last long. “Định hướng xã hội chủ nghĩa”, hello, anyone? Có nghĩa cái “xã hội chủ nghĩa” đó có thể trở lại bất cứ lúc nào . Chính trị Việt Nam đã chứng minh, đôi khi chỉ vì 1 vị lãnh đạo đáng kính nào đó ra lệnh miệng là (quá) đủ .
Nếu ai đó còn 1 chút lòng tự trọng -của hiếm thời nay, so i dont expect much- thì đừng có viện dẫn lý do kinh tế . Vì nó không giải thích được visa 1 triệu đô đang ở trong tình trạng 5 year waiting list. Người giàu cũng đang tìm cách chuồn, và với tình trạng người Việt Nam có cả quốc tịch ở Malta, Costa Rica … người ta chỉ cần chạy ra khỏi Việt Nam, hay đúng hơn, khỏi mấy nước xã hội chủ nghĩa . Maya Dangelas là 1 ví dụ . Lý do kinh tế chỉ để cho những tên khốn nạn thiếu điều tru tréo “nhục quấc thể” thui .
Riêng tớ, heck, nếu được chọn, tớ không bao giờ chọn là người dân của bất cứ đất nước xã hội chủ nghĩa nào, chứ đừng nói là người Việt Nam . Yep, nếu được chọn Việt Nam is at the very bottom of my list. Nghĩ tới những gs Tương Lai, trí thức như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Phạm Toàn, Nguyễn Trung, Nguyễn Quang A … là “đồng bào” thuộc loại “đáng kính” của mình, rùi Mai Quốc Ấn … Brrrr, rùng cả mình!