Nỗi ám ảnh bị cung cấp nước bẩn…

Mạc Văn Trang

20-10-2019

Đồ họa của báo Giao Thông

Thú thực, từ trước đến nay tôi vẫn nghĩ việc cung cấp nước sạch cho người dân là tối quan trọng, chính quyền thành phố phải quản lý chặt chẽ lắm và cứ tin tưởng:

1. Nguồn nước dù là nước ngầm hay nước nổi, để đưa vào Nhà máy nước xử lý rồi cung cấp cho dân sử dụng, thì nguồn nước đó đều phải được quản lý an toàn (không thể để cho ô nhiễm hay kẻ xấu gây hại);

2. Quy trình xử lý nước của Nhà máy chắc là hiện đại, nghĩa là qua nhiều lớp lọc, loại bỏ các tạp chất độc hại và cuối cùng phải qua công đoạn kiểm nghiệm, đảm bảo các chỉ số an toàn, mới đưa vào hệ thống dẫn nước sạch cung cấp cho người tiêu dùng;

3. Nước bị nhiễm bẩn chỉ có thể xảy ra ở các đường ống dẫn nước bỉ rò rỉ, như mười mấy lần vỡ ống nước dẫn từ Sông Đà, nên nước có bị đục, bị bẩn một chút, đành cảm thông…

4. Người đứng đầu ngành quản lý cung cấp nước sạch cho dân phải có trách nhiệm rất cao, luôn nắm sát tình hình chất lượng nước và chứng minh cho người dân biết chất lượng nước để yên tâm.

Chẳng hạn năm 2017 tôi sang Ba Lan chơi, thấy trên Ti vi giới thiệu ông Giám đốc Nhà máy nước của Thành phố Warzawa tuyên bố cho dân biết, bắt đầu từ ngày này…, nước máy đảm bảo tinh khiết để có thể uống nước trực tiếp từ vòi nước. Thế là ông phải mở vòi, hứng ca nước và uống trước các nhà báo, để thông báo trên các phương tiện truyền thông cho dân biết. Nếu người dân phát hiện ông dối trá, lập tức sẽ bị tố cáo, mất chức thậm chí đi tù…

Nay sau vụ hàng triệu người dân Hà Nội, trong mấy ngày, bị cung cấp nước nhiễm dầu thải, đen sì, bốc mùi hôi khủng khiếp, và cơ quan chức năng điều tra, báo cáo, mới vỡ lẽ ra: 4 điều nêu trên chẳng có điều nào! Thật khủng khiếp. Nỗi sợ hãi bị cung cấp nước bẩn sẽ còn ám ảnh không biết đến bao giờ, vì:

1. Nguồn nước vào hồ Đồng Bái để đưa vào nhà máy nước Sông Đà là nguồn nước “tự nhiên” từ kênh, suối, mương nước, từ đủ các nguồn: nước mưa, nước sinh hoạt của dân thải ra, đầu nguồn có trại chăn nuôi lợn; trâu bò, vịt ngan tắm táp thoải mái trên kênh; rồi người ta đổ cả dầu phế thải ra suối để chảy vào hồ chứa… Một HỒ NƯỚC BẨN, KHÔNG ĐƯỢC QUẢN LÝ.

2. Quy trình xử lý nước của Nhà máy không loại được tạp chất, không hề có CÔNG ĐOẠN KIỂM NGHIỆM NƯỚC SẠCH trước khi đưa vào đường ống dẫn nước cung cấp cho người dân, nên mới cung cấp nước đen ngòm dầu nhớt…

3. Nước bẩn từ Hồ chứa, từ quá trình xử lý của nhà máy, chứ không chỉ bởi đường ống tồi.

4. Người đứng đầu ngành cung cấp nước sạch cho dân, QUẢN LÝ VÔ TRÁCH NHIỆM. Cung cấp nước sạch cho dân là việc tối hệ trọng lại giao cho một công ty TNHH thiếu năng lực. Khi xảy ra sự cố nước bẩn, thậm chí không xin lỗi dân mà còn lấp liếm. Không biết sau sự cố này, những người có trách nhiệm liên quan có bị cách chức hay lại chỉ “rút kinh nghiệm sâu sắc”, rồi lại vẫn thế?

Vì vậy NỖI ÁM ẢNH BỊ CUNG CẤP NƯỚC BẨN bao giờ mới hết!?

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Rõ rồi! Bất cứ lần nào comment, nghiemnv cũng phải đụng đến “trí thức”, “nhân sĩ” mới hả dạ.

    Ai chứ, bác Mạc văn Trang và những người tương tự như ông có lẽ kinh tởm cái danh hiệu này vô cùng. Do vậy, nếu ghét họ, cứ vu cho họ là nhân sĩ, trí thức xhcn.

    Nhưng vu cáo lại là nhân cách của bọn đê tiện, bọn CS.

    • Đừng ăn nói hồ đồ
      Đã khoác trên ng những danh giáo sư, tiến sĩ, minh triết, văn đoàn… không gọi trí thức, nhân sĩ thì gọi bằng cái gì.
      Vấn đề là đã tự cho mình như vậy mà chỉ ỏn ẻn thì thấy nghịch mắt

  2. Đồng điệu với bác Mạc, tôi rất quan ngại.. đến quan ngại sâu sắc.. ac ac
    Thủ đô ao tù nước đọng. Có con rùa mai mềm ăn xác thối, sống nơi bùn đất hôi thối… đc vinh danh thành Cụ
    Thủ đô trung tâm đầu não, nơi tụ họp đông đảo giới trí thứv, nhân sĩ, anh hùng các loại anh hùng, nơi có cái lăng to nhất thế giới, nơi bộ ct, tw đảng trụ trì, nơi công dân hangj 1 sinh sống..mà sao cứ như thành phố chết. Ra đường lỡ có nhổ nước miếng, thì văng nước miếng vào các bậc đáng kính cả, dẫu ko cố ý

  3. Trích: “Vì vậy NỖI ÁM ẢNH BỊ CUNG CẤP NƯỚC BẨN bao giờ mới hết!?”

    Chỉ khi nào chế độ dã man này chấm đứt thì “nỗi ám ảnh” này và nhiều nỗi ám ảnh khác mới hết.

  4. Việc gì kiếm được nhiều tiền thì nhiều kẻ lao vào làm bất kể Sinh mạng người dân,thậm chí kiếm tiền trên xác chết :
    – nhập ,bán thuốc giả; giữ xác trong bệnh viện…
    -tăng GIÁ bất kỳ thứ gì người dân băt buộc phải dùng( thông qua phí,thuế,dịch vụ độc quyền)
    – lập ra những Tổ chức để bắt người dân phải nộp tiền cho họ: trạm thu phí trên đường đi,lối vào thành phố,…
    => ai cũng phải dùng nước,vậy lập đơn vị cấp nước thì tha hồ kiếm tiền,kể cả thủ đoạn cạnh tranh dã man nhất- trong khi chất lượng nước thì không ai quan tâm tới! Có thể nói nước từ các hô chứa lẫn nước ngầm đều đã bị nhiễm độc tuy mức độ có khác nhau,nhưng xử lí thế nào để thành nước uống được thì chẳng ai nghĩ tới…

Comments are closed.