6-10-2019
Nhiều bạn hỏi tôi là bao giờ Đảng Cộng Sản Trung Quốc (tôi thường gọi là Trung Cộng để phân biệt với người dân Trung Quốc nói chung) sụp đổ.
Tôi thường làm các bạn ấy buồn khi nói rằng việc ấy hầu như không thể xẩy ra. Đấy là một chủ đề tôi rất quan tâm. Có lẽ tôi đã nghe chừng mấy chục cuộc hội thảo của các học giả về kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại ở nước ngoài bàn về vấn đề này. Sách viết về vấn đề này cũng nhiều không phải bây giờ mà từ năm 2002 trở lại đây.
Trước hết phải nói cho rõ để các bạn hiểu là tôi cũng mong chờ điều ấy biết bao, nhưng tôi khác các bạn là không chỉ mong chờ mà tôi còn tìm hiểu ráo riết về vấn đề ấy. Ta phải học để có nhận thức đúng đắn với thực tế, để không mơ hồ, để tìm con đường cải thiện thực tế.
Trung Quốc rất khó sụp đổ bởi những yếu tố sau:
1. Về kinh tế Trung Quốc không phải theo mô hình cộng sản nữa, nếu Trung Quốc mà cứng nhắc theo mô hình cộng sản cũ là kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì sự sụp đổ là chắc chắn. Giờ Trung Quốc cho phát triển kinh tế tư nhân, trong ấy những tập đoàn kinh tế của nhà nước có sự bảo hộ của nhà nước. Điều này có cái hay và cái dở riêng, để viết về điều này thì cần có một bài riêng.
2. Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là rất đáng kinh ngạc. Đưa mấy trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo, tầng lớp trung lưu tăng nhanh chóng. Các học giả luôn bàn về cái mốc khi nền kinh tế của Trung Quốc vượt qua Mỹ và những nhà lãnh đạo của Mỹ cũng sợ nhất điều này bởi nó đánh vào lòng kiêu hãnh của người Mỹ. Bản thân tôi cũng sợ nhất điều này. Thằng hàng xóm to xác bẩn tính mà những kẻ thân giặc ở xứ sở này thì đông vô kể, sự hèn nhát của dân Việt Nam cũng là phổ biến bởi sự thoái hoá về tinh thần nòi giống.
3. Các bạn nhìn cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và hy vọng, nhưng đã là cuộc chiến thì ai cũng bị đau, câu hỏi đặt ra là Mỹ chịu được đau đến thế nào để quyết knock out đối thủ. Bỏ dở giữa chừng thì không đi đến đâu mà quyết đấu thì cũng đau thấy mồ. Trong khi ấy nhiều kẻ sẽ “toạ sơn quan hổ đấu” đục nước béo cò mà vươn lên.
4. Lãnh đạo của Trung Quốc rất giỏi. Tôi ghét Tập Cận Bình bởi Trung Cộng đã và đang xâm lược nước ta nhưng sự thật vẫn là sự thật. Tập luôn đề cao giấc mơ Trung Hoa là bá chủ thế giới, Tập có ý tưởng táo bạo và to lớn là Một Vành Đai Một Con Đường, Tập khơi dậy được ý chí, lòng nhiệt tình trong mọi tầng lớp xã hội, từ người nông dân tới tầng lớp trung lưu giầu có ở Trung Quốc. Giới trẻ Trung Quốc rất tin tưởng vào lãnh đạo của họ. Điều này lãnh đạo Việt Nam không làm được. Họ không đủ trí tuệ và gương sáng về đạo đức để đốt lên ngọn lửa dân tộc.
Tập quyết liệt trong chống tham nhũng, năm sau số người bị bắt vì tham nhũng cao hơn năm trước. Theo tiến sỹ Elizabeth Economy thì trong năm 2017 số vụ bắt bớ vì tham nhũng là 500.000. Tôi không tin con số này, đã google mà chưa tìm ra, nhưng có thể là đúng. Lãnh đạo của Trung Quốc phải trải qua một quá trình sàng lọc nghiêm túc, họ trọng người tài chứ không theo kiểu tuyển chọn dựa trên thân hữu “đồng chí này là con đồng chí nào” như ở Việt Nam.
Viết người để ngẫm về ta, để nhắc các vị lãnh đạo Việt Nam rằng sự cải tổ mạnh mẽ về cách quản lý xã hội là cần thiết. Rồi đây thằng hàng xóm to xác kia sẽ còn lớn mạnh hơn nữa và sự bắt nạt của nó còn trâng tráo hơn nữa. Nó lớn mạnh không có nghĩa là ta phải uốn mình theo nó mà ta phải tìm mọi cách để đưa đất nước đi lên, để đủ sức tự vệ.
Hãy vứt bỏ những dạng cán bộ hay lãnh đạo chỉ biết hót những lời có cánh mà rỗng không về trí tuệ đi. Hãy trọng người tài, những người có trí tuệ xuất sắc, có lòng yêu nước cháy bỏng, mạnh mẽ về tính cách để có thể đưa đất nước thành một chủ thể mạnh mẽ có thể chống chọi lại kẻ thù quá to, quá nguy hiểm như Trung Quốc.
Còn các bạn đã đặt câu hỏi cho tôi. Tôi hy vọng biết bao là mình sai và Trung Cộng sẽ sụp đổ nhưng ta cần nhìn vào thực tế để hành động hợp lý. Hơn bao giờ hết, tôi thấy buồn bởi con người Việt Nam sau bao cuộc chiến đã trở thành một giống loài an phận, ích kỉ và khôn lỏi.
Lỗi này là bởi những người lãnh đạo, họ đã không đủ ánh sáng trí tuệ, lòng yêu nước cháy bỏng và tính cách mạnh mẽ để khiến cả trăm triệu con tim Việt cùng đập một nhịp, trái lại họ sợ sệt và hèn yếu, sợ cả những tiếng nói yêu nước của người dân, sợ ý kiến thẳng thắn. Tư tưởng của họ tù túng, nó thể hiện ở nền giáo dục giả tạo, đầy hình thức mà không khai phóng, cởi bỏ sức sáng tạo và ý chí của con người.
Tôi chịu học nhưng kiến thức có hạn, do vậy nếu có điều không đúng, các bạn có thể góp ý.
Trich: “Lỗi này là bởi những người lãnh đạo, họ đã không đủ ánh sáng trí tuệ, lòng yêu nước cháy bỏng và tính cách mạnh mẽ để khiến cả trăm triệu con tim Việt cùng đập một nhịp, trái lại họ sợ sệt và hèn yếu, sợ cả những tiếng nói yêu nước của người dân, sợ ý kiến thẳng thắn. Tư tưởng của họ tù túng, nó thể hiện ở nền giáo dục giả tạo, đầy hình thức mà không khai phóng, cởi bỏ sức sáng tạo và ý chí của con người.
Hơn bao giờ hết, tôi thấy buồn bởi con người Việt Nam sau bao cuộc chiến đã trở thành một giống loài an phận, ích kỉ và khôn lỏi.” ̣(ĐBC)
họ chỉ cần, và đã vô cùng thỏa mãn vì đã được “trung quốc giúp miền bắc” (ngôn ngữ của DBC), giết 4 triệu người Nam vừa dân vừa lính, (trong khi chỉ co khoảng 1 triệu lính hồ chí minh phải hy sinh) cắm cái cờ buá liềm lên Hòn Ngọc Viễn Đông, phục vụ giặc Tàu đem ách cai trị cộng sản VNDCCH tàn ác tay sai giặc Tàu vượt biên, từ hà nội đỏ vượt vĩ tuyến 17 áp đặt lên người Nam
Thế giới là hỗn mang nhưng lại vô cùng trật tự, đó là quy luật. Xã hội luôn tồn tại cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác, nhưng phần thắng khi kết thúc luôn dành cho cái tốt và cái thiện, đó cũng là quy luật.
Sự lớn mạnh và điêu tàn của một xã hội luôn có những chỉ dấu, thời gian với đời người là thăm thẳm nhưng là tích tắc của lịch sử.
Sự sai lầm do thiếu hiểu biết thì có thể sửa chữa, nhưng sự dối trá thì phải trả giá.
Kẻ dù mạnh nhưng luôn có điểm yếu, kẻ dù yếu nhưng vẫn có điểm mạnh. Mạnh yếu là so sánh nhất thời, vạn vật đổi thay, thế thời biến đổi.
Đó là quy luật.
Công nghệ sinh ra trên nền tảng của học thuật, ngoài làm ra vật chất, trải qua năm tháng ,tư duy này đã ăn sâu vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, làm nền tảng cho mọi suy nghĩ và hành động… và hiện tại người ta vẫn sử dụng nó để khám phá vũ trụ bao la… vậy tại sao không dùng nó để giải thích cho những vấn đề nêu trên như Trung quốc, Tập cận bình, người tài……….
Sáng kiến 1b1r không hiệu quả với rất nhiều nước, nhưng rất hiệu quả với 1 số nước, tuyệt vời nhất là hiệu quả nhất chính ở Việt Nam . Trần Đại Quang & Thủ tướng Fook nhà mềnh got hooked on it. Luật đặc khu chính là kết quả của 1b1r.
Đoàn Bảo Châu đúng khi nói rằng dân Trung Quốc “khá” tin vào lãnh đạo của họ . Ít nhất về phương diện quốc gia, lãnh đạo Trung Quốc xứng tầm, ngang hàng với Nhật, Mỹ & các cường quốc trên thế giới, ít nhất về thể diện quốc gia . Về điều này, giới đấu tranh Trung Quốc không thể đụng chạm đến . Lấy được Tây Tạng & 1 phần Mông Cổ boost uy tín của lãnh đạo Trung Quốc rất nhiều . Giới đấu tranh Trung Quốc đang lo ngại rằng nếu Trung Quốc lấy được Việt Nam … coi như mộng dân chủ cho Trung Quốc tan thành mây khói . Lãnh đạo nước mềnh nên take notes; nếu 2 đảng sáp nhập, đảng Cộng sản sẽ tồn tại đến muôn đời .
Những “chỉ tiêu” mà Tập Cận Bình đưa ra có thể sẽ không đạt được 1 phần lớn, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo Trung Quốc . Cứ đối chiếu từ giao chỉ nhà ta mà ra, từ trước tới giờ có đạt được cái chỉ tiêu nào về dân sinh đâu . Nhưng dân vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, trí thức vẫn rất “thiện chí” với Đảng .
Tuy vậy, dù không đạt được phần lớn, TQ cũng có thể tiệm cận các mục tiêu . Việc chi ra hàng tỷ đô cho 1b1r có nghĩa ngân sách của TQ rất lớn . BTW, 1 fact, TQ là chủ nợ của rất nhiều nước trên thế giới, to nhất là Mỹ . National debt của Mỹ cứ tăng, nhưng ai cho mượn ? Câu trả lời là Trung Quốc . Mỹ là 1 thứ 2 big 2 fail, kinh tế Mỹ mà xụp đổ, đồng đô xuống giá thì giá trị nợ cũng nose-dive. Thus, TQ không thể đòi nợ Mỹ được . But fact is fact, TQ là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, chiếm khoảng 45-55% tổng national debt.
Có nghĩa ngân sách chính phủ của TQ là limitless. Tiền nhiều có nghĩa chế độ sẽ sống (rất) dai . Có thể TQ không phải/thể là cường quốc số 1, nhưng Top Ten là chiện dễ như trở bàn tay, nếu không tính về môi trường & dân sinh .
Nói tóm lại, tất cả những dự đoán Trung Quốc sẽ xụp đổ có độ chính xác ngang với những dự đoán của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhà mềnh . Hiểu ngược lại thì độ chính xác rất đáng nể, giá chót cũng 90-99%.
-Bác Đoàn Bảo Châu viết: “Tập khơi dậy được ý chí, lòng nhiệt tình trong mọi tầng lớp xã hội, từ người nông dân tới tầng lớp trung lưu giầu có ở Trung Quốc. Giới trẻ Trung Quốc rất tin tưởng vào lãnh đạo của họ”. Như vậy, khi “Giới trẻ Trung Quốc rất tin tưởng vào lãnh đạo của họ” thì Đảng CSTQ vẫn còn sống thọ cho đến lúc “Giới trẻ Trung Quốc” trưởng thành rồi dần nhận ra đất nc TQ phải thuộc về dân TQ, ko phải bị độc chiếm phục vụ cho tư tưởng Đại Hán với “Giấc mộng Trung Hoa” của Đảng CSTQ độc tài (“Giấc mộng Trung Hoa” = “Giấc mộng Nam Kha”?), từ đó họ mất niềm tin “vào lãnh đạo của họ” và họ muốn có sự thay đổi dẫn đến “Trung Cộng sụp đổ”. Tập Hoàng đế sinh năm 1953 hiện 66 tuổi, so với Đặng Tiểu Bình 93 tuổi thì Tập Hoàng đế còn sống thêm ít nhất 30 năm nữa, chúng ta cứ yên tâm chờ đợi, có lo lắng cũng vừa thôi nhé.
-Tại Đại hội toàn quốc của đảng CSTQ lần thứ 19 vào tháng 10/2017, Tập Hoàng đế tuyên bố mục tiêu đưa TQ trở thành xã hội tương đối thịnh vượng vào năm 2020, sẽ gia nhập các quốc gia phát triển nhất vào năm 2035, đi đến vị thế cường quốc có tầm ảnh hưởng hàng đầu Thế giới vào năm 2050. Để đạt mục tiêu, Tập Hoàng đế có kế hoạch cụ thể: 1/Sáng kiến “Vành đai và Con đường” trị giá nhiều tỷ USD để xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng và thương mại toàn cầu với TQ (Được bắt đầu vào năm 2013 với tên gọi “Một vành đai, một con đường”). 2/”Made in China 2025“ với mục tiêu biến TQ thành một quốc gia sản xuất-công nghệ cao khổng lồ (tăng tỷ trọng sản phẩm nội địa của một số ngành công nghiệp trọng yếu trong đó có bao gồm CNTT, robot, dược phẩm,… lên 40% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025).
Ta thử hỏi, khi các tham vọng nêu trên của Tập Hoàng đế ko hoàn thành, có làm cho “Giới trẻ Trung Quốc” mất niềm tin “vào lãnh đạo của họ” và khi mất niềm tin là con đường dẫn đưa đến “Trung Cộng sụp đổ” rộng mở? (Chính phủ & nhân dân ko còn tin nhau thì khó đi chung với nhau cùng làm chuyện lớn, chuyện lâu dài; ko tin nhau thì 02 bên trong đầu chỉ nghĩ đến chuyện “đi tắt, đón đầu”, “Lấy ngắn nuôi dài”, “Thương trường là chiến trường”, “Tự cứu mình trước khi trời cứu”,….)
-Nc Mỹ đã leo lên cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thì ko nên leo xuống. Vì nếu TQ chỉ cần đạt dc hòa hoãn trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là Đảng CSTQ đã giành điểm son với dân TQ và đối với dân TQ thì hòa hoãn là 01 chiến thắng của Đảng CSTQ với Mỹ, càng khẳng định sự lãnh đạo của Đảng CSTQ là đúng đắn, dân TQ càng tin yêu Đảng hơn. Và từ đây, cũng chính là bắt đầu thời điểm Thế giới bước vào đại họa, do ko còn ai kìm cương dc Đảng CSTQ độc tài nữa. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài sẽ góp phần dập tắt tham vọng của Tập Hoàng đế vì khi đó:
1*Mục tiêu ”Made in China 2025“ ko đạt dc, do bị cản trở lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
2*Sáng kiến “Vành đai và Con đường” ko hiệu quả, do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung làm giảm nguồn cung USD cho các Dự án, khiến Dự án kéo dài thời gian ko có điểm dừng. Đồng thời, ng dân bản địa đứng lên phản đối các Dự án vì chúng chỉ mang lại các khoản nợ lớn, ng dân phải trả nợ bằng chủ quyền Quốc gia.
3*Tập Hoàng đế ko hút dc giọt dầu hay khí Biển Đông dù đầu tư khá nhiều vào Biển Đông, do Mỹ cấm vận các hãng công nghệ dầu khí phương Tây hợp tác với TQ trong khai thác. (Tập Hoàng đế ko hút dc dầu khí thì chiếm đóng thêm 01 số bãi cạn khác thay vào?).
4*Nền KT TQ đi xuống dần trong thời gian dài, do TQ buộc phải theo đuổi sau với Mỹ trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài, dẫn đến “Giới trẻ Trung Quốc” mất niềm tin “vào lãnh đạo của họ”.