Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Biết sai vẫn làm
Báo VietNamNet đưa tin: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông, vay vốn Trung Quốc, bị nhiều phụ thuộc. Thời ông Nguyễn Hồng Trường còn là Thứ trưởng Bộ GTVT, ông này đã nhiều lần hứa hẹn ngày dự án hoàn thành. Đến nay ông Trường đã nghỉ hưu, rồi bị kỷ luật vì một số vi phạm, thì “lời hứa hẹn vẫn chưa thành sự thực. Nhiều hạng mục dở dang, nằm phơi nắng phơi mưa, trong khi nợ vay Trung Quốc thì không phải chuyện đùa”.
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo: “Việc vay vốn của Trung Quốc trước mắt giải quyết được các vướng mắc về vốn đầu tư cho các dự án nhưng cũng gặp những ràng buộc, bất lợi cho phía Việt Nam. Đó là phải thực hiện chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện hơn 13,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 77% tổng mức đầu tư”.
Hậu quả của việc để TQ thao túng dự án này đã rõ: Đội vốn hơn 10.000 ngàn tỉ đồng, với chục lẫn lỗi hẹn, chẳng biết bao giờ mới bàn giao, trong khi phía Việt Nam vẫn phải trả nợ lãi suất hàng tháng. Đây là dự án tốn nhiều giấy mực, tiền của dân, kết quả là 1 đống rác nằm chình ình ngay giữa thủ đô “ngàn năm văn hiến”.
Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Nhiều sai phạm trong dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Một số sai phạm chính: Chỉ riêng hạng mục thiết bị và đoàn tàu của dự án đã được điều chỉnh tăng vốn khoảng 3.143 tỉ đồng; Bộ GTVT đã phê duyệt phụ lục hợp đồng EPC phần thiết bị với đơn giá 178,7 triệu Mỹ kim, cao hơn khoảng 8,3 triệu Mỹ kim so với giá trong hợp đồng EPC không đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Ai là người chịu trách nhiệm khi biết lỗ vẫn ‘làm’ dự án Cát Linh – Hà Đông? Vì sao biết lỗ vẫn làm? Bở vì có làm mới có ăn, có phần trăm, phết, phẩy bỏ túi, cho nên phải làm cho bằng được. Còn lỗ lã, nợ nần, đã có dân bỏ tiền ra trả, các quan sau khi hết nhiệm kỳ thì phủi tay, về vườn, để lại đống nợ cho dân còng lưng gánh.
Bài báo chỉ ra, Bộ GTVT là chủ đầu tư dự án, nhưng giai đoạn từ khi phê duyệt tới năm 2014, Bộ lại giao cho Cục Đường sắt VN làm chủ đầu tư, trong khi cơ quan này yếu kinh nghiệm chuyên môn, thiếu nhân lực. Bộ GTVT còn để Tổng thầu EPC Trung Quốc phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tư vấn giám sát phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công giai đoạn từ 28/10/2015 đến ngày 18/8/2016, đây là quyết định không phù hợp thẩm quyền.
Kiểm toán Nhà nước đề nghị kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến việc phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án từ khoảng 8.700 tỉ đồng lên 18.000 tỉ đồng (vượt 10.000 tỉ đồng), tại quyết định ngày 23/2/2016, khi chưa báo cáo Thủ tướng xem xét và xin chủ trương của Quốc hội, lúc này ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ GTVT.
Mời đọc thêm: Đường sắt nghìn tỉ Cát Linh – Hà Đông, biết không hiệu quả vẫn làm (TT). – Đường sắt nghìn tỉ Cát Linh – Hà Đông biết lỗ vẫn ‘cố’ làm (TN). – Nhiều sai phạm trong Dự án đường sắt nghìn tỷ Cát Linh – Hà Đông (NĐT). – Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Thêm những con số sốc (ĐV).
– Yêu cầu thu hồi những khoản “chi sai” tại Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (DT). – Bộ GTVT ra “tối hậu thư” yêu cầu tổng thầu cam kết mốc vận hành đường sắt Cát Linh-Hà Đông (DĐDN). – Bộ GTVT yêu cầu tổng thầu dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cam kết mốc vận hành (BNews).
Tin nhân quyền
Chuyện chỉ có ở Việt Nam: Phạm nhân bị cánh quạt tự chế chém tử vong ở Thanh Hóa, báo VietNamNet đưa tin. Các nghi phạm, cũng như phạm nhân ở Việt Nam dễ chết hơn bao giờ hết. Không chỉ tự tử bằng … dây thun quần, mà họ còn tự cắt cổ, bây giờ lại có chuyện phạm nhân bị cánh quạt chém chết!
Công an xã Yên Lâm kể, sự việc xảy ra vào sáng 21/9, phạm nhân P.T.M đang thụ lý án tại trại giam số 5 (Bộ Công an) tại huyện Yên Định đã được cử đến xưởng chế tác đá của công ty Phú Thắng để làm việc. Do trời nóng, nên phạm nhân M. điều chỉnh chiếc quạt tự chế, hướng về vị trí làm việc cho mát.
Nguyên nhân gây ra cái chết của phạm nhân: “Do chỗ để không chắc chắn, chiếc quạt đã đổ ập xuống, cánh quạt chém nhiều nhát vào người phạm nhân, gây thương tích nặng”. Sau đó phạm nhân nhập viện và chết vì vết thương quá nặng! Nếu đúng như lời công an kể, phạm nhân M đã hành động như “người gỗ”, khi quạt đổ xuống thì đứng im cho cánh quạt chém đến chết!?
Facebooker Trần Hoàng Hận có bản tường trình vụ anh bị công an phường Bến Nghé, quận 1 câu lưu, chỉ vì anh “chạy lòng vòng quay vài đoạn phim để làm clip cảnh báo mọi người hạn chế ra đường trong thời điểm Sài Gòn có bụi mù mịt”. Anh Hận bị một số nhân viên an ninh thường phục chạy đến tấp đầu xe đưa thẻ công an, đòi kiểm tra máy quay, máy điện thoại để xem “quay với mục đích gì” rồi buộc anh về công an phường Bến Nghé “làm việc”.
Anh Hận viết: “Về đến phường mấy anh bảo đem đồ ra hết để kiểm tra. Thấy mình quăng ra có thêm máy ghi âm mấy anh có vẻ chú tâm vào hỏi tại sao lại có máy ghi âm và dùng với mục đích gì… Cuối cùng mấy anh cũng tin vào sự thật nhưng vẫn sợ bỏ sót gì đó nên bắt mình xoá hết video và file ghi âm. Hoàn cảnh trớ trêu nên đành xoá cho nhanh để được về“.
Mời đọc thêm: Blogger bị chính quyền câu lưu, ép xóa clip cảnh báo khói bụi ở Sài Gòn — Một bà bóp hạ bộ công an, bị cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ’ (NV). – Một phạm nhân tử vong vì bị cánh quạt tự chế ‘chém’ tại xưởng đá (TN). – Bị cánh quạt tự chế ‘chém’ nhiều nhát, một phạm nhân thiệt mạng tại xưởng đá (VTC). – Nam phạm nhân tử vong tại xưởng đá do bị cánh quạt tự chế ‘chém’ nhiều nhát vào người (SS).
Bác sĩ côn đồ
Cư dân mạng sôi sục vụ bác sĩ da liễu Lê Quang Huy Phương ở Huế, gạ tình một nữ tập sinh, bị từ chối nên đánh cô sinh viên phải nhập viện. Lê Quang Huy Phương là con trai của BS Lê Quang Thạch, trú địa chỉ 155 Phạm Văn Đông, Vỹ Dạ, TP Huế.
Đây không phải lần đầu tay bác sĩ này có hành vi côn đồ. Năm 2011, Phương đã từng bị lập biên bản vì dùng dao “lùa” người nhà bệnh nhân, dọa chém, khi bệnh nhân khiếu nại về toa thuốc của BS Lê Quang Thạch, đã không giúp bệnh nhân giảm bệnh, trái lại làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Báo Lao Động đưa tin: Công an điều tra thông tin nữ thực tập sinh bị bác sĩ gạ tình, đánh đập. Đại tá Hoàng Long, Trưởng Công an TP Huế xác nhận thông tin này. Còn về nạn nhân, “sau khi bị hành hung, nữ sinh này phải nằm viện điều trị suốt mấy ngày qua với nhiều vết bầm tím trên mặt và cơ thể, cùng với đó là tâm lý hoảng loạn, lo sợ”.
Mời đọc thêm: Bác sĩ da liễu Huế bị tố gạ tình, đánh nữ sinh thực tập bầm dập: Nhiều bài bị report (MTG). – Xác minh bác sỹ bị tố gạ tình, đánh đập nữ sinh viên thực tập trên Facebook (Infonet). – Công an vào cuộc điều tra vụ bác sĩ đánh đập thực tập sinh (CL). – Bác sĩ xin nghỉ việc sau nghi vấn hành hung nữ sinh thực tập (Zing).
Thượng úy công an từng “học tập và làm theo” lời bác, dùng ma túy dàn cảnh hại người
Infonet đưa tin: Cựu Thượng úy công an nhận 1 tỷ đồng đẩy doanh nhân vào tù bị truy tố tội vu khống. Ngày 21/9, VKSND TP Hà Nội xác nhận đã hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Vân và Nguyễn Thị Vững, cựu Thượng úy thuộc Cục cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu về các tội vu khống và tàng trữ trái phép chất ma túy.
Cơ quan tố tụng cho biết, Vân và người tình là ông Nguyễn Văn Thiện xảy ra mâu thuẫn, nên Vân lên kế hoạch bỏ ma túy vào ô tô để hãm hại ông Thiện, với sự giúp sức của Thượng úy Vững, giá “tiền công” là 1 tỉ đồng. Kết quả, ông Thiện bị bắt và bị tạm giam một tuần thì được thả vì công an không tìm thấy bằng chứng ông này tàng trữ ma túy. Ông Thiện đã ghi âm các cuộc điện thoại trao đổi giữa Vân và Vững để tố cáo vụ dàn dựng này.
Đáng nói là viên sĩ quan Nguyễn Thị Vững, đã từng được khen thưởng vì phá án ma túy. Báo VnExpress đưa tin, tháng 3/2013, bà Nguyễn Thị Vững là cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, thuộc Công an tỉnh Lai Châu, “là một trong những điển hình được Bộ Công an tặng Bằng khen, được tuyên dương trong phong trào học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân“. Báo Công an Nhân dân cũng đăng tải câu chuyện của bà Vững: Nữ trinh sát kể chuyện phá án ma túy.
Zing đặt câu hỏi: Nữ cảnh sát nhận 1 tỷ để gài bẫy ma túy có phạm tội nhận hối lộ? LS Đặng Văn Cường phân tích, “trong vụ án này, 2 nữ bị can bàn bạc, thống nhất thực hiện hành vi ném ma túy vào ôtô để vu khống người khác. Trong đó, Nguyễn Thị Vững từng là cán bộ cảnh sát. Tuy nhiên, hành vi bỏ ma túy vào xe không vinh danh, không lợi dụng chức vụ quyền hạn nên khó xử lý tội Nhận hối lộ”.
Mời đọc thêm: Cựu Thượng uý công an nhận 1 tỷ để đẩy người khác vào tù bị truy tố (TĐ). – Vụ gài bẫy ma túy: Truy tố cựu thượng úy Nguyễn Thị Vững (PLTP). – Truy tố nguyên thượng úy công an nhận 1 tỷ để đẩy doanh nhân vào tù (TP). – Vụ chi 1 tỷ đồng gài ma túy đẩy bạn trai vào tù: Nguyên thượng uý CA nói “chỉ cần 2gam, bắt vẫn chết” (TQ).
Cập nhật vụ Alibaba
Công an đang điều tra nhiều đối tượng liên quan đến Alibaba, báo Người Lao Động đưa tin. Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an xác nhận thông tin này, đồng thời kêu gọi các khách hàng là nạn nhân của Công ty Alibaba liên hệ Cơ quan CSĐT Bộ Công an và cơ quan CSĐT ở các địa phương có liên quan cung cấp thông tin.
LS Lưu Tấn Anh Toàn lưu ý, trong 3 năm trở lại đây, các dự án “ma” tập hợp vật tư, thiết bị, nhân lực rầm rộ hoạt động cả khi có mặt của chính quyền địa phương. Nhờ có sự tiếp tay của chính quyền địa phương nên chủ các dự án “ma” mới có thể trục lợi dựa trên lòng tham của nhiều người. LS Toàn đặt câu hỏi: “Trách nhiệm của chính quyền địa phương ở đâu khi để cho người dân gom góp tiền bạc, thậm chí có người còn dùng cả gia tài của gia đình để đầu tư vào những dự án ‘ma’ này?”.
Nhân viên Alibaba cố thuyết phục khách hàng về các dự án “ma”, theo VOV. Đến ngày 21/9, nhiều khách hàng vẫn tìm đến trụ sở của Công ty Địa ốc Alibaba tại TPHCM để kê biên tiền đầu tư; còn tại Bà Rịa Vũng Tàu thì vắng người hơn. Nhân viên của công ty này không mặc đồng phục và vẫn tìm cách thuyết phục nhà đầu tư và cho rằng, các dự án của Alibaba không phải là dự án “ma”.
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: 2.500 tỉ đồng Alibaba đã thu, giờ ở đâu? Đơn vị PC03, Công an TP HCM cho biết, 2.500 tỉ đồng là số tiền ghi nhận được từ các hợp đồng mà Công ty Alibaba giao dịch với khách hàng, còn số tiền mà công an thu giữ tại Công ty Alibaba vào ngày 18/9 thì rất nhỏ. Riêng số tiền trong các tài khoản Công ty Alibaba và lãnh đạo công ty này bị phong tỏa thì đang trong quá trình điều tra nên chưa công bố.
Mời đọc thêm: Choáng với những con số ngàn tỉ cực “khủng” trong vụ án địa ốc Alibaba (TN). – Tiếp tục khám xét công ty con của Địa ốc Alibaba (GĐ). – Ngoài xế sang Range Rover, công an còn thu giữ những gì từ Alibaba? (ĐSVN). – Clip mẹ Nguyễn Thái Luyện khóc nức nở, nói ‘con hy sinh vì mấy ngày anh em’ (MTG). – Cảnh báo từ những giao dịch bất động sản ảo (KTĐT).
Tin môi trường
Zing đưa tin: Xuất hiện sương mù dày ở TP.HCM, không khí ô nhiễm nặng. Theo bài báo, trong 3 ngày nay, “thời tiết TP.HCM diễn biến thất thường. Các lớp sương mù dày đặc xuất hiện từ sáng đến chiều, bay lơ lửng trong không khí. Đến chiều tối thì trời đổ mưa rất to khiến nhiều người lo lắng khi phải chạy xe máy ra đường”. Còn chỉ số chất lượng không khí AQI tại TP HCM cũng liên tục ở mức trên 150, thuộc nhóm màu đỏ (thang 4 trong 6 thang bậc đo chất lượng không khí theo cách tính của Mỹ).
Một người dân quận 8 chia sẻ: “Dù đã đeo khẩu trang nhưng mấy nay tôi vẫn thấy đau rát cổ họng và ho. Tôi không biết bệnh của tôi có phải sương mù gây ra không”. Còn chuyên gia thời tiết Lê Thị Xuân Lan cảnh báo: “Ở TP mà xuất hiện sương mù nhiều có nghĩa là mức độ ô nhiễm cao. Đừng cho rằng nó đẹp, lãng mạn mà người dân phải cảnh giác”.
Người dân sống ở thị trấn Tân Túc, xã Tân Nhật, huyện Bình Chánh, TP HCM đang phải hít khói bụi ô nhiễm từ nhà máy nằm trong khu dân cư, theo VTV. Tin cho biết, bầu không khí ở đây bị ô nhiễm trầm trọng, nhất là mái tôn, hàng rào rỉ sét, cây cối thì rụng, úng. “Nguyên nhân được cho là xuất phát từ nhà máy phân bón Phước Hưng phía bên kia sông. Hằng ngày người dân sống tại khu vực này phải hít khói bụi, bầu không khí trong lành của vùng xa trung tâm nay cũng không còn”.
Mời đọc thêm: Cảnh báo ô nhiễm không khí (TN). – Sương mù ở Sài Gòn có thể do ô nhiễm không khí nặng (VNN). – TPHCM ô nhiễm không khí nghiêm trọng (TP). – Ô nhiễm nghiêm trọng ở bãi Sau biển Mũi Né (SGGP). – Ô nhiễm do khói xe: Nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh về mắt (VOV). – Những ‘dòng sông chết’ dưới chân đập thủy điện Đắk Mi 4 (TP). – Dân vây nhà máy cồn Đại Tân phản đối tình trạng ô nhiễm (DT). – Xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm tại Sóc Sơn: Không kiên quyết, khó giải quyết dứt điểm (HNM). – Cách xử lý vi phạm môi trường ở Mỹ (BBC).
***
Thêm một số tin: Kiểm điểm Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội vụ giao đất trái luật cho mẹ và chị gái (TN). – Bộ Giao thông công khai mức phí, thời gian “tồn tại” trạm BOT (PT). – Chính quyền thờ ơ, hàng ngàn cây thông ở Đắk Nông lại bị đầu độc (NV). – Hoa Kỳ tiếp tục tìm kiếm 1.246 người Mỹ mất tích tại Việt Nam (VOA). – Nỗi lo thiếu dịch đặc trị sốt xuất huyết ngay mùa cao điểm (TN).