Chu Sơn
17-9-2019
Tiếp theo phần 1
Đối với Bùi Tín và sự kiện 30.4.1975, tôi (Chu Sơn) cũng có một ký ức nhỏ: Chiều 27.4.1975, tình cờ tôi gặp Bùi Tín tại Ban Mê Thuộc. Ông từ Hà Nội vào, tôi từ Lộc Ninh ra, chúng tôi cùng cư ngụ tại khách sạn Hoa Hồng gần Ngã sáu thị xã Ban Mê Thuộc. Ông dẫn đầu một đoàn bộ đội khoảng 20 người gồm họa sĩ, nhà báo. Một trong 20 người trong đoàn Bùi Tín có một người là bạn tôi – họa sĩ Lê Văn Tài. Lê Văn Tài là họa sĩ nổi tiếng tại miền Trung những năm trước 1968. Sau Mậu Thân, Lê Văn Tài lên chiến khu rồi ra Hà Nội…
Tôi và Lê Văn Tài cà phê và hàn huyên tâm sự sau bảy năm xa cách… Qua Lê Văn Tài, Bùi Tín biết tôi từ Sài Gòn ra. Ông cho một thiếu tá, họa sĩ, tên Tỵ (hay Ty?) đến gặp tôi hỏi có thể tiếp Trung tá Bùi Tín, phó tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân được không? Tôi đồng ý. Chúng tôi gặp nhau tại phòng tiếp tân của khách sạn. Trước mặt tôi là một Bùi Tín trung niên to cao, khuôn mặt đẹp phong trần mà tinh tế, pha chút trí tuệ. Từ quân phục đến vẻ bên ngoài, cách nói năng giao tiếp, Bùi Tín chứng tỏ là người khôn ngoan, lịch lãm. Trước đó, qua Lê Văn Tài, tôi biết Bùi Tín là con trai thượng thư Bùi Bằng Đoàn. Trước Lê Văn Tài, tôi biết thượng thư Bùi Bằng Đoàn qua những giao tiếp ở Huế. (Hiện Lê Văn Tài đang sống ở Úc).
Tôi đặc biệt thích một Bùi Tín dòng giống như thế, phong cách như thế.
Bùi Tín nói là ông sắp vào Sài Gòn để làm báo Sài Gòn Giải Phóng. Ông hỏi tôi về Sài Gòn, đặc biệt về giới báo chí và chính trị. Tôi nói hết những gì tôi biết…
Tôi hỏi ông vào Sài Gòn bằng phương tiện gì. Ông dắt tôi ra hành lang khách sạn, chỉ về phía trước, bên kia đường là phi trường Phượng Hoàng. Một chiếc trực thăng vận tải hình con sâu đang đậu ở đó. Bùi Tín nói: “Đó là trực thăng Liên Xô, sẽ đưa ông và đoàn vào trại David ở Tân Sơn Nhất, nơi Ban Liên hợp quân sự đóng”. Bùi Tín rủ tôi cùng vào Sài Gòn. Tôi nói là tôi nôn nóng về lại Huế.
Chúng tôi luận bàn về cuộc chiến tranh, về cuộc tổng tấn công nổi dậy đang hồi kết thúc. Bùi Tín hỏi tôi: “Liệu chúng ta có giải phóng Sài Gòn trong thời gian vài ba ngày không?”. Tôi nói chắc chắn với những lý lẽ của tôi. Phân vân một lúc, tôi nói tiếp: “Nhà Sài Gòn cao lắm, các anh nên buột dây mũ (nón cối) thật chặc, nếu không mũ sẽ rớt”. Bùi Tín nhìn tôi gượng cười, mặt đanh lại…
Tôi kể mẫu chuyện nhỏ này để lưu ý ông Trần Phương rằng trong vòng bốn ngày ông Bùi Tín không thể nhảy từ trung tá, qua thượng tá, lên đại tá được.
***
Trong những lời kể của bốn người chứng tôi ghi chép lại ở trên không hề có tên Bùi Tín. Những tấm ảnh Gallasch và Hà Huy Đỉnh chụp không có mặt Bùi Tín. Tuyên bố tiếp nhận đầu hàng được ghi âm là lời của Bùi Tùng chứ không phải của Bùi Tín. Vậy thì Bùi Tín và Trần Phương căn cứ vào đâu để vẽ vời nên “Câu chuyện 30.4.1975”? Lại nữa: Để củng cố niềm tin cho độc giả về “Câu chuyện 30.4.1975” huyền thoại, Bùi Tín và Trần Phương còn tô đậm bức tranh hư cấu thơ mộng của mình: “Ông vẫn nhớ như in khi đọc tờ thực đơn của bữa ăn cuối cùng của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa: Cá thu kho mía và bò hầm sâm”.
Hồi Ký Không Tên của Lý Quí Chung cung cấp cho độc giả những thông tin có tính chất biên niên về tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh như sau:
– “Ngày 26.4.1975, Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa biểu quyết ông Dương Văn Minh làm tổng thống” (HKKT- Lý Quí Chung trang 376).
– “Ngày 28.4.1975 tổng thống Dương Văn Minh thành lập chính phủ”. (HKKT – LQC trang 376).
– “Chiều 28.4.1975 vào lúc 16 giờ 45 lễ bàn giao giữa quyền tổng thống Trần Văn Hương và tân tổng thống Dương Văn Minh diễn ra tại dinh Độc Lập”. (HKKT-LQC trang 383).
– “Tổng thống Dương Văn Minh dự định trình diện chính phủ vào ngày 30.4.1975”.
Trong thời gian từ 26.4 đến 29.4.1975 ông Dương Văn Minh và những cộng sự của ông làm việc tại nhà riêng (dinh Hoa Lan trên đường Trần Quí Cáp).
9 giờ tối ngày 29.4.1975 do tình hình an ninh (nguy cơ Nguyễn Cao Kỳ đảo chánh). Ông Dương Văn Minh và các cộng sự vào trú tại dinh Độc Lập vì ở đó có hầm tránh bom.
– “Ông bà Minh mời vợ chồng tôi và vợ chồng dân biểu Nguyễn Hữu Chung ở chung phòng. Phòng ngủ của ông bà Thiệu khi chúng tôi đến đã trống trơn. Trên thảm trước giường ngủ chỉ có bộ da cọp nằm trơ trọi. Trong phòng tắm không có cục xà bông nào. Nhớ sực hồi chiều chưa dùng cơm, tôi hỏi viên sĩ quan trong dinh có gì ăn không. Viên sĩ quan này bối rối trả lời rằng không còn gì dù chỉ là một miếng bánh mì và thịt nguội” (HKKT – Lý Quí Chung trang 393).
Như thế, ông Dương Văn Minh chưa ăn một bữa cơm nào tại dinh Độc Lập cả, nói chi đến “tờ thực đơn Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa”. Có lẽ bữa cơm đầu tiên của ông Minh là bữa cơm tù sau khi tuyên bố đầu hàng tại đài Phát thanh và bị đưa trở lại dinh Độc Lập.
Có thể trung tá Bùi Tín gặp Dương Văn Minh tại dinh Độc Lập vào thời điểm ấy. Và cuộc phỏng vấn đã diễn ra. Cuộc phỏng vấn mà Trần Phương viết: “Cho đến giờ ông vẫn còn ân hận vì đã quá lời với Dương Văn Minh lúc đó”.
Theo tôi (Chu Sơn), chuyện Bùi Tín “đã quá lời” với Dương Văn Minh “lúc đó” cũng như chuyện “tờ thực đơn của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa” là chuyện vẽ rắn thêm chân với chủ đích củng cố niềm tin cho độc giả sau khi tung ra “Câu chuyện 30.4.1975” huyền thoại.
Theo tôi, Bùi Tín đã không “quá lời” lúc đó, mà Trần Phương đã “quá lời” lúc này, khi tô đậm chân dung của Bùi Tín nào là “Một nhà bất đồng chính kiến kiên cường”, nào là “Một kiếp lưu vong bất khuất”.
Lương tâm dân tộc ghi nhận rằng, những nhà bất đồng chính kiến đương đầu trước bất cứ biện pháp bạo lực, tàn ác, đê tiện nào của guồng máy toàn trị Cộng sản: Chịu đựng tra tấn, chết chóc, tù đày, chấp nhận chế độ lao tù khắc nghiệt, chịu đựng cuộc sống kèm kẹp cực kỳ khó khăn, đói khổ, không đầu hàng, không bỏ cuộc.
Lương tâm dân tộc nhận ra rằng, còn có những nhà bất đồng chính kiến (vì một lý do nào đó phải ở nước ngoài) đương đầu trước những khó khăn của đời sống, ngày đêm lao nhọc thiết lập tiếng nói chung với đồng bào trong nước, nhằm chuyển hóa chế độ độc tài toàn trị thành chế độ dân chủ tam quyền phân lập, đa nguyên, đa đảng và xã hội dân sự.
Lương tâm dân tộc vinh danh những Trần Huỳnh Duy Thức, những Hà Sĩ Phu, những Nguyễn Thanh Giang và hàng trăm người khác là những nhà bất đồng chính kiến kiên cường, bất khuất.
Không có Bùi Tín trong số này vì ông đã tự tách mình ra khỏi nhân dân, thậm chí ông đã “lưu vong trong chính gia đình mình”. Với tâm lý một cán binh hồi chánh, ông đã chống Cộng trong những điều kiện và khung cảnh truyền thông phương Tây. Cũng như tất cả những người Cộng sản khác, Bùi Tín đã không biết tự kiểm điểm mình, ông chỉ thấy mình “có công” trong bốn cuộc chiến tranh. Ông không thấy mình có tội trong các cuộc cải cách, cải tạo và cách mạng Cộng sản đẫm máu tàn bạo làm suy vong Đất nước, hũy hoại Dân tộc. Trong cuộc lưu vong, thỉnh thoảng thiên hạ vẫn thấy ông còn kể công và gian dối. Phải chăng cái chất cộng sản vẫn tiềm ẩn trong những góc khuất tâm hồn sau gần nửa thế kỷ ông là đảng viên tay cầm súng, tay cầm viết?
Thế nào là một “kiếp lưu vong bất khuất”? Nhận định này của Trần Phương khiến người đọc trong nước hiểu rằng Bùi Tín bị đàn áp, bị truy bức kèm kẹp trong thế giới phương Tây? Chắc chắn không phải như vậy, vì sau đó mấy dòng Trần Phương viết tiếp: “Nhưng rồi, chính Pháp và Mỹ đã giang rộng vòng tay cưu mang ông những năm tháng lưu vong bất tuyệt. Cũng chính Pháp và Mỹ đã cho ông nếm hương vị của bầu khí quyển tự do vô tận”.
Sẽ dài dòng nếu tôi “thắc mắc” các nhóm từ “lưu vong bất tuyệt”, và “bầu khí quyển tự do vô tận” mà ông Trần Phương sử dụng trong văn cảnh này.
Để kết thúc bài đọc báo, tôi đề nghị ông Trần Phương: Chúng ta cùng nhìn lại sự kiện 30.4.1975. Một sự kiện lịch sử mà nơi này (trong bài báo 2 trang A4) ông viết là Bùi Tín “nhận bàn giao”, nơi kia ông viết (Bùi Tín) “tiếp nhận đầu hàng” từ tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh.
Viết như thế vì ông Trần Phương không biết hết sự chênh lệch giá trị của hai nhóm từ trên. Ông Trần Phương không biết vì ông không phải là đảng viên Cộng sản, và ông cũng không phải là nạn nhân của sự lừa bịp của đảng Cộng sản trong chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại xuân 1975.
Hơn bất cứ ai, Lê Duẩn và đảng Cộng sản biết rằng, nếu để Dương Văn Minh “bàn giao” thì thành quả chiến thắng của “chiến dịch tổng tấn công tổng nổi dậy” mang tên Hồ Chí Minh không to lớn bằng bắt Dương Văn Minh “đầu hàng”. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng thì công cuộc “giải phóng miền Nam” với quyết tâm của đảng cộng sản “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” mới vĩ đại và hoàn mỹ.
Quan trọng hơn, nếu “bàn giao” thì tất yếu phải “hòa giải hòa hợp dân tộc”, mà nếu khẩu hiệu “hòa hợp hòa giải dân tộc” được thực hiện, tất yếu chính phủ Dương Văn Minh và nhân dân miền Nam phải có tiếng nói, có vai trò trong hòa bình thống nhất và xây dựng đất nước. Đảng Cộng sản muốn một mình thống soái, một mình toàn trị nên cần phải triệt tiêu cái mầm mống, cái vai trò nhân dân ấy qua việc “bắt Dương văn Minh đầu hàng”. Bởi vì vào thời điểm đó, Dương Văn Minh không chỉ đại diện cho thiểu số “ngụy quân”, “ngụy quyền”, và “ngụy dân”; Dương Văn Minh còn đại diện cho đa số nhân dân miền Nam thuộc thành phần chính trị thứ ba. Hơn thế nữa, trong lòng và bên cạnh chính phủ Dương Văn Minh còn có những cán bộ đảng viên nằm vùng.
Bài học cách mạng từ hai đảng Cộng sản đàn anh Liên Xô, Trung Quốc mà đảng Cộng sản Việt Nam thuộc nằm lòng: “Những cán bộ đảng viên hoạt động trong lòng địch là một nửa địch”, quen đấu tranh dân chủ nên chắc chắn họ sẽ trở thành “bọn phản động mới” còn nguy hiểm hơn bọn phản động cũ Mỹ – Ngụy.
Như thế là không Hòa giải Hòa hợp Dân tộc gì hết. Bởi vì Hòa giải Hòa hợp Dân tộc thì nhân dân đặt lại vấn đề ý thức hệ (có nên tiếp tục áp đặt chủ nghĩa Cộng sản không), và vấn đề vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của các lực lượng chính trị trong tương quan bình đẳng bình quyền (Cộng sản chỉ là một nguyên trong đa nguyên). Tuyệt đối không có chuyện này được. Bởi vì đảng Cộng sản độc quyền sở hữu chân lý (Chủ nghĩa Mác – Lê Nin) và độc quyền toàn trị. Súng đạn và nhà tù bảo đảm cho hai thứ độc quyền này.
Lê Duẩn và đảng Cộng sản không quên đã chỉ thị cho báo đài và các cán bộ nội thành tuyên truyền đường lối chính sách Hòa giải Hòa hợp Dân tộc. Nhưng họ không cần phải giữ lời hứa vì đó là thủ đoạn nhất thời trong chiến tranh cách mạng. Đạo đức Cộng sản cho phép bất cứ một hành động lừa bịp gian ác nào, vì: “Thành quả biện minh cho phương tiện”.
Tôi sống cạnh Anh Bùi Tín hàng cuối tuần hay hàng đêm anh em tâm sự về Đất Nước gần hai năm trong nhà tôi …
Nhìn chung Anh là con người cấp tiến thân tư tưởng tiến bộ Dân chủ Tây phương có tình yêu Đồng bào và Quê Hương so với bọn “đồng chấy” nặc mùi MAO XẾNH XÁNG + Hồ Chí Meo ….
Dĩ nhiên sống với nhau có những đụng chạm hàng ngày nhưng đó là chuyện phụ dù sao nhờ tôi liều đem giấy tờ y tế cá nhân cứu giúp anh BT không tôi bệnh sỏi gan đã giết anh đêm 03 tháng 8 năm 1993 cho dù lúc ấy Vụ trưởng Văn hóa, nhà văn Vũ Hùng của Hà Nội cũng đang ở nhà tôi nhưng cô vợ trẻ Nguyễn Thị Hiếu đã can ngăn VH đưa giấy tờ y tế tuỳ thân vì BT và VH chỉ hơn nhau vài tuổi và chính anh BT làm giấy phép cho VH về Hà Nội đám tang cha từ chiến trường Campuchia bằng máy bay trực thăng về Sài Gòn rồi ra Hà Nội ! ….
Chính bộ trưởng công an Bùi Thiện Ngộ không cho giấy nhập cảnh tôi năm 1998 về Hà Nội do chuyện Anh BT ở nhà tôi (tôi không bao giờ tiếc việc giúp một đồng bào DÙ Ở PHÍA BÊN KIA như anh BT ….cũng như dù cho đến nay tôi vẫn mang thông hành tị nạn ..) và Sài Gòn cùng Thầy Pierre Bézier cùng Francis Bernard tổ chức Hội nghị CAD/CAM do GS Bành Tiến Long cùng GS Trần Thành Trai cùng tổ chức
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Nguyễn Hữu Viện
Tại sao đến bây giờ lại có người như Chu Sơn được phép “đính chính”
câu tuyên bố mà Bùi Tín đã viết rõ ràng trong bài báo của ông đăng
trên báo chi nhà nước ngay sau ngày 30 tháng 4/1975 “Sài Gòn trong
ánh chớp chói lọi của lịch sử” ?
Đúng ra thì cơ quan kiểm duyệt báo chí của Đảng phải làm việc này,
trong thời gian Bùi Tín còn “phục vụ” đảng,chứ Chu Sơn có vai trò gì
hay tư cách gì mà “đính chính” thay cho đảng CsVN.?
Khen Bùi Tín cũng có phần đúng,bởi vì từ khi ông ta xin tỵ nạn ở Pháp
thì báo chí nhà nước không ngớt nhục mạ,chưởi bới.mạt sát v.v.ông ta
bằng những ngôn từ hạ cấp nhất.Danh dự và nhân phẩm một người
nào đó là điều phải được tôn trọng,đàng này xúc phạm nặng nề đến
như thế thì ông BT.đáng được khen là “kiên cường” và “bất khuất”,ngài
Chu Sơn ạ ! Đừng đạo đức giả mà làm người 2 mặt để tâng bốc người
này và xúc phạm người khác !
Nếu anh nói:”anh lấy quyền gì để vào nhà tôi?” thì câu nói đó là câu nói đúng. Khi hỏi người nào “có quyền gì ?” Thì anh phải có tư cách để hỏi câu hỏi đó. Trong thí dụ của tôi thì tư cách của người hỏi là chủ nhà.
Vậy tôi hỏi ngược lại anh lấy tư cách gì nói tác giả Chu Sơn không có quyền ?
Ở nước ngoài, khen một người và chê một người là quyền tự do ngôn luận, không phải đạo đức giả.
Còn thế nào là người hai mặt ? Nói ra thì chính thằng Bùi Tín là người hai mặt đó.
Nghe nói thằng bt ra nước ngoài viết mấy cuốn sách. Nhưng xét đi rồi xét lại, mấy cuốn sách đó chẳng làm cho cái chế độ mà thằng bùi tín đã giết biết bao nhiêu sanh mạng đồng bào miền nam rụng đi một sợi lông, cho dù đó chỉ là một cọng lông lợn rừng.
Tất cả những việc bùi tín làm ở hải ngoại không đủ để chuộc lại dù chỉ là 1/10 những gì nó gây ra cho đồng bào miền nam
Cả ông và CS.chỉ nghĩ chịu đựng đau khổ về thế xác mới là
“kiên cường” và “bất khuất”.Đó là một ngộ nhận rất lớn !
Nói qua nói lại rồi cũng đi đến việc bắt bẻ ngôn từ. Bản thân tôi hiểu rất rõ tôi có ngộ nhận hay không.
Thằng bùi tín sau khi hết lòng giúp đảng đĩ cộng sản chiếm miền nam thì chỉ cần la lớn HỐI HẬN QUÁ thì có thể bỏ qua chuyện hàng triệu người miền nam chết trên biển sao ? Đó là nói về nó hối hận thật sự.
Còn tất cả các việc nó (bùi tín) làm sau khi ra nước ngoài chẳng có ý nghĩa gì cho việc lật đổ cộng sản cả. Thì có lý do gì khiến tôi không nghĩ nó là thằng vẹm tiếp tục ra nước ngoài nằm vùng và hoạt động gián điệp, thu thập thông tin của các phong trào chống cộng truyền về cho bọn vẹm ?
Ngay cả tên của những kẻ nằm vùng trong chánh phủ đệ nhị VNCH nó còn không tiết lộ.
Nếu thằng bùi tín thật sự quay về với Chánh Nghĩa Quốc Gia, thì nó đã viết tỉ mỉ diễn tã chi tiết lại cách vẹm đưa người cài cắm vào các tổ chức chống lại vẹm. Đó là điều quan trọng bậc nhất giúp vẹm thắng.
Bùi tín không nói cho thấy nó vẫn giấu cho bọn vẹm. Có nghĩa nó là vẹm nằm vùng.
Lập luận này áp dụng cho tất cả sĩ quan vẹm chạy ra nước ngoài xin tỵ nạn cộng sản.
2 tấm hình trong 2 bài viết này, thấy rõ cái cười quỹ quyệt và xảo trá của Bùi Tín; tên việt cọng lão luyện, với gương mặt nhân văn của 2 người lính Mỹ. Đúng là ” có thể đem con khỉ ra khỏi rừng chứ không thể đem rừng ra khỏi con khỉ”
Ngày 1 hoặc 2 tháng 05 năm 1975. tôi có đọc bài của ông Bùi Tín viết ( từ cái bàn làm việc của Tổng thống VNCH) đăng tren báo Sài gòn Giải Phóng hay Quân Đội Nhân Dân gì đó tôi cũng không nhớ chính xác ! ông cho biết là ông là người có cấp bậc cao nhất được “bên thằng cuộc” cử ra để nhận sự đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. ông là người nói câu nói lịch sử ” ông không có gì để bàn giao…” và thực đơn cá thu kho mía với gân bò hầm sâm…tôi cũng đọc được do ông Bùi Tín Viết ra từ những ngày đầu của tháng Năm năm 1975.
Xin cảm ơn tác giả.