13-9-2019
Hôm nay, CQĐT tiếp tục đưa tài xế Phiến thực nghiệm hiện trường lần 2 và lần này tiếp tục vắng mặt bà Quy cũng như không có đại diện phía trường. CQĐT cho rằng khi cần thiết sẽ để bà Quy cùng thực nghiệm. Quan điểm của tôi là không ổn, có dấu hiệu cá nhân hóa trách nhiệm hình sự, cụ thể là bà Quy và tài xế. Có thể đây là thủ thuật “hợp pháp hóa” thủ tục vì CQĐT khởi tố bà Quy và tài xế tội “vô ý làm chết người”, nên thực nghiệm từng trường hợp riêng lẽ không có gì sai. Tuy nhiên, nếu xét về góc độ lý luận và thực tiễn thì điều này chưa phù hợp, bởi các lẽ sau:
1) Về nguyên tắc, đặc biệt trong vụ án cụ thể này, cần phải thực nghiệm hiện trường toàn bộ từ đầu đến cuối để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ sự kiện bởi, bà Quy và tài xế là người cùng xuất phát trên chiếc xe. Bà Quy đón, còn tài xế chở trẻ đi.
2) Bà Quy có quyền chứng kiến việc CQĐT thực nghiệm hiện trường với tài xế. Nếu phát hiện tài xế và/hoặc CQĐT thực nghiệm không đúng với diễn biến sự việc (theo ý kiến riêng của bà Quy) thì lúc này bà Quy có quyền phản đối/lên tiếng. Trách nhiệm của CQĐT lúc này phải ghi nhận và sử dụng biện pháp làm sáng tỏ vì sao có ý kiến khác giữa bà Quy và tài xế (nếu có). Tất nhiên, CQĐT có thể sử dụng lý luận nếu có mâu thuẫn sẽ cho đối chất và thực nghiệm lại nhưng điều này không đúng vì quá trình sau khi thực nghiệm với tài xế, có thể có sự hướng dẫn từ một “yếu tố” nào khác gây bất lợi cho bà Quy hoặc tính khách quan, sự thật là một dấu hỏi (?) lớn.
3) CQĐT có quyền cho thực nghiệm hiện trường tách biệt hành vi từng người nhưng với điều kiện hành vi của người này không liên quan đến người còn lại hoặc có liên quan nhưng không đáng kể. Trong vụ này, như đã nói việc bà Quy đưa trẻ lên và tài xế chở trẻ cùng diễn ra một lúc.
4) Bà Quy phải có mặt để chứng kiến xem khi bà đưa trẻ xuống xe thì có thấy tài xế chạy xe đi ngay không? Nếu có thì chạy hướng nào, có đúng không?
5) Đại diện nhà trường phải có mặt (cụ thể là người tiếp nhận các học sinh từ bà Quy), trường hợp trong vụ này, rất cần thiết phải có các học sinh (với điều kiện CQĐT phải có nghiệp vụ chuyên sâu nhằm mục đích không gây ra sự hoảng loạn, nghĩa là có thể việc thực nghiệm để cho các cháu bé khi xuống xe và đi vào trường một cách tự nhiên như đi học) để xác định xem nghĩa vụ kiểm tra học sinh khi nhận nhằm xác định trách nhiệm từ phía nhà trường (nếu có).
6) Trách nhiệm chứng minh có hành vi phạm tội hay không thuộc về CQĐT và VKS nhưng nếu việc thực hiện các biện pháp tố tụng có dấu hiệu không đúng thì việc kết tội có thể dẫn đến oan sai và bỏ lọt tội phạm.
P/S: Mọi người cứ hỏi sao không lên tiếng mà cứ im lặng. Do vụ này có các luật sư đồng nghiệp tham gia nên từ đầu tôi không có ý kiến, báo chí hỏi tôi cũng từ chối trả lời vì sự tôn trọng nghề nghiệp. Tôi tin và chúc các đồng nghiệp bảo vệ tốt nhất cho Thân chủ. Đặc biệt là tìm ra sự thật để cháu an lòng ở trên thiên đường.
Một nén nhang gửi đến con, YÊU THƯƠNG!
Theo dõi, nhận định và mở cái óc ra. Hãy sáng suốt và thông minh, đừng để bị dắt mũi bởi những hành vi giả dối, láo khoét.
Vô phúc cho dân Việt vì cái tai họa cọng sản giáng xuống. Những cái chết oan uổng không biết kêu ai. Công an hay côn đồ, hay tay sai của một lũ điên.
Thật khó hiểu về một án mạng khá đơn giản mà cơ ĐT TT lại biến thành phức tạp ?