Tham nhũng và dân chủ

Nguyễn Quang A

7-9-2019

1. Ở đâu có quyền lực là ở đó có thể có tham nhũng bởi vì tham nhũng là lạm dụng quyền lực để mưu lợi riêng. Như thế chế độ nào cũng có tham nhũng cả, vấn đề chỉ là mức độ mà thôi. Để cho tham nhũng ở mức độ không quá đáng cần 4 điều kiện:

a) Có nền luật trị (rule of law) nghiêm minh, tức là ai cũng bị chế tài của pháp luật, không ai (vua) hay nhóm người nào (vua tập thể) được đứng trên pháp luật cả (và thí dụ, không thể có cái gọi là “chính sách hình sự đặc biệt”);

b) Có một nền tư pháp độc lập (ngoài các thứ khác thì tư pháp độc lập mới xử được bất kể kẻ tham nhũng nào không có ngoại lệ);

c) Có một nền báo chí tự do (minh bạch thông tin, phơi mọi thứ ra ánh sáng là cách sát trùng tốt nhất; báo chí tự do sẽ phanh phui các vụ tham nhũng); và

d) Có một hệ thống lương tử tế để cho người có quyền có thể sống đàng hoàng mà không phải tìm cách kiếm tiền bằng cách khác (thí dụ tham nhũng).

Nói cách khác chống tham nhũng gắn với cai quản tốt (good governance) chứ không phải với dân chủ. Singapore về cơ bản có a), b) và d) nhưng không được coi là một nền dân chủ nhưng làm rất tốt trong chống tham nhũng.

2) Tất nhiên nếu dân chủ hiểu theo nghĩa hiện đại phải bao gồm cả a), b) và c) kể trên thì trong một nền dân chủ tham nhũng có thể ít hơn chế độ phi dân chủ. Tuy nhiên, nếu hiểu dân chủ theo nghĩa hẹp, tức là dân chủ bầu cử (có đa nguyên, đa đảng, có bầu cử đa đảng), nhưng không có a), b) và c) hay thiếu một trong 3 thứ đó thì tham nhũng có thể vẫn rất nghiêm trọng. Còn trong các nền dân chủ tiên tiến như ở Thuỵ Điển, các nước Bắc Âu họ có cả 4 điều kiện nêu ở mục 1) và rất ít tham nhũng.

3) Có thể thấy muốn chống tham nhũng thì 4 điều kiện nêu trong 1) là có tính quyết định; làm tốt 4 điểm đó mà lại có thêm đa nguyên, đa đảng thì có dân chủ thực sự như các nước Bắc Âu rồi. Nhưng có 4 điều kiện đó chưa hẳn đã có dân chủ và có dân chủ bầu cử chưa chắc đã có 4 điều kiện đó.

4) Tham nhũng cũng xảy ra cả trong khu vực tư nhân nữa (tổng giám đốc của một công ty có thể tham nhũng làm hại đến những người liên quan: các cổ đông, các khách hàng và nhà nước).

5) Tham nhũng tinh vi nhất là lũng đoạn luật pháp để hợp thức hoá sự tham nhũng hay sự ăn cướp.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Tờ sờ Quang Ây đang dậy khôn cho đảng. Rảnh quá, làm cv dôi hơi.
    Hãy viết ra những phương hướng để làm sao xóa bỏ csvn. Đừng mất công với những điều mà thế giới đang thực hiện.

  2. – VN khác các nước khác là muốn tham nhũng được nhiều, trước hết, cá quan phải biết hô hào người khác – “học tập và làm theo đạo đức của Bác Hồ”!

  3. Trong bài này, TS Nguyễn Quang A dùng thuật ngữ mới “luật trị” để chỉ khái niệm “rule of law”.

    Khái niệm “rule of law” vốn được dịch là “pháp trị”. LS Trần Thanh Hiệp từng viết một bài khảo sát sâu rộng để hậu thuẫn cho thuật ngữ này: https://www.thongluan.blog/2017/02/phap-quyen-hay-phap-tri-ls-tran-thanh.html. Hiện nay, một số tổ chức nghiên cứu hay giáo dục ngoài luồng cũng công nhận từ “pháp trị”, như https://icevn.org/vi/blog/phap-tri/.

    Mặc dù một vài nhà nghiên cứu của Viet-Std ủng hộ dùng từ “pháp quyền”, thuật ngữ này nguyên được dùng trong các văn kiện chính thức của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Trang đã dẫn của icevn.org cho rằng nhà nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ định nghĩa “pháp quyền” là gì!

    Thuật ngữ mới “luật trị” của TS Nguyễn Quang A có thể bị hiểu lầm dễ dàng và một cách khá trực tiếp là “sự cai trị bằng những điều luật”, tức là quá gần với khái niệm “rule by law”. Giới luật học tây phương phân biệt “rule of law” và “rule by law”. Một trong những nguyên tắc chính của “rule of law” là không có người hay thực thể nào, dù là vua hay đảng chính trị, đứng trên pháp luật. (Liên quan tới ý nghĩa này, lại có một thuật ngữ khác cũng bị nhiều người Việt hiểu lầm: “thượng tôn pháp luật”. Nhiều người không hiểu theo nghĩa vừa nói, mà hiểu là “mọi người dân phải tuân hành các luật lệ”.)

    Khác với “rule of law”, “rule by law” chỉ hệ thống trong đó giới cầm quyền đứng trên pháp luật và tự coi mình có thẩm quyền để đẻ ra những bộ luật và bắt dân chúng tuân thủ. Các nhà cầm quyền thuộc hệ thống này — vua, nhà độc tài, hay đảng toàn trị — áp đặt luật lệ của họ một cách tùy tiện lên đầu dân chúng, bất kể các bộ luật vi phạm nặng nề các quyền làm người và quyền dân sự căn bản.

    Nếu người Việt trong nước cảm thấy chính quyền và guồng máy công an trị có vẻ như đang luôn tìm cách uốn nắn dạy dỗ mình, thì đúng thế, Việt Nam đang nằm dưới ách cai trị của những bộ luật, trong tinh thần “rule by law”.

    Không còn gì để bàn cãi, biểu lộ mới nhất của tinh thần “rule by law” trong thể chế hiện thời ở Việt Nam chính là đề xuất “chính sách hình sự đặc biệt”!

  4. Ha ha ha ha …

    Cười vãi kít với cái gọi là “chính sách hình sự đặc biệt” của bọn đỉnh cao trí tệ loài….lợn.

    Thật đúng với câu ngài tổng bí Lợn trong “trại xúc vật” đã tuyên….ngôn:

    “Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn những con khác.”
    (George Orwell, Animal Farm)

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây