6-9-2019
Sáng nay, theo lời mời của Thanh tra công an tỉnh, mình lên đối thoại với anh Nguyễn Thành Công- trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ Ninh Thuận, người ban hành quyết định xử phạt hành chính mình và anh Nguyễn Tri Long- phó giám đốc sở TTTT, giám định viên tư pháp, người ban hành công văn 18 về giám định nội dung 3 status của mình.
1. Mình yêu cầu làm rõ nội dung 3 status về chùa Ba Vàng, đường sắt Cát Linh và quỹ Vì người nghèo, đã xuyên tạc, xúc phạm uy tín đảng và nhà nước chỗ nào, và chỉ rõ, uy tín của đảng và nhà nước trước và sau khi mình đăng status đã bị ảnh hưởng như thế nào.
Anh Công trả lời, mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước khác mối quan hệ giữa cá nhân với nhau. Em chơi với bạn bè thì phải chứng mình tình cảm của em bằng hành động, tin nhắn…còn cơ quan chức năng xử phạt em theo đúng quy trình pháp luật, không có nghĩa vụ phải chứng minh cho em thấy.
Anh Long sở TTTT ý kiến, “Sở TTTT đã giám định các status trên theo quy định của pháp luật và không có nghĩa vụ giải thích cho em. Em phải về nhà tự đọc lại status của mình và suy ngẫm” (giống kiểu Đạt Ma sư tổ thập niên diện bích cho tới khi nào ngộ đạo vậy).
Anh Công ví dụ, “Có đứa học sinh copy bài, em xử phạt nó, có cần phải ngồi giải thích cho nó không.”
Mình nói, trời ơi phải chứng minh nó vi phạm chứ nói khơi khơi nó copy sao được (Anh Công sinh năm 1975, thời mà học sinh còn trong sáng, dễ thương nên ảnh tưởng giờ cũng vậy. Mình mà nghe lời ảnh dụ, nói khơi khơi học sinh copy bài, không thèm giải thích, chứng minh, chắc bị tụi nó trùm bao bố thả trôi sông quá).
2. Mình hỏi vì sao một người viết, vạn người share, không bị ai xử phạt mà xử phạt mình.
Anh Công bảo, cơ quan phát hiện tới đâu, xứ lý tới đó. Giờ mình về làm đơn tố cáo những người đó đi, ảnh xử lý hết cho.
Mình hỏi, nếu không xử lý những người đó, thì ít ra ảnh phải chứng minh nội dung những bài viết gốc có sai phạm chứ. Ảnh lại trở về con đường mòn cũ, là cơ quan chức năng không có nghĩa vụ phải chứng minh những điều đó, rằng ảnh đã xử lý mình theo đúng thẩm quyền mà pháp luật đã ban cho ảnh.
Mình hỏi, thời buổi này mà còn kỳ vậy, sao giống mấy vụ án văn tự thời xưa. Triều nhà Thanh cứ thấy ai viết chữ Nhật (日) Nguyệt (月), bèn suy diễn là chữ Minh (明 ), rồi bảo người ta có ý đồ phản Thanh, phục Minh, mang cả nhà người ta ra chém. Ảnh nói, thời buổi này mà mình còn lấy chuyện phản Thanh phục Minh ra nói thì đủ biết tầm nhìn mình thế nào rồi.
Ảnh nói mình chủ quan, duy ý chí khi cho rằng cơ quan chức năng làm sai, chụp mũ người khác. Mình nói, mấy anh mới là chủ quan, duy ý chí đó, huhu. (Tự nhiên nhảy vô facebook người ta đọc status của người ta rồi suy diễn theo ý của mình, rồi hùa nhau xử phạt người ta vầy.)
3. Mình hỏi, chuyện mình không tin tưởng quỹ Vì người nghèo là quan điểm cá nhân của mình.
Có luật pháp nào lại bắt mình phải tin cái này, phải thích cái kia. Hễ người ta không tin thì phạt người ta 7,5 triệu.
Mấy ảnh quy ý kiến này vô mục “Khiếu nại về nội dung status”, và tuyên bố, không có nghĩa vụ trả lời.
4. Mình ý kiến về chữ “những status có nội dung phức tạp” trong quyết định xử phạt. Mình hỏi “phức tạp” là sao.
Anh Công nói “Em là giáo viên mà em hỏi phức tạp là sao, anh thật sự thất vọng về tri thức của em quá. Nếu một người bình thường hỏi vậy thì còn chấp nhận được. Phức tạp là khác với không phức tạp,… ”.
Mình thấy mình cũng là người bình thường chứ có phi thường, bất thường, superman, batman, spiderman gì đâu mà anh nói vậy.
Mình nói, ngôn ngữ của văn bản pháp luật phải được diễn giải, mô tả rõ ràng, cụ thể để có thể thực hiện được trong thực tiễn, chứ đâu thể nói mơ hồ kiểu “ai hiểu sao thì hiểu” như vậy được.
5. Suốt buổi đối thoại, anh Công đưa ra nhiều ví dụ chứng minh mình đã sai, sai hoàn toàn, sai tuyệt đối.
Anh nói, “Nếu em đăng status 25% người có cằm bạnh và mặt rỗ là sát thủ giết người hàng loạt rồi đăng tấm ảnh một tên sát thủ bên Mỹ vô thì không sao. Nhưng nếu đăng kèm hình ông Công kế bên thì đã xúc phạm danh dự, uy tín anh rồi.” (Mình len lén dòm mặt ảnh, thấy cũng giống giống cái anh mô tả. Nói mới nhớ, ảnh cũng để tóc 2 mái, giống thần tượng Cổ Thiên Lạc của mình. Giá mình mà gặp ảnh 20 năm trước, khi mình còn là 1 cậu bé 17 tuổi, ngây thơ, trong sáng, biết đâu đã không có cuộc gặp này).
Rồi mình đăng status mà để cho người khác vô comment xúc phạm uy tín người khác thì mình phải chịu tội nặng hơn người comment nữa, vì facebook của mình cũng giống như nhà mình. Mình phải quản lý.
Mình sực nhớ ra một chuyện, vội nói, “À, cái này thì các anh em bên anh cũng hay làm lắm nha. Lúc trước, mấy anh em hay đăng bài, rồi comment bêu riếu, mỉa mai, dìm hàng em lắm nhan (Mình nghĩ bụng: ”Còn lấy hình mình rồi gạch dấu X đỏ chà bá nữa. May mà mấy anh em chọn hình cũng có tâm, lựa tấm mình đẹp trai nhất nên mình không ý kiến gì đó”).
Ảnh cảm ơn mình và hứa sẽ về truyền đạt lại cho anh em.
6. Tóm lại, theo luật thì cơ quan chức năng có nghĩa vụ phải chứng minh người vi phạm có hành vi vi phạm. Tự nhiên giờ mấy ảnh lại bắt mình tự biên tự diễn luôn à. Khổ thân tui ghê.
7. Cuối buổi mình xin bản photo biên bản làm việc mang về, anh An, phó Thanh tra cầm biên bản lên bảo, dòng cuối biên bản chỉ ghi là lưu hồ sơ chứ đâu có dòng nào nói cho mình mang về đâu. Mình không được quyền giữ biên bản này.
Người khiếu nại mà đến cái biên bản giải quyết khiếu nại cũng không được giữ nữa thì mình biết mình bị đối xử như thế nào rồi. Huhu.
8. Kết luận của Thanh tra công an ”Quyết định xử phạt của anh Công là có cơ sở pháp luật.”
Mình ghi ý kiến của mình vào cuối biên bản: ”Cơ quan chức năng đã liên tục thoái thác, từ chối chứng minh, giải thích những vi phạm trong nội dung status của tôi, tức là đã né tránh mấu chốt quan trọng nhất của buổi đối thoại giải quyết khiếu nại. Vì vậy, tôi không đồng ý với nội dung và quy trình của buổi đối thoại này“.
9. Anh Công có nói một câu “Cuộc sống là phải có niềm tin. Nếu em không có niềm tin thì em sẽ đi lệch hướng.” Nãy giờ suy nghĩ vẫn không hiểu, ý ảnh muốn khuyên mình nên tin vào tính công minh của pháp luật và tiếp tục theo đuổi, hay khuyên mình nên tin quỹ Vì người nghèo nữa. (?)
Trích: Anh Công ví dụ, “Có đứa học sinh copy bài, em xử phạt nó, có cần phải ngồi giải thích cho nó không.”
Công an dạy dỗ thầy giáo về cách dạy học trò?
Lâu lâu xem những tờ báo của ngành công an trên mạng, tôi thấy quả tình ngành công an ở Việt Nam hiện nay muốn làm thầy trong tất cả các ngành.
Đúng là trong xã hội công an trị thì công an muốn tự phong nhiệm vụ gì thì phong. Không có một lực lượng nào câu thúc ngành công an với ít nhiều tinh thần phán xét — chẳng hạn như cơ chế quản trị dân sự, quốc hội hay tòa án. Dân không có cơ chế quản trị chính quyền, còn quốc hội và tòa án đều bị đặt thành công cụ để thực thi các mệnh lệnh của đảng cộng sản.
Đ.me C.a. chúng nó xong việc là rủ nhau đi đánh bạc ngay í mà. Chó ngoan BH
Đúng là một lũ lưỡi gỗ. Ăn nói cái kiểu cả vú lấp miệng em. Khi nào bí quá bèn tung ra ngón nói bướng “tui không có nghĩa vụ phải trả lời”. Nói chuyện với bọn lưu manh này thì đúng là vách đầu gối ra nói chuyện còn hơn. Chúng nó nói ngang vì không có ai là người khách quan xét xử. Ở cái nơi mà nhà cầm quyền xử với dân như lũ thổ phỉ thì luôn như vậy. Con chó rõ ràng mà nó bảo con mèo cũng phải nhận là mèo. Chỉ có cách dep bỏ bợn vó lại nầy thì dân mình mày ra mới ngóc đầu lên được
Chứng minh tội phạm là việc của công an.