5-9-2019
Vụ Mobifone, ai cũng bảo nhà nước mất 6.500 tỷ đồng. Nhưng ít ai thấy được “công trạng” của ông Tuấn ông Son cũng như các đồng chí, vì lẽ ra, con số thất thoát phải là… 13.500 tỷ đồng.
Do có tâm có tầm, mức độ tham lam không cao nên nhà nước đã giảm tối đa thiệt hại.
Theo đó, kết quả đàm phán giá mua với nhóm cổ đông AVG như sau:
– Đàm phán lần 1: Ngày 4/8/2015, AVG và Mobifone đàm phán chuyển nhượng cổ phần của AVG. AVG có công văn số 408 AVG/CV đề nghị giá 15.577,2 tỷ đồng (trong đó giá trị riêng mảng truyền hình là 600 triệu Đô la Mỹ. MobiFone đã trao đổi với nhóm cổ đông AVG và báo cáo Bộ TTTT tổng mức đầu tư tối đa mảng truyền hình là 11.666,9 tỷ đồng.
– Đàm phán lần 2: Ngày 24/8/2015, AVG và Mobifone đàm phán giảm mức giá và tỷ lệ cổ phần mua từ 90% đến dưới 100%. AVG đề xuất chuyển nhượng 90% cổ phần cho MobiFone với giá là 11.700 tỷ đồng (nhóm cổ đông này sẽ mua lại cổ phần của AVG tại 2 công ty ngoài ngành là 2.473,2 tỷ đồng). Như vậy, giá trị 90% cổ phần của AVG tính riêng mảng truyền hình gần 9.300 tỷ đồng.
– Đàm phán lần 3: Ngày 31/8/2015, AVG và Mobifone đã làm việc về chuyển nhượng cổ phần của AVG. Ngày 9/9/2015, AVG có văn bản số 99/AVG-CV do ông Phạm Nhật Vũ – Chủ tịch Hội đồng quản trị ký, đề nghị mức giá chuyển nhượng 90,1% cổ phần là 11.371,5 tỷ đồng (đã bao gồm 2.473,2 tỷ đồng). Như vậy, theo đề xuất này của cổ đông AVG thì giá trị 90,1% cổ phần của AVG tính riêng mảng truyền hình là 8.898,3 tỷ đồng (giảm khoảng 328,5 tỷ đồng so với chào giá trước đó).
– Đàm phán lần 4: Ngày 18/9/2015, Mobifone và AVG đã ký biên bản thống nhất giữ nguyên mức giá 11.371,5 tỷ đồng nhưng tương ứng với 95% cổ phần (tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Mobifone từ 90,1% lên 95%).
– Đàm phán lần 5: Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TTTT, ngày 2/10/2015 Vụ Quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ TTTT, MobiFone và AVG đã có buổi làm việc về mức giá chuyển nhượng 95% cổ phần của AVG. Sau đó đại diện các bên đã ký biên bản thống nhất: Giá mua là 8.898,3 tỷ đồng tương đương 95% cổ phần của AVG theo nguyên trạng (trong đó có bao gồm cả phần vốn góp của AVG tại Công ty cổ phần An Viên B.P và Công ty cổ phần Giống tằm Mai Lĩnh mà cổ đông AVG sẽ để lại AVG mà không tính tiền). Cùng ngày, AVG đã có văn bản số 0210/CV gửi Mobifone đề nghị mức giá chuyển nhượng là 8.898,3 tỷ đồng (95% cổ phần AVG).
Đó, đó là công trạng rất lớn của đồng chí Son. Nếu đồng chí không chỉ đạo, để mua như đàm phán lần 1 là nhân dân còn khổ nữa. Nếu không có đồng chí Son, thương vụ này có không? Có!
Tại sao nhân dân lại quên đi những đóng góp to lớn này nhỉ. Phá nào cũng là phá, nhưng phá có 6.500 tỷ đồng(thay vì 13.500 tỷ đồng) là đã đóng góp cho ngân sách gần 7.000 tỷ đồng rồi!!!
Hai đồng chí nay đen thôi đó quên đi các đồng chí khac từ uỷ viên đến cấp xã cũng vậy (tốt nhất là ban va tịch thu hết cả của con cháu thì may ra
Nếu thấy công trạng to lớn thì nên tặng Huân chương HỒ CHÍ MINH cho đúng với công trạng học tập và làm theo lời bác.
Nguyễn Bắc Son, cũng như Trương Minh Tuấn được biết đến như là các cán bộ cao cấp và trung kiên bậc nhất của Đảng, có nhiệm vụ rao giảng cho Đảng viên về “tư tưởng và đạo đức HCM”, phải vừa “hồng”, vừa chuyên”, và phải luôn cảnh giác chống ‘diễn biến hòa bình’.
Hai cán bộ lãnh đạo ấy có đạo đức rất “hồng”! Nhưng số lại “đen” nên mới bị bắt, không “đỏ” như các đồng đảng khác. Vì cũng như các cán bộ lãnh đạo cao cấp khác, tất cả, không trừ ai, đều rất “chuyên”, “chuyên” ăn cắp!
Xét công lao đã nhiệt tình giúp Đảng mang “tư tưởng đạo đức HCM” đi rêu rao, lừa bịp nhân dân – công lao to lớn ấy không thể đo, đếm bằng tiền – đề nghị Đảng ta nên tha bổng cho 2 đồng chí Son và Tuấn!