Jackhammer Nguyễn
Gửi cho Tiếng Dân từ San Francisco
31-8-2019
Đầu hè vừa qua tôi có mặt ở thủ đô Washington DC. Sau đây là những điều tôi mắt thấy tai nghe, liên quan đến cộng đồng người Việt tại khu vực thường được gọi là DMV (DC, Maryland, Virginia).
Biểu tình và chào cờ
Đêm trước ngày tưởng niệm 30/4 (được dời qua Chủ Nhật cho tiện), tại khu buôn bán Eden có nhiều tiệm ăn của người Việt, người ta làm lễ thắp nến tưởng niệm ngày “quốc hận”, tức là ngày 30/4, ngày mà Việt Nam Cộng hòa sụp đổ khi quân đội cộng sản tiến vào Sài Gòn.
Khi làm lễ thắp nến như vậy, người ta làm lễ chào quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, hát quốc ca Mỹ, Việt (bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, nguyên là bài Tiếng gọi thanh niên, của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, là một người theo lực lượng cộng sản).
Những buổi lễ như thế này đã trở thành thông lệ trong tất cả những cuộc họp của những hội đoàn người Việt tại Mỹ, dù là ngoài trời hay trong nhà.
Sáng hôm sau, cũng tại khu Eden diễn ra lễ rước quân kỳ. Tham dự lễ có cả những người mặc quân phục của các quân chủng khác nhau dưới thời Việt Nam Cộng hòa, họ có cả những khẩu súng trường để làm lễ. Và dĩ nhiên trước đó người ta cũng làm lễ chào cờ và hát quốc ca Mỹ, Việt Nam Cộng hòa.
Buổi lễ diễn ra với sự tham dự của khoảng 50 người. Số người đứng xem thì đông hơn. Đa số họ là người Việt, cũng có người thuộc các sắc tộc khác vào ăn uống trong khu Eden nhân dịp cuối tuần.
Lễ rước quân kỳ được thực hiện rất nghiêm trang với một người chủ lễ từng làm việc trong đài phát thanh quân đội Việt Nam Cộng hòa trước kia, có một giọng nói rất hùng hồn.
Đây là lần thứ hai tôi chứng kiến lễ rước quân kỳ Việt Nam Cộng hòa trên đất Mỹ. Một nhận xét của tôi là, các “cựu chiến binh” xưa ngày càng già đi, thân thể đẫy đà hơn, cầm súng, cờ và bước đi có vẻ vất vả hơn. Thì cũng phải thôi, đã 44 năm trôi qua, một anh tân binh năm 1975 khi 18 tuổi, nay ít nhất cũng đã 62 tuổi rồi.
Tôi cho rằng trong đám đông “xem lễ” tại Eden hôm đó chắc có người của tòa đại sứ Việt Nam tại Mỹ. Không biết họ nghĩ gì!
Xong lễ, mọi người lên một chiếc xe bus để ra tòa đại sứ Việt Nam tại DC để biểu tình. Số người năm nay tham gia chỉ vỏn vẹn 1 chiếc xe bus.
Khi đến trước cổng tòa đại sứ, tại một bùng binh (vòng xoay) mọi người lại cử hành quốc ca và chào cờ. Cuộc biểu tình kéo dài khoảng một giờ đồng hồ, rồi mọi người lên xe về lại khu Eden.
Như vậy trong vòng chưa đầy 24 giờ đồng hồ, họ đã chào cờ và hát quốc ca đến 3 lần.
Tối hôm đó, tôi nói chuyện điện thoại với cha tôi ở Việt Nam. Trước kia ông làm việc tại phòng tình báo quân đoàn 4, quân đội Việt Nam Cộng hòa, đóng tại Cần Thơ. Chính vì việc đó nên ông trả giá bằng những tháng tù đày khá nặng sau năm 1975. Ông từ chối đi Mỹ, nhưng cũng theo dõi khá chặt chẽ hoạt động của cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Có lần ông than phiền với tôi, chuyện một vị tên là ĐMQ thành lập “chính phủ Việt Nam Cộng hòa lưu vong” tại Mỹ. Ông nói: sao mấy thằng đó tào lao vậy!
Tôi thì nghĩ: Chuyện chào cờ thì cũng phải thôi, chúng ta cũng nên nhớ về quá khứ của chúng ta, nhưng liệu ba lần trong vòng 24 giờ là có nhiều quá không? Tôi biết có những người không bao giờ tham gia những buổi chào cờ như thế này, nhưng dành dụm từng đồng bạc mua máy laptop gửi về cho những người đối kháng tại Việt Nam. Có người bỏ hết thì giờ đưa đón những người tù chính trị bị trục xuất, đưa họ đi điều trần, mùa đồ đạc giữ đỡ họ trong những ngày đầu tiên đến tị nạn ở Mỹ.
Ngày hội nhân quyền cho Việt Nam
Sang đầu tháng Năm, tôi lại có dịp chứng kiến những sự kiện nhân ngày nhân quyền cho Việt Nam. Năm nay là năm chẵn, kỷ niệm 25 năm, nên buổi lễ được tổ chức trọng thể hơn, dưới sự bảo trợ của Thượng nghị sĩ Tim Kaine của đảng Dân chủ.
Đặc biệt là năm nay có sự tham gia của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, vừa bị nhà cầm quyền Việt Nam trục xuất sang Mỹ (có người gọi là tống xuất).
Bà Quỳnh vốn quen biết khá nhiều người làm việc trong hành pháp Mỹ, từ các đời tổng thống trước. Trên đường đi vào tòa nhà, bà bắt gặp một người quen cũ, là người Mỹ, hai người đang tay bắt mặt mừng, thì có một vị người Việt chen vào tự xưng là bác sĩ rồi giải bày với vị người Mỹ kia. Tôi lắng nghe được như thế này: Hôm nay là một ngày quan trọng cho dân Việt Nam chúng tôi, nên mặc dù phòng mạch tôi rất đông khách nhưng tôi cũng tạm đóng cửa để tham gia.
Tôi thoáng thấy bà Quỳnh buông tiếng thở dài.
Buổi lễ diễn ra khá… ồn ào, có đến mấy lần những người tổ chức phải đứng ra kêu gọi mọi người giữ trật tự. Người tham dự đa số thuộc tuổi trung niên trở lên, họ ngồi thành từng nhóm nhỏ, trò chuyện với nhau, không chú ý lắm đến các diễn giả, và họ chụp hình cho nhau rất nhiều. Có lẽ vì thế gây ra ồn ào.
Trong bài phát biểu ngắn của mình bằng song ngữ Anh – Việt, bà Quỳnh nói rằng, đây là lần đầu tiên bà biết có một ngày gọi là ngày nhân quyền cho Việt Nam tại Mỹ, mặc dù bà đã tham gia những hoạt động nhân quyền, dân sinh tại Việt Nam cả chục năm qua.
Với những hoạt động đó, bà Quỳnh đã phải trả giá bằng bản án tù 10 năm, và bị trục xuất sang Mỹ sau khi thụ án khoảng 2 năm tù giam.
Tối hôm đó, có một buổi dạ tiệc mừng ngày nhân quyền Việt Nam, tổ chức tại nhà hàng Blue Ocean trên đường Gallows, quận Fairfax, và trong thông báo có ghi, buổi dạ tiệc có sự tham gia của bà Như Quỳnh.
Vốn rất kính trọng bà Quỳnh, tôi và một số bạn hữu cùng một cháu bé trong gia đình đi tham gia buổi dạ tiệc.
Buổi tiệc cũng bắt đầu bằng chào cờ và quốc ca như thường lệ. Sau đó các diễn giả thay nhau lên phát biểu, có cả ông thị trưởng thành phố Anaheim vùng quận Cam, nơi có đông người Việt, tham dự nữa. Các diễn giả này đa số là luật sư và bác sĩ, họ cũng giữ những trọng trách trong cộng đồng người Việt vùng DMV này.
Nhân vật chính của buổi lễ kỷ niệm năm nay, dĩ nhiên là bà Quỳnh, một người can đảm đấu tranh chống độc tài và bị chế độ cộng sản bỏ tù. Thế nhưng tôi không nghe các vị chức sắc nói gì đến bà ấy, mà chủ yếu là họ ca ngợi lẫn nhau trong các bài phát biểu của họ. Họ ca ngợi phong trào đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, nêu lên sự thống khổ của người dân Việt dưới sự độc tài của cộng sản…
Thằng bé trong gia đình tôi ngồi nghe những lời ca tụng lặp đi lặp lại đó, buộc miệng thốt lên: MAKE VIETNAM GREAT AGAIN! Tôi hoảng hốt quay lại, hai vị lớn tuổi ngồi bàn bên cạnh quay sang nhìn nó, nó tỉnh bơ.
Bà Quỳnh cũng có bài phát biểu. Bà lặp lại ý bà đã nói hồi sáng là lần đầu tiên những người đấu tranh như bà ở Việt Nam mới biết có một ngày nhân quyền như thế này dành cho Việt Nam, tức là có một điều gì đó sai trong sự liên lạc của phong trào đấu tranh giữa trong nước và hải ngoại.
Mọi người vẫn trò chuyện với nhau, chụp hình với nhau. Không ai có phản ứng gì về lời phát biểu đó của bà Quỳnh cả.
Tiệc tan, trên đường về nhà, một anh bạn vong niên sống lâu năm tại vùng DMV hỏi thằng bé nhà tôi: Con có chú ý đến chuyện chính trị bên Việt Nam không?
Thằng bé cười và không đáp.
Tôi hiểu ý của tác giả (tóm gọn) thế này:
-Người Việt ở hải ngoại (NVHN)chỉ biết đấu tranh bằng hình thức bên ngoài như lễ lạc rình rang nhằm duy trì tinh thần VNCH đã chết …nói chung là bề ngoài, vô hiệu quả. Ngay cả bản quốc ca của họ (VNCH) cũng chỉ là vay mượn của một tay sai việt cộng.
– NVHN chỉ thích mặc áo thụng vái nhau, không biết ca ngợi tôn vinh Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Dường như họ có vẻ chỉ ca ngợi chung chung như “phong trào đấu tranh cho nhân quyền VN, nêu lên sự thống khổ của người dân Việt dưới chế độ độc tài của CS” mà quên mất việc vinh danh, công trạng của những cá nhân như Mẹ Nấm.
– Nhận xét sau cùng của tác giả: thái độ đấu tranh của NVHN không có tác dụng gì với giới trẻ VN ở hải ngoại. Cũng có thể tác già muốn nói rằng tập hợp những người Việt quốc gia đấu tranh chống cộng ở hải ngoại chưa đủ trí tuệ để làm một… đứa con bé tí của tác giả chú ý tới chuyện chính trị, dù là chuyện chính trị ở một nơi xa xăm cách nửa vòng trái đất!
Tôi bâng quơ tự hỏi mình: thế còn cha mẹ nó là ai, ở đâu, làm gì cho nó hiểu nhỉ?
Tối hôm đó, tôi nói chuyện điện thoại với cha tôi ở Việt Nam. Trước kia ông làm việc tại phòng tình báo quân đoàn 4, quân đội Việt Nam Cộng hòa, đóng tại Cần Thơ. Chính vì việc đó nên ông trả giá bằng những tháng tù đày khá nặng sau năm 1975. Ông từ chối đi Mỹ, nhưng cũng theo dõi khá chặt chẽ hoạt động của cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Có lần ông than phiền với tôi, chuyện một vị tên là ĐMQ thành lập “chính phủ Việt Nam Cộng hòa lưu vong” tại Mỹ. Ông nói: sao mấy thằng đó tào lao vậy!
………
Tối hôm đó, tôi nói chuyện điện thoại với chú tôi ở Việt Nam. Trước kia ông làm việc tại lực lượng biệt kích dù, quân đội Việt Nam Cộng hòa, đóng tại vùng 1(sorry, cung cấp chính xác vẹm nó lần ra thì mệt). Chính vì việc đó nên ông trả giá bằng những tháng tù đày khá nặng sau năm 1975. Ông từ chối đi Mỹ, nhưng cũng theo dõi khá chặt chẽ hoạt động của cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Có lần ông than phiền với tôi, chuyện một thằng tên là Jackhammer Nguyễn tuyên bố nên dẹp bàn thờ tổ tiên nếu chống Trung cộng tại Mỹ. Ông nói: sao mấy thằng đó tào lao vậy!. Tao qua được Mỹ tao sẽ đến nhà bọn nó để dẹp bàn thờ tổ tiên nhà nó.
Tôi nói với chú tôi: nó nói còn thằng cha ở Việt Nam. Ông chú tôi bình tĩnh trở lại và nói : hỏi nó về địa chỉ cha nó ở Việt Nam, tui tao sẽ đến “thăm hỏi thân mật” thằng vẹm nằm vùng trong QL VNCH.
Tôi ngạc nhiên: tại sao chú biết thằng đó là vẹm nằm vùng ?
… thì chú tôi đã cúp máy!
“tức là có một điều gì đó sai trong sự liên lạc của phong trào đấu tranh giữa trong nước và hải ngoại”
Không có điều gì sai cả . Phạm Đoan Trang khuyên những người “đấu tranh” trong nước đừng nghe lời bọn cực đoan hải ngoại . An Viên hay Kiều Phong gì đó của Việt Nam Thời Bác cảnh cáo người Việt hải ngoại rằng thì là mà chỉ nên cho tiền những người “đấu tranh” trong nước mà không nên đòi hỏi gì cả . Vả lại ngay cách hiểu “nhân quyền” của hải ngoại & trong nước cũng khác nhau . Trong nước có thể hy sinh nhân quyền của dân thường để bảo vệ nhân quyền cho công an, hải ngoại thì ngược lại . Nhưng chỉ được đưa tiền, không được đòi hỏi . Giống như dân đóng thuế nuôi Đảng vậy . Đừng có phàn nàn .
Chiện chính chị ở Việt Nam giới trẻ ít quan tâm, vì quan tâm quá nhiều thì sẽ bị ăn đòn như William Nguyễn . Chỉ quan tâm vừa đủ để về làm lợi cho mình -giải Pulitzer của Mỹ chẳng hạn- và về Việt Nam bắt tay với tư bản đỏ làm giàu bằng bán nước cho Tàu Cộng (đồng, nói cho rõ), như tớ chẳng hạn .
viet-studies có đăng câu hỏi “Dân tộc này có đáng được cứu rỗi” của Nguyễn Thị Bích Ngà, và đây là câu kết luận của cô ta “Thay vì oán thán, hãy làm. Có thể chúng ta chết trước khi chúng ta nhìn thấy kết quả, nhưng thà chết khi cố gắnghành động còn hơn là thể hiện thái độ tuyệt vọng”. Theo riêng tớ, sau khi Nguyễn Thị Bích Ngà đem hoa cài vào kẽm gai công an … đất nước chỉ còn cách bó tay bó chân bó chiếu đem chôn chấm cơm . Làm kiểu đó thì cái chết đến với mọi người nhanh hơn NTBN tưởng, & chắc chắn không bao giờ thấy kết quả . Tất nhiên, sau đó báo Việt hải ngoại tôn vinh hành động cài hoa lên kẽm gai của Nguyễn Thị Bích Ngà là “đem yêu thương xóa bỏ hận thù”, và so sánh với những vòng hoa trên dây kẽm gai ở Auschwitz!!!!??? Báo với chả chấy!
Hoa trên kẽm gai ở Auschwitz là để tưởng niệm nạn nhân, không phải làm đẹp cho những hồn ma cai tù của cái trại này . Và tới bây giờ, bước vào khu hiện vật & tưởng niệm, điều đầu tiên mọi người nhắc nhở nhau là “Không bao giờ quên” (Never Forget), as in this is the most horrendous crime, đây là 1 tội ác kinh khủng, tàn bạo & vô nhân tính nhất. Làm gì có chiện “xóa bỏ hận thù” ở đây .
Yep, pretty much after hoa của Nguyễn Thị Bích Ngà trên dây kẽm gai, even i wanna throw up, let alone giving up.
“Tối hôm đó, tôi nói chuyện điện thoại với cha tôi ở Việt Nam. Trước kia ông làm việc tại phòng tình báo quân đoàn 4, quân đội Việt Nam Cộng hòa, đóng tại Cần Thơ. Chính vì việc đó nên ông trả giá bằng những tháng tù đày khá nặng sau năm 1975. Ông từ chối đi Mỹ, nhưng cũng theo dõi khá chặt chẽ hoạt động của cộng đồng người Việt tại Mỹ.”
Sau cải cách ruộng đất, con cái của những địa chủ bị đền tội đi học rồi đi làm . Trong quá trình học tập & lao động họ đã rất cố gắng để Đảng tin dùng . Với lý lịch xấu xí như họ, những người ngày đã phải cố gắng gấp đôi những người có lý lịch tốt hơn . Thậm chí có người viết than thở, ý rằng mình không chọn cửa để sinh ra, nhưng Đảng vẫn khắt khe . Một số người viết, nhưng có ông này bà nọ đã ít quan tâm tới lý lịch mà chỉ nhìn vào khả năng nên anh/chị ta đã được chọn . Và mình đã cố gắng để không phụ lòng mong đợi của ông/bà nào đó .
Sau 75 cũng có 1 số hiện tượng này, 1 số được vào lực lượng hồng vệ binh đã tỏ ra hồng vệ binh hơn cả hồng vệ binh thứ thiệt . Một số đi qua Mỹ thay đổi 180o, i met one ở trại Thái . Nhưng số còn lại thì … có nghe chiện 1 ông đi cải tạo về tính vượt biên bị thằng con tố .
Jackhammer Nguyễn chắc thuộc 1 trong những loại này .