Nguyễn Đình Cống
27-8-2019
Ngày 26 tháng 8, Tiểu ban KTXH (chuẩn bị ĐH 13) mở hội nghị xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận về kế hoạch phát triển 5 đến 10 năm sắp tới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự và thông báo sẽ tổ chức nhiều buổi hội thảo lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước.
Thủ tướng nêu ý kiến của một số người, rằng chỉ cần đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 6-7%/năm, nhưng cần chú trọng hơn các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, đời sống của người dân. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn, khoảng 7-8 %/năm.
Cũng theo Thủ tướng, chúng ta có chế độ chính trị xã hội ổn định, hội nhập ngày càng sâu rộng, uy tín vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Vì vậy, có thể khẳng định chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu này.
Thủ tướng cho rằng, những thành quả cũng như bất cập tồn tại là nội dung còn có ý kiến khác nhau, cần đánh giá đúng thực chất, trung thực, khách quan, không “tô hồng” nhưng cũng không “bôi đen”, từ đó có quan điểm, định hướng, giải pháp đúng đắn trong thời gian tới.
Tôi nhận xét, trong việc trên đây có một điều nghi ngờ và có vài điều cần trao đổi.
Điều nghi ngờ là mục đích tổ chức hỏi ý kiến. Chỉ nên hỏi cái gì khi mình không hiểu hoặc về một việc mà mình chưa thể quyết định, còn do dự. Một việc mà mình đã quyết định rồi còn đi hỏi thì không phải lừa dối cũng là đóng kịch.
Điều cần trao đổi thứ nhất là hỏi nhầm đối tượng. Thử xem trong số rất đông người dự đã có được mấy ý kiến có giá trị tham khảo. Phần lớn họ đến chỉ để nghe và gặp gỡ nhau. Ngồi trong hội trường họ lơ ma lơ mơ, không thể tập trung chú ý. Việc hỏi rộng rãi không có nghĩa là hỏi nhiều người mà là tìm hỏi được người có ý kiến sắc sảo trong số đông. Hỏi cho nhiều, mặc dầu hỏi các cựu lãnh đạo, các nhà khoa học và chuyên gia mà chẳng nhận được ý gì hay thì hỏi làm gì cho tốn công tốn của. Dân gian có câu “Hỏi cái đầu gối còn hơn”. Hỏi ý kiến theo lối tổ chức hội nghị chỉ là trò tuyên truyền. Nếu thật tâm muốn hỏi ý kiến thì tốt nhất là tổ chức các nhóm nhỏ, gồm những người có trí tuệ, trung thực, dũng cảm và đặc biệt là tự nguyện.
Điều thứ hai là hỏi về chỉ tiêu tăng trưởng. Chỉ tiêu do Nhà nước đưa ra là đặc điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa. Trong kinh tế thị trường, khi nền sản xuất chủ yếu thuộc tư nhân (mà ở VN một số đáng kể là tư nhân nước ngoài) thì Nhà nước khó có thể đặt ra chỉ tiêu để buộc họ thực hiện.
Ở các nước kinh tế thị trường, chỉ có các tập đoàn kinh tế, các tư nhân có thể đặt chỉ tiêu, còn Nhà nước chỉ nên theo dõi, dự báo và tổng kết. Rất nên xem xét lại việc đặt ra các chỉ tiêu trong các nghị quyết, việc này có khá nhiều mặt trái. Tôi nghĩ những người đòi Nhà nước đặt chỉ tiêu phát triển cao có thể họ chỉ nói theo cảm tính vu vơ mà không biết gì cả.
Thứ ba là trong tình hình VN hiện nay mà ĐCS đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế là có phần lệch lạc. Chính vì mờ mắt, vội vàng chạy theo phát triển kinh tế mà để cho nhiều thứ quan trọng bị hủy hoại. Miệng thì hô hào “Phát triển bền vững, bảo vệ môi trường”, nhưng tay làm lại hủy hoại môi trường, nạn rác thải tràn ngập, đạo đức xuống cấp, tham nhũng tràn lan.
Trong những năm 1980, khi đất nước kiệt quệ vì đói kém thì việc kiếm được miếng cơm, manh áo là cấp thiết, phải ưu tiên phát triển kinh tế. Bây giờ tình hình đã khác xa. Việc phát triển kinh tế chủ yếu là của tư nhân. Hiện nay, Nhà nước có thể chấp nhận sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế để tập trung cho những vấn đề cấp thiết về môi trường, về văn hóa, đạo đức xã hội.
Thư tư là đánh giá của Thủ tướng rằng chúng ta có chế độ chính trị xã hội ổn định. Không tô hồng, không bôi đen, nhưng phải đánh giá cho đúng sự thật. Trong bài “Vài suy nghĩ trước thềm ĐH XIII”, tôi có trình bày là bằng cách làm như hiện nay, ĐCS không sao tìm đúng sự thật. Theo tôi VN hiện nay không có ổn định xã hội, còn ổn định chính trị chỉ là tạm thời, cần chống đỡ.
Trước khi bàn về công việc sắp tới cần có đánh giá đúng tình hình hiện tai. Đánh giá sai sẽ đề ra những chủ trương không phù hợp, mắc vào bệnh duy ý chí. Khả năng ĐCS đánh giá không đúng thực chất của tình hình là rất lớn. Vì sao vậy? Vì những người được giao nhiệm vụ này không có được tự do cần thiết, bị khống chế bởi vòng kim cô Mác Lê, bởi các điều cấm đảng viên. Hơn nữa đa số kém trình độ, thiếu dũng cảm, yếu về phương pháp.
Thôi thì đành tự an ủi bằng cách tổ chức các hội nghi, hội thảo huy động nhiều người tham dự. Cách tổ chức hội nghị, hội thảo để xin ý kiến như Đảng vẫn thường làm từ trước đến nay là một hoạt động rất kém hiệu quả, chỉ để tuyên truyền, gây ra lãng phí lớn, lợi ít hại nhiều.
Bác nghiemnv chửi bới vô ích. Bác chỉ nên phát biểu trong nhóm tương đắc với nhau, cho vui.
Bọn CS không đổ sụp vì chửi bới đâu.
Cần nói lý lẽ để cho những người (như tôi) đang sống trong nước hiểu thêm, hiểu rõ những gì ông GS Nguyễn Đình Cống đã viết trong bài này.
Một bác khác đã bớt khoe tiếng Anh,
Hàng năm, chúng tổ chức rất nhiều hội thảo, hội nghị… lằng nhằng.. để tụ tập đông ng tám chuyện tàm phào, ba láp… nhận phong bì… tạo quan hệ, bắc cầu làm ăn.. dân mãi cứ ac ac ac. Giặc ỉa đầy cõi Nam từ LĂNG BÁC ĐẾN CÀ MAU, chúng vẫn bình chân như vại, điếc mù cả.