Đại úy công an quận Đống Đa “đại náo” sân bay Tân Sơn Nhất
Báo Thanh Niên đưa tin: Nữ cán bộ công an quận Đống Đa chửi mắng thậm tệ nhân viên hàng không. Thông tin cho biết, khoảng 13h35′ ngày 11/8, bà Lê Thị Hiền, cán bộ đội Cảnh sát giao thông – trật tự – phản ứng nhanh quận Đống Đa, Hà Nội, làm loạn tại sân bay Tân Sơn Nhất, chửi bới nhân viên hàng không và nhân viên an ninh, khi bị phạt cước hành lý quá quy định.
Bà Hiền chửi nhân viên hàng không như sau: “Loại mày ra ngoài gặp người khác người ta vả vào mặt mày. Loại này tôi phải chạy 5 triệu đồng Facebook chửi con này, đ… có chồng thì ế chồng, có con thì dị tật”. Khi bị hành khách nhắc nhở, yêu cầu nói nhỏ, bà Hiền thách thức: “Anh định làm gì tôi à, anh đánh tôi đi, tôi đ… nói nhỏ được vì miệng tôi to, tôi phải ăn to nói lớn”.
Báo Lao Động cho biết: Nữ hành khách làm náo loạn sân bay là đại úy công an quận Đống Đa, Hà Nội. Nhưng mà đại úy Hiền chỉ bị phạt 200 ngàn đồng, báo chí trong nước đưa tin. An ninh sân bay Tân Sơn Nhất chuyển vụ bà Hiền cho Cảng vụ Hàng không miền Nam, Cảng vụ này chuyển vụ việc cho Đồn công an sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Ngày 17/8/2019, Đồn công an sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, lập Biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với bà Lê Thị Hiền, số tiền 200 ngàn đồng, tội: “Gây mất trật tự ở khu vực Cảng“.
Còn nhớ, hồi tháng 6/2018, tòa án huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đã từng mở phiên tòa xử 9 người, “tội gây rối trật tự công cộng”, tổng cộng 30 năm tù giam, trong đó có người nhận án lên tới 5 năm tù giam là ông Dương Văn Ngoan. Có lẽ do ông Ngoan không phải là cán bộ công an như bà Hiền, ông cũng không thuộc diện con ông cháu cha, nếu may mắn như bà Hiền hoặc là một cậu ấm nào đó, biết đâu ông chỉ bị phạt vài trăm ngàn là cùng.
Nhà báo Mạnh Quân bình luận vụ xử bà Lê Thị Hiền: “Với loại này, ngành công an có lẽ không chỉ nên sa thải mà cần bắt giữ và khởi tố ngay vì tội gây rối trật tự công cộng và sỉ nhục người khác theo đúng quy định của Bộ luật hình sự, các bằng chứng: Ghi âm, hình ảnh, nhân chứng đã rất đầy đủ“.
Mời đọc thêm: Nữ hành khách chửi bới, dọa đánh nhân viên Vietnam Airlines vì bị từ chối hành lý quá cân (NĐT). – Nữ hành khách chửi mắng nhân viên an ninh sân bay TSN bị phạt…200 ngàn đồng (Infonet). – Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấm bay bà Lê Thị Hiền (LĐ). – Vì đâu thị trường giáo dục VN bị cho là ‘bát nháo’? (BBC).
Thanh Hóa: Dân đánh kẻng, vây đánh nhóm thanh niên đập phá cổng làng
Báo Trí Thức Trẻ đưa tin: Cả xóm hô hoán nhau ra vây nhóm thanh niên xăm trổ đến đập phá cổng làng. Ngày 21/8, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch UBND xã Trường Minh, huyện Nông Cống, Thanh Hóa, cho biết, xã đang phối hợp với công an huyện làm rõ vụ nhóm thanh niên đến đập phá cổng làng Phú Viên. Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 20/8, có hơn 20 thanh niên xăm trổ đi trên 7 ô tô tới phá cổng làng Phú Viên.
Người dân địa phương báo cáo cán bộ thôn rồi la lên, thông báo qua loa và đánh trống kêu gọi người dân ra bao vây nhóm thanh niên xăm trổ này. Thấy cả trăm người dân đến, nhóm côn đồ lên 5 chiếc ô tô rời khỏi hiện trường, bỏ lại 2 chiếc ô tô.
Báo Người Lao Động cho biết: Vụ dân vây nhóm côn đồ đập phá cổng làng: Mỏ đất gây ô nhiễm hành dân suốt nhiều năm. Vụ công đồ kéo tới đập phá cổng làng Phú Viên có liên quan đến việc khai thác mỏ đất ở đây. Người dân cho biết, mỏ đất được một doanh nghiệp khai thác ở núi Phú Viên gây ô nhiễm môi trường. Dân phản ánh từ năm 2017 đến nay, nhưng không giải quyết, nên họ làm hẹp cổng làng lại để ngăn xe quá tải. Khi đế cổng làng làm xong ngày 16/8, thì 20/8 nhóm côn đồ tới đập phá”.
Mời xem clip côn đồ đập phá cổng làng, đăng trên báo Người Lao Động:
Mời đọc thêm: Vụ đập phá cổng làng ở Thanh Hóa: Nguyên nhân do đâu? (VOV). – Diễn biến mới vụ côn đồ đi xe Lexus 570 đập phá cổng làng bị dân ‘quây’ (ĐSVN). – Hơn 20 thanh niên xăm trổ hùng hổ đập phá cổng làng ở Thanh Hóa (VNN). – Điều tra nhóm đối tượng đi ô tô đến đập phá cổng làng ở Thanh Hóa (GT). – Thanh Hóa: Cảnh sát hình sự điều tra vụ hơn 20 tên côn đồ phá cổng làng (DT).
Tin nhân quyền
Trong tình hình an ninh Thái – Việt tăng cường hợp tác, người tị nạn chính trị VN lo ngại, VOA đưa tin. Bài báo lưu ý sự kiện Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an, tiếp đoàn Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan do tướng Torsak Saardpark, Cố vấn đặc biệt Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan làm Trưởng đoàn. Trong buổi làm việc này, hai bên tuyên bố tăng cường hợp tác.
Bà Nguyễn Thị Thùy, trưởng nhóm tranh đấu bảo vệ Hiến Pháp chia sẻ: “Những người tị nạn chính trị như tôi thì vô cùng hoang mang trước sự hợp tác đó. Những người thật sự gặp nguy hiểm đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Việt Nam; họ đã thoát hiểm bằng con đường vượt biên trái phép, vì vậy trên đất nước này chúng tôi đã có sẵn một tội danh là nhập cư trái phép”.
Cũng VOA có bài: Ngày 22/8 và lời khẩn cầu của người Thượng VN tị nạn ở Thái Lan. Ông Kpa Hùng, từ Gia Lai chạy qua Thái, vừa được Cao ủy Tị nạn LHQ (UNHCR) cấp quy chế tị nạn, nói: “Những người trong chúng tôi đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do lập hội hiện đang ở Thái Lan gặp hoàn cảnh rất khó khăn. Chúng tôi chưa được đất nước nào tiếp nhận. Chúng tôi mong cộng đồng quốc tế và các tổ chức quốc tế quan tâm hơn đến người Thượng chúng tôi ở Thái Lan“.
Mời đọc thêm: Từ Hồng Kông trở về, luật sư nhân quyền Trung Quốc mất tích (NV). – Mỹ cam kết sẽ nỗ lực hết sức để Trung Quốc thả 2 công dân Canada (TT). – Hong Kong: Phong trào biểu tình có lãnh đạo hay không? (BBC). – Cambodia từ chối cấp quốc tịch cho người Việt sống bất hợp pháp (NV). Trong khi đó: Đưa quan hệ Việt Nam-Campuchia không ngừng phát triển trong thời gian tới (TTT).
Phó Chủ nhiệm VPCP và Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La bị kỷ luật
Ngày 22/8/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định kỷ luật Cảnh cáo nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Ông Phạm Viết Muôn bị kỷ luật cảnh cáo vì những sai phạm trong thời gian giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm VPCP và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật theo quyết định ngày 11/7/2019.
Theo kết luận trước đó của UBKT Trung ương, ông Phạm Viết Muôn đã có sai phạm trong việc tham mưu cho lãnh đạo Chính phủ về chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Bận tải.
Bên cạnh đó, Thủ tướng kỷ luật cảnh cáo Phó Chủ tịch Sơn La Phạm Văn Thủy, theo VietNamNet. Thủ tướng ký quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La vì những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác, đã bị UBKTTƯ thi hành kỷ luật vào ngày 7/6.
Trước đó, UBKTTƯ chỉ ra, ông Phạm Văn Thủy với tư cách Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT và ông Hoàng Tiến Đức, Tỉnh ủy viên, GĐ Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La.
Mời đọc thêm: Kỷ luật cảnh cáo Phó Chủ tịch Sơn La, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (TP). – Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn (PLVN). – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Phạm Văn Thuỷ bị kỷ luật cảnh cáo (Thanh Tra). – Thủ tướng kỷ luật Phó chủ tịch Sơn La Phạm Văn Thủy vì liên quan gian lận điểm thi (VTC).
Khởi tố cán bộ xả lũ thủy điện gây chết người
Vụ thủy điện xả nước không báo trước gây chết người: Khởi tố 2 cán bộ nhà máy, báo Người Lao Động đưa tin. Ngày 22/8, Công an huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Anh và Trần Quyết Tiến tội “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính“, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 bị can này. Nguyễn Văn Anh là trưởng ca của nhà máy thủy điện Nậm Nơn, còn Trần Quyết Tiến là người trực vận hành nhà máy vào thời điểm xảy ra vụ việc.
Trước đó, vào chiều ngày 23/5/2019, ông Vi Văn May cùng em trai là Vi Văn Thân đang chèo thuyền dưới khu vực đập thủy điện Nậm Nơn, thì nhà máy thủy điện này mở cửa xả nước. Lượng nước lớn xả bất ngờ, khiến chiếc thuyền bị lật, ông May bị chết đuối.
Mời đọc thêm: Khởi tố 2 nhân viên nhà máy thủy điện xả nước gây chết người (Tin Tức). – Xả nước thủy điện gây chết người, 2 nhân viên ở Nghệ An bị khởi tố (VNN). – Nhà máy thủy điện xả lũ sai quy trình gây chết người ở Nghệ An: Khởi tố 2 nhân viên vận hành (VTC).
Sạt lở ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Báo Thanh Niên có bài: Bất an vì sạt lở bủa vây. Những con số cho thấy tương lai ảm đạm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: Khu vực này hiện có tổng cộng “564 điểm sạt lở với chiều dài trên 834 km; trong đó sạt lở bờ sông là 512 điểm với chiều dài 566 km, đe dọa cuộc sống của hàng vạn người dân”.
Chỉ riêng ở An Giang, đến chiều 21/8, điểm sạt lở tuyến Quốc lộ 91 tiếp tục “diễn biến phức tạp, khi nhiều vết nứt dài tiếp tục xuất hiện. Trước đó, hàng trăm mét chiều dài quốc lộ, ăn sâu vào bên trong hàng chục mét đã bị sạt xuống sông”. Tuyến đường độc đạo từ TP Cần Thơ, TP Long Xuyên lên TP Châu Đốc và các huyện giáp biên giới Campuchia bị cắt đứt hoàn toàn. 26 hộ dân buộc di dời khẩn cấp.
Báo Đất Việt đặt câu hỏi về tình hình QL91 sạt lở nghiêm trọng: 780 tỷ đồng có cứu được? UBND tỉnh An Giang đang kiến nghị Chính phủ xem xét chủ trương đầu tư dự án kiên cố hóa Quốc lộ 91, có tổng chiều dài tuyến gia cố sạt lở là 2.030m với kinh phí khoảng 500 tỉ đồng. Tỉnh này còn kiến nghị hỗ trợ thực hiện dự án xử lý sạt lở bờ sông Hậu, có chiều dài 2,379m, với kinh phí 280 tỉ đồng.
Trong diễn biến sạt lở trước đó, 25 tỉ đồng trôi sông, theo báo Thanh Niên. Số tiền đó là để “thả bao tải cát với khối lượng cát tương ứng khoảng 26.000 m3 xuống sông, nhằm ổn định đường bờ, tạo mái xử lý sạt lở khẩn cấp”. Kết quả: Đến ngày 18/8, toàn bộ bao cát được thả xuống với chiều cao hơn 1 m so với sông Hậu đều bị sạt hoàn toàn xuống sông!
Dù sạt lở ở Đồng bằng Sông Cửu Long trước mắt chủ yếu là sạt lở bờ sông, nhưng vẫn là hệ quả của nước biển dâng, lấn vào đất liền. Nước biển dâng khiến độ mặn của đất ở các tỉnh phía Nam giáp biển ngày càng tăng, thậm chí yếu tố nhiễm mặn ngày càng lan sâu vào đất liền, tạo nên sự mất ổn định của đất trước khi trôi xuống biển.
Mời đọc thêm: ĐBSCL: Sạt lở ngày càng nghiêm trọng (NNVN). – Gấp rút hoàn thành tuyến tránh Quốc lộ 91 bị sạt lở tại An Giang (GDTĐ). – An Giang kiến nghị chi 500 tỉ chặn sạt lở quốc lộ 91 (PLTP). – Dân An Giang bất an vì sạt lở bủa vây (NV). – Sạt lở đất ở hồ thải quặng đuôi nhà máy alumin Nhân Cơ (TT). – Lào Cai: Diễn tập ứng phó lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và tìm kiếm cứu nạn năm 2019 (BP).
Đà Nẵng trong cơn khát, Quảng Trị hạn hán
Thiếu nước sinh hoạt cuộc sống người dân Đà Nẵng đảo lộn, theo VOV. Một người dân TP Đà Nẵng cho biết, tình trạng thiếu nước diễn ra từ tối 19/8 đến nay. “Không có nước sử dụng, gia đình chị phải mua nước đóng bình về nấu ăn, còn tắm giặt thì đi xin nước giếng ở gần đó”.
Ông Hà Văn Phước, GĐ Xí nghiệp cấp nước Sơn Trà cho biết: “Nguồn nước Cầu Đỏ cấp cho địa bàn thành phố suy giảm do nhiễm mặn. Đối với Sơn Trà là khu vực cuối nguồn tập trung nhiều nhà hàng khách sạn và dân cư khi mà thiếu nước Công ty giảm công suất thì áp lực và lưu lượng sẽ giảm theo. Khi đó lưu lượng và áp lực cấp qua Sơn Trà tụt giảm”.
Báo Dân Việt viết: Thủy điện xả, Đà Nẵng vẫn thiếu nước khi độ mặn lên ngưỡng lịch sử. Bài báo lưu ý, “đến 3h45 sáng nay (22/8), độ mặn ở Nhà máy nước Cầu Đỏ đã xác lập giá trị mới cao nhất về nồng độ mặn là 5.290 mg/l, vượt xa giá trị 4.411 mg/l ghi nhận được lúc 9h30 ngày 2/7 vừa qua”. Độ mặn này đã “dập tắt hy vọng khôi phục cấp nước sinh hoạt trên địa bàn TP Đà Nẵng” theo phương án khẩn cấp xả nước từ các hồ chứa thủy điện tối đa, liên tục 24 giờ.
Báo Văn Hóa đưa tin: Thủy điện lớn nhất Quảng Trị dừng hoạt động vì cạn nước. Đại diện Công ty Thủy điện, thủy lợi Quảng Trị xác nhận, bắt đầu từ 0h ngày 16/8, công ty này phải tạm ngừng phát điện ở tất cả các tổ máy. Nguyên nhân là do hạn hán kéo dài khiến mực nước tại đây xuống thấp hơn mực nước chết quá 1m. Các tổ máy không tiếp tục vận hành được do áp lực nước không đủ.
Trong tình hình hạn hán vẫn chưa chấm dứt ở Quảng Trị, “nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho nhiều khu vực trung tâm thường xuyên bị cắt luân phiên cũng làm cho cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Và đến thời điểm này, công trình thủy lợi, thủy điện lớn nhất của tỉnh cũng phải tạm dừng hoạt động vì thiếu nước”.
Mời đọc thêm: Đà Nẵng họp khẩn ‘xin nước’ từ các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn (Zing). – Thiếu nước sinh hoạt trầm trọng tại Đà Nẵng: Bế tắc nguồn cung nước thô (GDTĐ). – Đà Nẵng tính phương án làm đập tạm để có nước sinh hoạt (VNE). – Trường học đóng cửa, xe quân đội tiếp nước cho dân (TT). – Đà Nẵng: Chờ nhà máy nước ngàn tỷ đến bao giờ? (TNMT). – Thiếu nước sinh hoạt: Nhận tội với dân, rồi sao nữa? (TT).
– Thiếu nước, thủy điện vận hành cầm chừng (VTV). – Miền Trung vật vã khát: Hồ cạn, sông mặn, dân thức đêm hứng nước (TT). – Loạt thủy điện về mực nước chết, EVN đề nghị tiết kiệm nước (Infonet). – Thiếu hụt 30 tỷ m³ nước, EVN kêu gọi vùng hạ du các thủy điện miền Trung – Tây Nguyên “dè sẻn” nước (SGGP). – Điện hạt nhân chưa gì thay thế được, đến lúc Việt Nam cần (VNN). – Đề xuất tái khởi động các dự án điện hạt nhân (ANTĐ). – Lũ không về, làng ghe xuồng di sản Bà Đài đìu hiu (TT).
***
Thêm một số tin: Sân bay Tân Sơn Nhất tắc nghẽn vì cứ 1,5 phút lại có một chuyến bay cất, hạ cánh (ANTĐ). – Máy bay xếp hàng chờ trên đường băng Tân Sơn Nhất, quản lý bay nói gì? (GT). – Vì sao diện tích sân bay Tân Sơn Nhất hiện chỉ bằng 1/4 so với năm 1975? (DT).
– Vụ vô cớ phá nhà lấy đất của Bà mẹ VNAH ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An: Chính quyền nên dũng cảm sửa sai (NM). – Khuất tất ở dự án người nhà nguyên lãnh đạo Quốc Oai, bao giờ xử lý trách nhiệm? (GDVN). – Công an huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định: Có hay không việc hình sự hóa quan hệ dân sự? (NM).
– Đừng để trẻ em là nạn nhân của xâm hại tình dục (LA). – Khởi tố vụ án huy động hàng trăm tỉ nhưng không giao đất (TT). – Cựu thủ tướng Đan Mạch: ‘Thưa ông Trump, nỗ lực quốc phòng không chỉ tính bằng tiền’ (NV).