11-8-2019
Những gì chân tình, ấm áp của con người dường như không có mặt trong không gian nhỏ bé của chiếc xe bus đưa đón học sinh ấy. Cũng không có bên trong lớp học của chúng.
Vì bằng logic truyền thống của xã hội Việt Nam về mối quan tâm con người, chúng ta đã phải đặt ra nhiều câu hỏi, dưới đây chỉ là đại khái.
Những đứa trẻ cuối cùng ra khỏi xe liệu đã được dạy dỗ để quan tâm những gì xung quanh mình, đặt câu hỏi, tìm chỗ trả lời và biết ứng xử trước một bất thường mà mình quan sát được?
Cô nhân viên đưa đón trẻ có thể bằng cách nào phát hiện ra sự thiếu hụt số trẻ?
Người lái xe hay hãng xe phải chi luôn chú ý hướng dẫn hành khách của mình về an toàn, về sử dụng các phương tiện và cách thoát hiểm khi ở trong xe?
Với cô giáo phụ trách lớp học thời buổi này có đủ phương tiện và điều kiện để nhận ra tín hiệu bất thường ngay ngày thứ hai đến trường đứa trẻ đã không hiện diện ở lớp?
Có những khoảng trống con người trong toàn bộ qui trình đến trường của những đứa trẻ. Con người dường như cũng đã biến hình trên những khoảng trống đó.
Những đứa trẻ cắm đầu cắm cổ đi học như người nông dân ra đồng từ lúc tinh sương không còn đến trường trong sự sảng khoái, tỉnh táo. Nhân viên đưa đón thay vì làm bảo mẫu đã làm lơ xe. Tài xế thì chỉ điều khiển phương tiện. Nhà trường là cơ sở vật chất kĩ thuật của giáo dục. Giáo viên đứng lớp. Chủ trường là nhà đầu tư. Phụ huynh là một bên hợp đồng dịch vụ…
(Mà cũng lạ, một sự nghiệp giáo dục lớn nhanh như thổi do chính con em chuyên chính cộng sản lại mang tên ngoại, gắn mác quốc tế, như biến hình vậy)
Nhưng nền giáo dục cũng đang phổ cập bậc tiểu học theo luân lí ấy.
Người ta đã rút ruột chính sách phổ cập giáo dục, vốn nhằm tạo cơ sở nâng cao dân trí và đào tạo trẻ em thành công dân tốt. Để nó còn lại chỉ như việc xử lí gánh nặng học phí. Một nền giáo dục bắt buộc, không đóng học phí lại chẳng miễn phí!
Vậy, nhưng người nghèo, người vùng sâu, vùng xa phải hàm ơn, lại còn đeo mặc cảm là gánh nặng lạc hậu, thấp kém.
Trong khi đó, người ta thả cửa cho đủ kiểu bất bình đẳng tồn tại trong nhà trường.
Xã hội hoá hay thương mại hoá, biến các quan hệ vốn mô phạm thành quan hệ dịch vụ; biến sự tham gia của người dân vào nền giáo dục quốc dân thành quá trình đổi chác, đầu cơ?
Tiểu học, như luật định, là “cơ sở ban đầu hết sức quan trọng” lại chẳng khác gì một chợ trời.
Sẽ là tương lai nào, từ những hạt giống của đặc quyền, ưu tiên, hay chính những con dân quen gục mặt hàm ơn ấy?
Viễn cảnh ấy và con đường đến trường của những đứa trẻ hôm nay dường như không phải từ mối quan tâm đích thực đến con người.
Đó mới chính là sự sống hãy còn bị bỏ quên dù chúng ta “rất lấy làm tiếc” đều đặn mỗi nhiệm kì chính trị.
Phải chăng con người chỉ còn là ảo ảnh trong các hình dung phát triển?
Tiên Sinh, Thái Bá Tân.
Trên cổng một trường nọ
Ở Nam Phi, người ta
Khắc câu nói nổi tiếng
Của Nelson Mandela.
“Muốn hủy diệt một nước,
Không cần bom hạt nhân.
Tên lửa và đại bác,
Tàu chiến cũng không cần.
Chỉ cần ngành giáo dục
Của nước ấy suy đồi.
Chuẩn thấp, chất lượng thấp
Gian lận điểm và rồi
Các bác sĩ nước ấy
Sẽ giết chết bệnh nhân,
Và các nhà chính trị
Hoang phí tiền của dân.
Mua bằng, gian lận điểm,
Kỹ sư, nhà mới xây
Nứt lún hoặc sụp đổ,
Hoặc thẩm thấu suốt ngày.
Cũng vì lý do ấy,
Trong tay các quan tòa
Công lý bị bóp méo,
Gây hậu quả xót xa.
Khi giáo dục xuống cấp,
Trí thức thành lưu manh.
Tôn giáo sẽ xung đột.
Đất nước sẽ chiến tranh.
Vì vậy, để sụp đổ
Ngành giáo dục nước nhà,
Tức là tự cho phép
Sụp đổ một quốc gia.
Nguồn Mạng.
Chê bai Giáo Dục và Y Tế đến mức nào cũng không sai.
Chỉ cần nhớ rằng… Đạo đức truyền thống của hai ngành này (thầy giáo và thầy thuốc) là vũ khí để hai ngành này tự bảo vệ trước sự ô nhiễm từ các ngành khác thâm nhập vào.
Ấy thế mà tới nay hai ngành này cũng bẩn thỉu gớm ghiếc.
Cái sai của những lời chê bài là không nhấn mạnh rằng: Ô nhiễm lan tới hai ngành đạo đức truyền thống này chứng tỏ mức ô nhiễm toàn xã hội đã lên tới tột đỉnh rồi.
Nói giùm anh Phúc
Gateway gây sự bất bình
Lơ là để chết bé nam sinh
Cộng đồng trên mạng om xòm quá
Ắt hẳn là chưa thấu hiểu tình
Việc chẳng liên quan tới cái Trang (1)
Chúng chỉ chia cho ít cổ phần
Để được bảo kê từ bố nó
Tiền lời tháng tháng chúng chia phân
Tôi làm Thủ Tướng chẳng bao lâu
Thu vén ngày đêm vẫn khít khao
Được vài ngàn tỷ chưa lưng túi
So bao người khác thấm vào đâu
Hãy để gia đình tôi được yên
Nếu còn nhiễu sự muốn gây phiền
Thì tôi sẽ chẳng còn kiên nhẫn
Cây lặng mà sao gió chẳng im
(1) Nguyễn thị Xuân Trang là con gái Nguyễn Xuân Phúc,
cổ đông trường Gateway
11.8.2019
Cử Hai
Chế độ xhcn VN có ngành nghề làm tiền đa dạng là ngành giáo dục.Từ chuyên sách giáo khoa,trang phục,hệ thống các loại trường học ,cấp học,thì đầu vào, thì đầu ra,…người học từ mẫu giáo đến cán bộ lãnh đạo tại chức,rồi bán các loại bằng,các chức danh….Bất cứ bộ phận nào trong những việc kể trên đều có thể làm tiền độc quyền trong giáo dục!