7-8-2019
Sáng sớm mở mắt tỉnh dậy, tôi bật điện thoại lướt sơ Facebook xem có tin gì mới không như thường lệ! Tim tôi bỗng nhói đau khi đọc được tin một cháu bé ở Hà Nội bị chết do bị bỏ quên trong xe đưa đón học sinh của trường quốc tế Gateway! Đứa bé mới 6 tuổi, cũng trạc tuổi con tôi! Đọc tiếp những tin tức liên quan khác thì ngoài sự chia sẻ cảm thương của mọi người về bi kịch không đáng có là những sự phẫn nộ khi nhà trường đưa ra thông báo về vụ việc đáng tiếc này không đúng sự thật…
Trong thông báo của nhà trường có ghị “Vào khoảng 16h00, phát hiện sự việc có một học sinh lớp 1 của trường BẤT TỈNH trên xe buýt”. Bất tỉnh có nghĩa là “chưa chết khi phát hiện” do vậy nhà trường đã làm những bước sau “nhà trường đã đưa em học sinh vào phòng y tế để sơ cứu”, “gọi xe cấp cứu của Bệnh viện E đưa ngay vào viện” và “bác sĩ đã tận tình và làm tất cả các biện pháp để cứu chữa nhưng rất tiếc là em đã không thể qua khỏi”… đọc đến đây có lẽ trách nhiệm về cái chết của em nhỏ đã được chia sẻ nhỏ ra từ phòng y tế nhà trường, xe cấp cứu rồi đến cả các BS của bệnh viện E… Chữ “BẤT TỈNH” này có sức mạnh riêng của nó nếu sau này được xem là lời khai trước tòa…
Sự phẫn nộ của gia đình cháu bé và của mọi người do họ không tin đứa bé “BẤT TỈNH” khi được phát hiện sau hơn 8 tiếng đồng hồ bị bỏ quên và nhốt trong xe (xe đưa đón học sinh vào trường lúc 7h30. Đến khoảng 16h30, cháu bé được phát hiện trên xe buýt). Chung quanh câu chuyện cũng đang có nhiều tình tiết không rõ ràng như:
– “Một đại diện nhà trường kể lại khi phát hiện cháu bé trên xe, y tá của trường tiến hành hô hấp, ép lồng ngực, nắn tay chân và thấy mạch của cháu bé còn đập, chân tay mềm.”
– Anh Chung – nhân viên trường Gateway kể với Zing.vn, khoảng hơn 16h30, anh là người bế bé trai 6 tuổi từ chiếc xe đưa đón Ford 16 chỗ đi cấp cứu. “Tôi thấy cháu bé ở ghế sau ghế tài xế nên bế đi”, nhân chứng nói và cho biết anh không còn nhớ vì sao phát hiện ra nạn nhân.
– Bác sĩ xác nhận cháu bé tử vong trước khi vào viện.
Xác định một người chết lúc nào là một trong những tình tiết được xem là rất quan trọng trong các vụ án. Trong trường hợp này cũng vậy, làm sao biết được cháu bé có thật sự chỉ “BẤT TỈNH” khi nhà trường phát hiện cháu sau hơn 8 tiếng bị bỏ quên và nhốt trong xe hay không?! Dựa vào tài liệu khoa học về pháp y thì một trong những yếu tố quan trọng để xác định thời gian chết đó là “sự co cứng của tử thi” (tiếng Anh là Rigor Motis).
Hiện tượng xác chết bị co cứng là do khi cơ thể chết đi, các tế bào không còn hoạt động nữa, hô hấp tế bào dừng lại dẫn đến cạn kiệt oxy, ATP không còn được tạo ra nữa (ATP là năng lượng được tạo ra từ ty thể). Do không còn năng lượng, các bơm SERCA có nghiệm vụ giữ cân bằng ion Canxi trong màng lưới cơ tương (sarcoplasmic reticulum) ngừng hoạt động dẫn sự khuếch tán ion Canxi từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp kết hợp với troponin và tạo thành cầu nối ngang giữa các protein myosin và actin dẫn đến sự cứng cơ. Trong các tài liệu về khoa học hình sự người ta cho thấy hiện tượng cứng cơ bắt đầu xảy ra khoảng 1-2 tiếng sau khi chết và đạt đến mức cao nhất sau khoảng 12 giờ, duy trì trạng thái cứng trong khoảng 12 giờ tiếp theo và từ từ hiện tượng này mất đi khi cơ thể chuyển sang giai đoạn phân hủy tiếp theo…
Quay lại câu chuyện cháu bé lớp 1
– Dựa trên lời ba cháu nói là vẫn thấy người cháu cứng khi đưa vô bệnh viện và quãng đường từ trường đến bệnh viện khoảng 20 phút thì cho thấy là cháu bé đã chết trước đó.
– Dựa trên hình ảnh ghi lại được từ camera của trường lúc bảo vệ bế cháu ra khỏi xe (được cho là khoảng 4 giờ chiều). Mình chụp lại màn hình dựa trên đoạn phim đăng trên báo Zing lúc giây thứ 11, khung hình anh bảo vệ bế cháu bé được cắt ra và quay thẳng đứng so với mặt đất cho thấy tay trái của anh bảo vệ bế phần mông của bé (mũi tên xanh lá) và phần đầu gối của cháu bé vẫn duỗi thẳng (mũi tên đỏ) chứ không gập lại do trọng lực như “NGƯỜI CÒN SỐNG”! Điều này cũng có thể cho thấy cháu bé đã chết ít nhất 1 giờ hoặc hơn trước khi được đưa xuống xe…
Chúng ta có thể thấy các chứng cứ hiện tại cho thấy cháu bé “ĐÃ CHẾT” trước khi được nhà trường phát hiện. Do vậy mọi chuyện diễn ra phía sau như cô y tá của trường tiến hành hô hấp, ép lồng ngực, nắn tay chân là không còn ý nghĩa và càng khó tin khi cô y tá khẳng định cháu “còn mạch đập”!
Qua chuyện này, tôi thấy điều mà trường quốc tế Gateway cần phải làm lúc này là “THÀNH THẬT” và thành khẩn nhận lỗi và trách nhiệm của mình trong việc này hơn là quanh co, vòng vo và lẫn tránh. Tôi mong qua chuyện này cũng là một bài học để các dịch vụ đưa đón các cháu nhỏ cần được làm cẩn thận hơn, nên bổ sung những quy trình bắt buộc cho những người trực tiếp chăm sóc các cháu bé như việc đơn giản nhất là điểm danh các cháu khi lên và xuống xe, khi chuyển các cháu từ người này sang người khác, từ chỗ này sang chỗ khác!
Thành kính phân ưu cùng gia đình!
TS. Nguyễn Hồng Vũ- Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA; Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím.
_____
Tài liệu/thông tin tham khảo:
– Shivpoojan Kori, 2018. Time since Death from Rigor Mortis: Forensic Prospective. J Forensic Sci & Criminal Inves 9(5): JFSCI.MS.ID.555771
– Nam sinh lớp 1 trường Gateway tử vong vì bị bỏ quên trên xe đưa đón (Zing)
ngành giáo dục khui ra mới thấy nhiều điềukhó hiểu. Ông Trưởng phòng giáo dục quận Cầu Giấy thì bảo là trường Gateway tự ý gắn thêm chữ Quốc Tế từ năm 2011 đến nay để câu khách.
Xe chở HS mà dán kính mờ trong khi ngồi trong xe nhìn phố phường cũng là niềm vui của HS và khi trong xe có sự cố bên ngoài có thể phát hiện.
Giáo viên đứng lớp không được nắm số Điện thoại của phụ huynh. Khi điểm danh mới báo tên HS vắng cho một nhân viên văn phòng rồi nhân viên này mới báo cho Phụ Huynh nếu phụ huynh không ó điện xin phép. Rủi thay , hôm em Long vắng ở lớp, nhân viên văn phòng này nghỉ phép.Thật nực cười khi học sinh mới nhập học có 2 hôm, mọi sự còn mới mẻ, chưa vào nề nếp, công việc bộn bề mà nhà trường cho nhân viên nghỉ phép???
Quá nhiều điều mờ ám chung quanh cái chết thương tâm của một em bé mời đi học lớp một được 2 ngày.
hai từ “Quốc Tế ” bây giờ bị lạm dụng để câu khách. Điều kiện nào để được gọi là trường “Quốc Tế”? Bệnh viện Quốc Tế, Trường quốc tế, chắc chắn không được thành lập bởi các bác sĩ, nhà giáo tài năng, tâm huyết. Bởi các bậc ấy đều rất nghèo và hay nản lòng khi chạy chọt giấy phép.
Vậy các cơ sở ấy thường được xây dựng bởi các đại gia rất giàu.
Họ có đủ điều kiện xây cơ sở vật chất sang trọng, lộng lẫy để thu hút khách hàng và mục đích của họ là giá thu tiền cao ngất ngưởng.
Còn chất lượng phục vụ thì sao.
Chưa chắc người hiền, người tài, người có chuyên môn và có lương tâm được nhận vào.
Ưu Tiên một là các cậu ấm, cô chiêu con cháu giám đốc vào trước.
Con cháu các quan chức tiếp theo.
cuối cùng muốn vào làm ở đây cũng phải là con nhà giàu có đủ tiền mua việc.
cơ sở vật chất thì to lớn nhưng chất lượng điều hành, đội ngủ nhân viên thì không có gì bảo đảm. Tóm lại nền giáo dục Việt Nam nát bét. Phụ huynh nghèo cũng khổ mà phụ huynh giàu cũng chẳng biết đặt niềm tin nơi đâu.
cái chết của cháu bé có nhiều điều mờ ám.
-Khi cháu đi học cháu mặc áo đồng phục màu đỏ. Khi nhận xác cháu mặc áo màu trắng. Cái áo màu đỏ đang ở đâu.
Nằm chết quằn quại vì đói, khát, thiếu oxy xác còng queo không ngay chừ hai chân duổi thẳng như trong hình.
Khi lên xe em ngồi ghế cuối, xác được tìm thấy nằm trên sàn xe ở hàng ghế sau lưng tài xế.
Vậy khi tài xế vào bải giử xe , mở cửa xe bước lên xe sao tài xế không nhìn thấy xác cháu. Phải đến khi xe chạy vào trường đón học sinh, cô giáo mở cửa xe , cô mới phát hiện xác cháu bé?.
Các em HS cùng lớp là những nhân chứng quan trọng. Các em có thể cho biết:
– Khi lên xe bé Long ngồi ở ghế nào.
– Bé Long có xuống xe vào lớp học sáng hôm đó không?
– Khi ngồi trên xe bé Long mặc áo màu gì.?
Thật là một chuyện đau lòng. Rất mong mọi sự được sáng tỏ.
Do hiệu ứng nhà kính mà nhiết độ trong xe tăng lên làm bé tử vong. Một cái chết đau đớn. Tôi còn nhớ một tin đăng ở báo Tuổi trẻ cách đây vài năm, ở một thành phố thuộc nước Nga rằng cha mẹ của một bé đi siêu thị đậu xe trong bóng râm, để con trong xe, đóng kín cửa cho an toàn. Thời gian sau đó, không còn bóng râm nữa, ánh sáng mặt trời chiếu vào gây ra hiệu ứng nhà kính. Đứa bé lồng lộn, và có người nhìn thấy hiểu biết hiểm nguy đã dùng đá đập bể kiếng giải thoát cháu bé.
Tất cả tính mạng của chúng ta đã giao vào tay tử thần Trọng Lú.