Về luận án tiến sĩ của bà Xuân lu

Nguyễn Hưng Quốc

17-7-2019

Trong cả tuần qua, trên facebook, người ta xúm vào chửi bà Phó giáo sư Phan Thị Hồng Xuân là vớ vẩn, thậm chí, ngớ ngẩn khi đề xuất ý kiến dùng lu để ngăn chận tình trạng ngập lụt trong thành phố.

Chửi như vậy, theo tôi, cũng hợp lý. Bà quả là ngớ ngẩn thật.

Tuy nhiên, cũng theo tôi, một số người đi quá xa khi chê bai, trong luận án tiến sĩ của bà, bà chỉ nghiên cứu về các cộng đồng nhập cư ở Malaysia. Lý do người ta chê bai là tại sao bà, là người Việt, lại không nghiên cứu về Việt Nam, mà lại nghiên cứu về một quốc gia xa xôi là Malaysia?

Nhìn như vậy, theo tôi, khá hẹp hòi. Trên thế giới, không ai đặt vấn đề như vậy cả. Tại trường Victoria University, nơi tôi giảng dạy, sinh viên có thể làm luận án tiến sĩ về bất cứ quốc gia nào họ thích. Bản thân tôi cũng từng hướng dẫn nhiều sinh viên (cả sinh viên Úc) chọn nghiên cứu về Việt Nam. Không ai đòi hỏi tại đại học Úc, người ta chỉ cần hoặc chỉ nên nghiên cứu về nước Úc. Không có giới hạn ấy. Thậm chí các đại học còn được khuyến khích đa dạng hoá các lãnh vực nghiên cứu nữa là khác. Chỉ cần có hai điều kiện thiết yếu: Thứ nhất, giáo sư hướng dẫn phải am hiểu về lãnh vực mà sinh viên chọn; và thứ hai, các giáo sư chấm luận án phải là các chuyên gia trong lãnh vực ấy. Hết.

Tôi cho, trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, chúng ta nên khuyến khích sinh viên và nghiên cứu sinh nên nghiên cứu về các quốc gia khác. Để mở rộng tầm nhìn. Để rút kinh nghiệm. Không nên bài ngoại. Và cũng không nên sợ “người ta” thắc mắc “Hà cớ chi người Việt Nam ở xa lắc xa lơ lại vơ lấy làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình?”

Cho nên, theo tôi, luận án tiến sĩ của bà Hồng Xuân không có vấn đề gì nếu cả giáo sư hướng dẫn lẫn các giáo sư phản biện đều là các chuyên gia am tường về Malaysia.

Còn chuyện ở Việt Nam không có ai thực sự đáng mặt là chuyên gia về Malaysia thì lại là chuyện khác.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Tôi cũng thấy như tác giả nguyễn hưng quốc. Bà ấy làm nghiên cứ về Mã Lai? Chẳng có vấn đề gì cả. Vấn đề là cái luận án của bà ấy có xứng đáng cấp tiến sĩ hay không, nhưng chẳng ai ở đây có thẩm quyền để đánh giá. Mấy người ồn ào chỉ trích bà ấy cũng không có thẩm quyền chuyên môn để đánh giá.

    Dầu sao thì bà ấy là tiến sĩ của Việt Nam. Vậy thôi.

    Tuy nhiên, nhìn qua những nghiên cứu của bà (đường link dưới đây) thì thấy rất sơ sài. Thực ra chẳng có bài nào có thể xem là “nghiên cứu khoa học” cả. Điều này cũng chẳng có gì quá ngạc nhiên bởi vì trình độ khoa học của tuyệt đại đa số giáo sư hay “phó” giáo sư ở đây chỉ vậy thôi. Không phải lỗi của bà ấy mà là lỗi của chế độ.

    https://www.atlantis-press.com/proceedings/insyma-18/25892052
    https://www.tci-thaijo.org/index.php/pegbuu/article/view/186264
    https://www.tci-thaijo.org/index.php/pegbuu/article/view/199437
    https://www.tci-thaijo.org/index.php/pegbuu/article/view/199417

  2. Bà Xuân nói việc dùng lu là “sáng kiến đã được các chuyên gia của JICA nêu lên trong một cuộc họp gần đây mà bà tham dự”. Nhựng theo đài VOA, JICA đã “phủ nhận từng có sáng kiến ‘dùng lu chống ngập”’!
    Có phải bà Xuân đã dối trá? Nếu không phải, thì có lẽ bà đã ngủ mê trong cái cuộc họp có các chuyên gia JICA.
    Giống như các nghị gật trong các cuộc họp Cuốc hội CHXHCN VN.
    Hãy gọi bà Xuân là bà nghị “Xuân ngủ” – ngu xuẩn!

  3. Hahahaha, tớ nói rùi, tin đám đần như gs tón Nguyễn Ngọc Chu, Nguyễn Tiến Tường, Chu Mộng Long … lú ráng chịu . Trí thức xã hội chủ nghĩa … wtf you expect!

  4. Cái đơn giản nhất :c,k,q đều đọc là cờ mà cả nước tranh luận không có hồi kết, trong khi một người đổ rác của tây cũng giải thích được một cách chính xác, cho thấy cái dân trí thấp kém. Nên cái chuyện chửi người khác mà còn không đúng chỗ cũng là điều dễ hiểu….

Comments are closed.