16-7-2019
Tạo ra một mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm “mang bản sắc Việt Nam” không quá khó về mặt kĩ thuật, dù rằng đạt đến trình độ của Google và Facebook thì Việt Nam chưa thể. Nhưng sự tồn tại của MXH hay công cụ tìm kiếm sẽ vô nghĩa nếu thiếu người dùng. Mà để người dùng chuyển từ công cụ này sang công cụ khác thì kĩ thuật thôi là chưa đủ, mà còn là giải pháp mang tính quản trị xã hội (social engineering).
Trung Quốc là một quốc gia cực kỳ thành công trong việc sử dụng social engineering để độc quyền hoá MXH và công cụ tìm kiếm, và nó dễ khiến những chính quyền lân bang – đồng văn đồng chủng đồng chí – mong muốn làm theo. Nhưng Việt Nam thì hoàn toàn khác Trung Quốc, và cho dù có áp dụng các cách làm của Trung Quốc (cấm MXH nước ngoài, đài thọ cho doanh nghiệp trong nước) thì Việt Nam cũng đã quá trễ. Trung Quốc thành công vì người dân nước này chưa bao giờ một lần biết đến Facebook, Youtube, hay Google. Việt Nam thì khác hẳn, và đó cũng là rào cản lớn nhất phải vượt qua. Quan điểm, kí ức, và trải nghiệm là thứ dữ liệu không thể xoá bỏ được.
Người dùng Việt Nam chọn Facebook, Google, và Youtube (so với các nền tảng khác) không chỉ bởi nó tiện hơn, đẹp hơn, sang hơn, kết nối hơn (bản thân các lý do trên là quá đủ), mà còn vì đó là công cụ để vượt qua vòng kiểm duyệt của Nhà nước. Nếu một MXH hay một công cụ tìm kiếm mới không đáp ứng được nhu cầu tự do thông tin đó, thì cũng không có ai muốn sử dụng. Đồng ý rằng khi tiến ra “xa lộ thông tin”, những người dùng Việt Nam đã trở nên bối rối và các “tai nạn thông tin” (fake news – cả từ phía chính quyền lẫn xã hội) diễn ra khá nhiều. Nhưng vấn đề không nằm ở đầu nguồn thông tin, mà là nằm ở những cái đầu tiếp nhận thông tin.
Cho dù có đạt dân số vàng 96 triệu dân thì cũng không đủ lớn để đóng cửa chơi với nhau được, mà thay vào đó phải tập cho người dân biết lưu thông an toàn trên chính xa lộ thông tin đó, bằng các kĩ năng phản biện thông tin, nghi ngờ phát ngôn, chỉ trích quan điểm. Đây là giải pháp chậm hơn, nhưng bền vững hơn, và không chỉ dùng cho mỗi một lĩnh vực. Tất nhiên, cái tiến thoái lưỡng nan đó là giải pháp này sẽ lại tạo ra một môi trường không thân thiện và khó quản lý dành cho nhà cầm quyền và những cái đầu coi thường quần chúng và đề cao giới tinh hoa tự phong thì không thể nuốt trôi được.
Tất nhiên, người ta vẫn có thể che đậy mục đích theo dõi quần chúng bằng các chiêu bài về chủ quyền dữ liệu và an ninh trên mạng, và bản thân các cái cớ đó thật ra lại là thoả đáng. Nhưng cũng như một vị tướng nhà Hồ ngày xưa đã nói, chỉ sợ lòng dân không theo – mà vốn dĩ đó lại là thứ không máy móc, kĩ thuật nào hiện nay có thể thay đổi được.
Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 01/1/2019, nhưng để Luật dc áp dụng nhanh chóng, có hiệu quả vào cuộc sống thì Chính phủ đã bổ sung thêm từng bước những công cụ hổ trợ như:
1/Hạn chế tự do báo chí bằng việc sắp xếp lại các cơ quan báo chí trong cả nc.
-Ngày 03/4/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 362/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Tiếp theo, ngày 04/6/2019 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã ký ban hành Kế hoạch số 1738/KH-BTTTT triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
2/Nhanh chóng lắp đặt và tích hợp các hệ thống camera giám sát để nhận diện khuôn mặt, nhận dạng loại phương tiện, phát hiện đám đông, phòng chống các tình huống bạo động, biểu tình, các hành vi gây rối trật tự công cộng.
-Sáng 22/6/2019, UBND TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá 18 tháng triển khai Đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh (ĐTTM) giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo: “Tăng tốc, quyết liệt triển khai đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh”. Xây dựng ĐTTM có các trung tâm lắp hệ thống camera giám sát gồm:
*Trung tâm giám sát và điều khiển giao thông đặt tại Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn thuộc Sở Giao thông Vận tải TP.
*Trung tâm chỉ huy hình ảnh và an ninh đặt tại Trụ sở Công an Quận.
*Trung tâm Điều hành ĐTTM đặt tại Trụ sở UBND Quận.
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã phê duyệt Đề án thành lập Công ty cổ phần vận hành Trung tâm An toàn thông tin Thành phố. Trên cơ sở này, Thành phố sẽ tổ chức thành lập công ty với phần góp vốn của Nhà nước chiếm từ 51% trở lên vốn điều lệ, với sự tham gia góp vốn của các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh thông tin.
3/Thành lập mạng xã hội & công cụ tìm kiếm VN, song song vạch lộ trình sẽ loại bỏ dần Youtube, Google, Facebook.
-Ngày 15/7/2019, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TTTT) Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi gặp gỡ các doanh nghiệp công nghệ thông tin phía Nam. Tại buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặc biệt nhấn mạnh việc cần có mạng xã hội và công cụ tìm kiếm “made in Vietnam” làm đối trọng với Google, Facebook. Bộ Thông tin và Truyền thông đang soạn thảo bộ tiêu chuẩn cộng đồng phổ quát để các doanh nghiệp công nghệ thông tin dựa vào tạo ra mạng xã hội “made in Vietnam”. Mạng xã hội này sẽ đáp ứng ba tiêu chí, bao gồm chia sẻ giá trị với người dùng, cho phép người dùng đóng góp và tuân thủ pháp luật quốc gia.
Nhận xét: Với các nc TBCN, phát triển ĐTTM cũng nhằm mục đích đảm bảo thông tin cá nhân, dữ liệu ng dùng dc bảo mật. Nhưng với các nc CS lại làm ngược lại, phát triển ĐTTM với mục đích quản lý tư tưởng, suy nghĩ ng dân để biến họ thành nô lệ.
Google, Facebook là những tập đoàn tư nhân, họ bỏ vốn, chất xám để phát triển, Chính phủ & Quốc hội kiểm soát họ phải tuân thủ bảo mật thông tin cá nhân, dữ liệu ng dùng. Còn các nc CS, ng dân đi làm đóng thuế, Chính phủ & Quốc hội lấy tiền thuế của dân để xây dựng ĐTTM với mục đích kiểm soát ng dân như nô lệ.
Ng dân ko kiểm soát Chính phủ thì thôi, nay lại để Chính phủ quay ra giám sát lại mình. Thật nực cười.
Cũng là ý tưởng hay nếu có thể làm riêng một mạng xã hội cho những người đồng ý hiện diện trong vòng kềm tỏa của nhà cầm quyền cộng sản. Các cán bộ tuyên giáo và dư luận viên tha hồ vào đó mà tuyên truyền và tạo dư luận cho nhau nghe. Những người khác chính kiến cứ tiếp tục lên Facebook làm bạn với cả thế giới.
HÙng 4 T tiếp bước truyền thống nổ của xếp Phúc, ẩn mình sau vụ nổ khói mù mịt này là sẽ có hàng rào mạng CS. Cứ vô tư đi, nhưng trước tiên hãy rào và cắt đứt với thế giới, khi đó mạng HUNGTEL sẽ trở thành mạng độc trị ai cũng phải dùng thôi. DMCS chưa nặn bụt đã nặn bu..ồi.
Xin comm ngoài lề một chút, thông cảm:
Bài “Doanh nhân hoang dã là gương mặt của thứ tư bản hoang dã đáng sợ” trên TD (https://baotiengdan.com/2019/07/14/doanh-nhan-hoang-da-la-guong-mat-cua-thu-tu-ban-hoang-da-dang-so/) là của T/g Trần Tuấn ngày 14/7/2019
Trong lúc đó tại tienphong.vn 14/7 cũng có bài “Doanh nhân ‘hoang dã'” (https://www.tienphong.vn/toi-nghi/doanh-nhan-hoang-da-1440120.tpo) tác giả Trí Quân.
Hai bài y hệt nhau, tuy có một số đoạn không trùng.
Lề phải, lề trái bây giờ là một?
Trí Quân tên thật là Trần Tuấn, anh ta viết bài đó cho báo “lề phải”, nhưng bị kiểm duyệt, cắt bỏ nhiều chỗ, nên cho đăng trên mạng XH và “lề trái”. Chuyện dễ hiểu mà. Hầu hết các nhà báo đều làm vậy vì không muốn bài của họ bị giải phẫu bằng dao kéo, cắt bỏ.
Thành thật cám ơn !
Mạng xã hội riêng VN.là tham vọng “bế quan toả cảng” thời hiện đại
của chế độ độc tài công an trị VC.