Bản tin ngày 13-7-2019

Tin Biển Đông

Tàu cảnh sát biển Việt Nam đối đầu với tàu hải cảnh Trung Quốc ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông. Tin này được báo South China Morning Post loan tải, các báo “hải ngoại, phản động” đều đưa tin, thế nhưng truyền thông “lề đảng” và Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn im hơi lặng tiếng.

Theo báo SCMP, 4 tàu Cảnh sát biển Việt Nam đối đầu với 2 tàu hải cảnh Trung Quốc ở bãi Tư Chính diễn ra cả tuần qua. Bãi Tư Chính cách Vũng Tàu khoảng 200 hải lý, nằm ở phía Tây Nam trong quần đảo Trường Sa. Hai năm trước, cũng tại bãi Tư Chính, Việt Nam đã bị Trung Quốc đe dọa, nên công ty Repsol đã phải ngừng khai thác dự án Cá Rồng Đỏ.

Nhà báo Nguyễn Hồng Lam viết: Tàu thăm dò HD 8 của Trung Quốc đang gây hấn ở Biển Đông. Bốn tàu cảnh sát biển Việt Nam “thường xuyên bám đuổi các tàu Hải cảnh và tàu HD 8 của Trung Quốc… Hai bên đã có những đối đầu căng thẳng, rượt đuổi và phun nước vào nhau. Trong khi đó, chiều 11-7, ở cách không xa khu vực căng thẳng, Lữ đoàn hải quân 162 đã tiến hành tập trận”.

Vụ căng thẳng diễn ra đúng lúc Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tới Bắc Kinh, ông Lam bình luận: “Tôi chỉ ao ước rằng, bà Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam ngay tại thời điểm này sẽ có ý kiến phản đối mạnh mẽ với Chủ tịch và các lãnh đạo nhà nước khác của Trung Quốc”. Nếu không phản đối, bọn Tàu sẽ sử dụng luận cứ này để nói rằng, lãnh đạo CSVN đã chấp nhận những gì chúng chúng đang làm ở Biển Đông.

VOV đưa tin: 6 ngư dân Quảng Ngãi đang chờ cứu nạn ở vùng biển Hoàng Sa. Theo đó, tàu cá QNg-90499 bị chết máy và đang nằm chờ cứu hộ cứu nạn ở vùng biển Hoàng Sa trong gần nửa tháng nay. “Gia đình các ngư dân gặp nạn đang hồi hộp lo lắng cho người thân của mình bị thiếu lương thực, nước uống và một khi thời tiết có những diễn biến xấu hơn thì sẽ rất nguy hiểm khi mà tàu vẫn chưa được cứu hộ cứu nạn”.

Trong khi đó, Tàu cá QNg 96169 TS vừa bàn giao 32 ngư dân Trung Quốc gặp nạn trên biển, theo báo Thanh Niên. Thuyền trưởng tàu này đã chuyển giao nhóm ngư dân cho Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải Trung Quốc. Tàu Trung Quốc gặp nạn thì nhanh chóng được cứu, tàu nước mình thì phải lênh đênh trên biển trong nửa tháng. Có người nói, có lúc cả “ao máu đào” không bằng “giọt nước lã”.

Mời đọc thêm: Tàu cảnh sát biển Việt Nam đối đầu tàu hải cảnh Trung Quốc (NV). – Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc đối đầu ở Bãi Tư Chính (RFA). – Tàu cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc đối đầu trên Biển Đông? (VOA). – Liệu căng thẳng Biển Đông có biến thành cuộc chiến? (FB Nguyễn Tấn Thành). – Việt Nam muốn cùng Trung Quốc xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông (TTXVN).

Biển Đông: Mỹ tố cáo yêu sách chủ quyền “phi pháp” của Trung Quốc (RFI). – Trung Quốc cảm ơn Việt Nam cứu vớt an toàn 32 ngư dân (TP). – 6 ngư dân gặp nạn ở Hoàng Sa đang kêu cứu (TN). – Tàu cá gặp nạn đã 12 ngày vẫn chưa tìm được tàu đủ lớn để lai dắt (SGGP).

Chuyến Tàu du của bà Kim Ngân: Trung Quốc vỗ mặt Việt Nam?

Trong khi lực lượng cảnh sát biển hai nước đang đối đầu nhau ở bãi Tư Chính, thì ở Bắc Kinh, Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình tiếp Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Tại buổi tiếp đón này, ông Tập hứa hẹn với bà Ngân, vì “đại cục lớn của hai nước”, ra sức kiềm chế, kiểm soát bất đồng.

Ông Tập Cận Bình tiếp bà Kim Ngân. Ảnh: News.cn

VOA đặt câu hỏi về vụ Chủ tịch quốc hội Việt Nam thăm chính thức TQ: chuyến đi quyết định? Bài báo dẫn lời TS Nguyễn Quang A: “Trong tứ trụ thì ông Trần Đại Quang chết mất rồi, ông Nguyễn Phú Trọng phải giữ 2 trụ một lúc, còn lại là ông Phúc và bà Kim Ngân. Tình hình sức khỏe của ông Trọng như thế thì chỉ còn có hai người, là ông Thủ Tướng và bà Chủ tịch Quốc hội. Trong hai người ấy, bà Ngân đi thăm Trung Quốc thì tôi nghĩ nó cũng là một dấu hiệu cho thấy là có thể bà sẽ có một vai trò còn quan trọng hơn nữa chăng trong thời gian tới”.

Trước đó, trong buổi làm việc sáng 11/7 tại Đại sứ quán VN ở Bắc Kinh, bà Kim Ngân thông báo, các doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư lâu dài vào Việt Nam. Bà Ngân khoe, bà “đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Trung Quốc như ZTE và Datatang. Lãnh đạo các doanh nghiệp này đều bày tỏ mong muốn đầu tư lâu dài vào VN với công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường”.

Ý nghĩa thật sự đằng sau mấy chữ “công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường” nằm ở mấy công trình, dự án được đầu tư trăm tỉ, ngàn tỉ có bàn tay “bạn vàng”, với thiết bị nhanh chóng hỏng hóc, để lại hậu quả về môi trường (như dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên, dự án nhà máy thép Việt Trung).

Mời đọc thêm: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội đàm với Chủ tịch Nhân đại Trung Quốc (DT). – Chủ tịch Quốc hội hội kiến với các nhà lãnh đạo Trung Quốc (TP). – Thúc đẩy hợp tác thực chất Việt – Trung (NLĐ). – Trung Quốc muốn tăng hợp tác kinh tế với Việt Nam (VNE). – Trung Quốc muốn hợp tác trong lĩnh vực đường sắt kết nối Việt – Trung – châu Âu (VNF). – Vì sao lại là Nguyễn Thị Kim Ngân đi Trung Quốc? (VOA).

Bác Cả chống tham nhũng

NXB Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt sách của Tổng bí thư, Chủ tịch nước về đẩy lùi tham nhũng, VietNamNet đưa tin. Nội dung sách gồm “31 bài phát biểu, bài viết, trả lời phỏng vấn của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từ sau Đại hội Đảng lần thứ 11, nhất là từ Đại hội 12 đến nay”. Không rõ ai sẽ là độc giả của cuốn sách này? Khi nào thì bác Cả thu hồi vốn in sách?

Báo Tiền Phong có bài: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với ‘Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng’. Muốn ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, bác Cả nên học cách chống tham nhũng của bọn “giãy chết” trong vụ này: Bữa tiệc tôm hùm đe dọa sự nghiệp của bộ trưởng Pháp ‘liêm chính’. Chỉ cần “năm con tôm hùm xếp ngay ngắn trên đĩa, cạnh rượu vang trắng hảo hạng” đã đủ khiến “hai chính khách quyền lực nhất nước Pháp đau đầu, đe dọa sự nghiệp chính trị của một trong số họ”.

Mời đọc thêm: Công chức phải kê khai tài sản của người thân như thế nào? (Luật VN). – Doanh nghiệp tư phải áp dụng biện pháp nào để chống tham nhũng? (Thanh Tra). – Bộ trưởng Công Thương: Xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực (TTXVN). – Kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại Hưng Yên (HNM). – Đà Nẵng: Ứng dụng CNTT để chống tham nhũng trong hoạt động công vụ (ICTNews).

Tin nhân quyền

Hôm 12/7, một nhóm hơn 20 nhà hoạt động cùng thân nhân tù chính trị đến Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An thăm các tù nhân tuyệt thực thời gian qua. Các nhà hoạt động bị những thành phần lạ mặt hành hung nặng nề trước sự chứng kiến của công an.

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh kể: “Trên đường vào trại giam số 6 đồng hành cùng các TNLT đang tuyệt thực tại đây, cả đoàn chúng tôi bị đàn áp, đánh đập tàn khốc. Riêng Huỳnh Ngọc Chênh bị đánh hội đồng tới 3 lần, bị cướp toàn bộ tiền bạc giấy tờ tuỳ thân và iphone. Chúng nó là an ninh, quản giáo và tù hình sự (được điều ra) từ trại 6, dưới dạng côn đồ”.

Dân oan Trịnh Bá Tư chia sẻ ảnh chụp “tên an ninh cộng sản thứ 2 tham gia khủng bố người thân của tù chính trị, tại trại 6 chiều nay, tên này đánh người từ đầu tới cuối, đánh rất nhiều người và đánh dã man”.

Ảnh chụp một tay an ninh mặc thường phục đã hành hung các nhà hoạt động nhân quyền. Nguồn: FB Trịnh bá Tư

Dân oan Trịnh Bá Phương thông báo: “Đại sứ quán Hoa Kỳ vừa gọi điện cho tôi để nắm bắt về vụ việc đàn áp diễn ra tại trại 6 Nghệ An. Tôi đã thông báo rằng đây là sự việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, đây không phải là lần duy chất công an Nghệ An khủng bố đánh đập dân thường. sự việc hôm nay nghiêm trọng hơn khi lực lượng đàn áp bao gồm công an, quản giáo và cả tù hình sự đang thụ án cũng tham gia đánh dân”.

VOA có clip: Giới hoạt động tố cáo bị hành hung khi thăm tù nhân lương tâm.

Mời đọc thêm: Thân nhân bị hành hung khi đi thăm tù nhân lương tâm ở trại 6 Nghệ An (VOA). – Ủng hộ tù nhân tuyệt thực, giới hoạt động bị công an đánh đập dã man (NV). Mời đọc lại: Tù chính trị tiếp tục tuyệt thực tại trại 6, Nghệ An (RFA). – VN: Hơn 1000 người đã ký lời phản đối ngược đãi tù nhân chính trị (BBC).

Công an vs Alibaba

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Bộ Công an điều tra 29 dự án của Alibaba tại Đồng Nai. Ngày 12/7, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai xác nhận, cơ quan này nhận được văn bản của Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án của Công ty địa ốc Alibaba trên địa bàn để tiến hành điều tra.

Công ty địa ốc Alibaba đang rao bán đất nền của 29 dự án tại 3 huyện Long Thành, Nhơn Trạch và Xuân Lộc. “Tất cả những dự án này chưa được bất kỳ cơ quan chuyên môn nào của tỉnh cấp phép. Việc rao bán thường rơi vào khu đất nông nghiệp, đất giao thông hoặc do người khác đứng tên chủ đất”.

Bộ Công an triệu tập em trai Chủ tịch địa ốc Alibaba, theo báo Tiền Phong. Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã gửi giấy triệu tập ông Nguyễn Thái Lĩnh, GĐ Công ty cổ phần địa ốc Alibaba, tới làm việc về các sai phạm sử dụng đất. Ông Lĩnh là em ruột của ông Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba. Ông Luyện là người đã đăng video xúc phạm công an, chủ tịch xã và công khai thách thức chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về các “dự án ma”.

Vụ triệu tập này khiến một số người nhớ đến một “ông em” khác vừa bị bắt giữ, tạm giam trong tình hình phe “đốt lò” loay hoay gần 2 năm để tìm cách xử “ông anh” là em rể một cựu Phó Chủ tịch nước. Chẳng lẽ ông Luyện này cũng thuộc dạng “không đơn giản” khiến công an không thể “đánh” thẳng mà phải “đánh” từ người nhà?

Mời đọc thêm: Bộ Công an vào cuộc xác minh các dự án “ma’ của Alibaba ở Đồng Nai (PLVN). – Bộ Công an điều tra 29 dự án liên quan đến Công ty Alibaba ở Đồng Nai (TĐ). – Bộ Công an điều tra dấu hiệu sai phạm của Công ty Alibaba tại 29 dự án (GDTĐ). – Sở Xây dựng Đồng Nai nói gì về thông tin Bộ Công an điều tra 29 “dự án” của Alibaba? (NLĐ). – Bộ Công an triệu tập em trai ông Nguyễn Thái Luyện (TN).

“Sáng kiến” sắm lu trữ nước chống ngập cho thành Hồ

Chiều 12/7, trong kỳ họp HĐND thành Hồ, cả hội trường đã phải bật cười khi PGS TS Phan Thị Hồng Xuân đề xuất sáng kiến trang bị lu cho người dân chứa nước để chống ngập, truyền thông “lề đảng” đưa tin. Bà Xuân là phó giáo sư, tiến sĩ và là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dân tộc học – Nhân học TP.HCM.

Báo Phụ nữ TPHCM dẫn lời bà Xuân, nói: “Mỗi nhà ở nông thôn, trước sân có lu nước rất to để đựng nước, trong đó có tính năng lưu trữ nước mưa. Nên chăng, cần suy nghĩ về biện pháp này bên cạnh các giải pháp chống ngập bằng công trình. Đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa. Có thể trang bị cho mỗi nhà một lu nước to để hứng nước mưa”.

PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân đề xuất sáng kiến trang bị lu hứng nước để chống ngập. Ảnh: PNTP

Mời đọc thêm: PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân: ‘Đề xuất lu nước chống ngập không phải tự tôi suy diễn ra’ (TTT). – Nhiều công trình, dự án chống ngập nhưng… vẫn ngập (NLĐ). – TP Hồ Chí Minh: Chống ngập hiệu quả chưa cao, trách nhiệm thuộc về ai? (KTĐT).

“Công bộc của dân” hành dân

Zing đưa tin: Làm lại giấy khai sinh, người dân bị yêu cầu chụp ảnh bia mộ bố mẹ. Trong Hội nghị sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2019 vào chiều 12/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc thừa nhận, có chuyện “người dân ở một địa phương đã gửi đơn kiến nghị lên Bộ trưởng Tư pháp vì khi làm lại giấy khai sinh, họ bị yêu cầu chụp ảnh bia mộ của bố mẹ”.

Ông Ngọc giải thích, “việc này do sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành chưa tốt ở địa phương. Công an khi thu thập dữ liệu dân cư nhiều người dân, đặc biệt những người già không có đủ giấy tờ đã yêu cầu đi làm lại giấy khai sinh”.

Mời đọc thêm: Làm lại giấy khai sinh bị yêu cầu chụp hình bia mộ bố mẹ (VNN). – Vụ 2 chị em ruột không có giấy khai sinh ở Hải Dương: Cơ quan chức năng nói gì? (GĐ). – Bộ Tư pháp phát hiện 70 văn bản trái pháp luật (HT).

***

Thêm một số tin: Phó giám đốc Công an Đà Nẵng làm Phó chánh thanh tra Bộ Công an (TTT). – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: ‘Vụ bắt Thanh tra xây dựng là bài học cho Thanh tra Tài chính’ (TP). – PTT Vương Đình Huệ: ‘Phải tiến lên, bàn tiến, chứ không bàn lùi’ (Infonet). – Chống chuyển giá “bắn nhầm” đối tượng: Thủ tướng 3 lần nhắc Bộ Tài chính (DT). – Mường Thanh vi phạm trải dài từ Bắc đến Nam, vì sao chậm xử lý? (TT). – Luật sư: Khởi tố ông Thản tội ‘lừa dối khách hàng’ là bỏ qua trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước (VTC). – Ứng cử viên Mỹ: Không cho phỏng vấn trừ khi có nam giới đi kèm (BBC).

Bình Luận từ Facebook