11-7-2019
Vụ khởi tố xử lý hình sự cá nhân ông Lê Thanh Thản tôi cho là bất hợp lý, việc này cho thấy sự bất hợp lý của các quy định pháp luật hiện tại.
Những hành vi như xây quá số tầng, xây sai giấy phép, thì đó đều là những hoạt động của pháp nhân. Đúng ra sai phạm nếu có thì nên xử lý hình sự đối với pháp nhân thay vì cá nhân. Bộ luật hình sự hiện nay đã có quy định xử lý hình sự pháp nhân rồi.
Hiện tại Bộ luật hình sự đã có quy định về xử lý hình sự pháp nhân thương mại, luật có hiệu lực từ 1/1/2018, nhưng theo dõi thì thấy từ bấy đến nay một năm rưỡi mà chưa có vụ xử lý hình sự pháp nhân thương mại nào.
Trong Bộ luật hình sự đã có quy định tại Điều 82. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội, trong đó có biện pháp: Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
Như vậy, trong việc xây dựng sai trái, như của tập đoàn Mường Thanh, thì pháp luật đã dự liệu đặt ra vấn đề xử lý theo góc độ pháp nhân, thay vì cá nhân.
Hãy thử tưởng tượng xem, một sai phạm nào đấy của các tập đoàn như Vingroup hay Sungroup mà lại xử lý hình sự ông Vượng hay ông Lam thì ko ổn. Những việc làm của pháp nhân thì phải xử lý pháp nhân, còn những việc làm của cá nhân thì xử lý cá nhân. Đó là xét về mặt thực tế.
Còn về mặt lý thuyết, những sai trái trong xây dựng, nếu có sẽ thuộc về trách nhiệm của một loạt các phòng ban chuyên môn, nên sẽ vô lý nếu quy trách nhiệm cho một cá nhân ông Giám đốc.
Tuy vậy, có một điểm khó hiện nay là, trong các tội danh của bộ luật hình sự áp dụng cho việc xử lý hình sự pháp nhân thương mại, lại không bao gồm tội danh về xây dựng. Tại Điều 76 Luật hình sự sửa đổi năm 2017 quy định danh mục các tội xử lý hình sự pháp nhân lại không bao gồm tội:
Điều 224. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Điều 298. Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Thế mới oái oăm, tại Điều 82 quy định về Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội, đã có nội dung về tháo dỡ công trình xây dựng không có giấy phép hoặc sai giấy phép rồi, nhưng Điều 76 luật sửa đổi năm 2017 quy định danh mục các tội xử lý hình sự pháp nhân lại không bao gồm tội danh về xây dựng. Điều đó cho thấy các quy định của bộ luật hình sự đang thiếu sự chặt chẽ, logic, khoa học.
Không biết quá trình xây dựng luật trước kia, hiệp hội doanh nghiệp xây dựng có quan tâm đến xây dựng luật hình sự không, và có phải họ hay là ai đã vận động bỏ các tội vi phạm về xây dựng ra khỏi danh mục các tội xử lý hình sự pháp nhân thương mại?
Việc bỏ ra tưởng như là có lợi cho doanh nghiệp xây dựng nhưng hóa ra không phải, vì khi tội đó không bị xử lý theo góc độ pháp nhân thì lại bị nguy cơ xử lý theo cá nhân, như vụ ông Lê Thanh Thản hiện nay.
Nay tôi cho rằng Bộ luật hình sự sẽ phải sửa đổi, đưa các tội vi phạm về xây dựng vào danh mục các tội có thể bị xử lý hình sự pháp nhân, như thế mới là hợp lý khoa học, các quy định mới phù hợp logic chặt chẽ với nhau. Chứ như vụ ông Thản, những sai phạm trong xây dựng của tập đoàn Mường Thanh, một đơn vị lớn, mà lại khởi tố ông Thản như vậy tôi cho là ko hợp lý.
Ông luật sư này chắt cũng nằm trong nhóm lợi ích của ông Thản đây. Ông nên nhớ ông Thản bị khởi tố vì tội lừa đảo (có lẽ có cả ông luật sư trong đó)
Chờ không thấy chuyên gia luật nào lên tiếng nên tôi với cương vị bạn đọc biết đôi chút về luật muốn nói là không ủng hộ ý kiến LS Ngô Ngọc Trai, vì tôi có cảm giác Ông không khách quan, còn không ít nhất thiếu lí luận. Ông LS khi nói khởi tố không hợp lý thì phải chỉ ra cụ thể vì sao công an HN khởi tố không hợp lý! Vì khi khởi tố những nhân vật như thế người ta ắt hẳn đã phải cân nhắc từ lâu, đã phải tìm đủ cơ sở pháp luật để khởi tố, chứ cứ ngồi phỏng đoán đổ cho hành động của pháp nhân thì đơn giản quá. Tôi tạm lấy 1 ví dụ: với 1 công trình khoa học dễ thấy bên cạnh „phòng, ban, cộng tác viên …“ phục vụ công tác nghiên cứu thì chỉ có 1, đến 2 hay tối đa 3 người nhận giải như giải Nobel. Rõ ràng khi khen thưởng được giải thì chỉ cha đẻ ra công trình được hưởng giải – và về tội thì cũng vậy ông LS ạ! Ông Lê Thanh Thản hay kể cả các đại gia Phạm Nhật Vượng có liên quan trực tiếp đến những sai phạm không thể chối cãi thì cũng phải chịu tội, chứ đừng làm bài: xây dựng trái phép, vượt quá số tầng thì người chỉ huy có quyền quyết định hưởng công lớn TIỀN VÀO NHƯ NƯỚC, và khi nguy hiểm lại tìm cách đổ cho nhân viên, phòng ban. Nếu ông Lê Thanh Thản chứng mình được là mình luôn chỉ đạo đúng và nhân viên luôn làm sai thì có thể thoát tội. Tuy nhiên điều đó là chuyện đại hài hước không ai nghe được vì trong 1 Doanh nghiệp lớn thì những đại gia như Lê Thanh Thản với vốn chiếm phần lớn, và nếu lại thêm quyền điều hành thì có thể coi là vua mà tất cả các sai phạm bắt buộc phải biết và phải chỉ đạo nhân viên mới dám xây vượt tầng như vậy! Và còn 1 điều quan trọng ông luật sư cần biết – nếu như Ông chưa biết – là phải trừng phạt cá nhân thì mới còn hy vọng dẹp được những tội phạm (Bộ luật hình sự mục đính chính là trừng phạt cá nhân phạm tội), chứ còn theo cách Ông bầy như: „Buộc tháo dỡ công trình …“ thì cứ nhìn biết bao công trình trái phép phá được bao nhiêu? Suốt ngày động đến nóng rực như 8 B Lê Trực bao giờ mới phá hả Ông? Mà Ông có biết lên thêm 1 tầng 1 tòa nhà lớn kiếm thêm bao nhiêu tiền không (nhiều tỉ lắm Ông ạ!) mà Ông lại muốn bảo vệ họ khi 2 chú bé ở TPHCM chỉ định lấy đi của người khác khoảng 45 nghìn đồng do đói (và có thể nghịch ngợm) đã suýt ngồi tù gần cả năm?!
Đồng ý với Luật sư Ngô Ngọc Trai rằng đưa một chủ tịch tập đoàn ra tòa vì tập đoàn phạm luật là việc vận dụng không đúng luật pháp.
Bình thường, nhà nước cứ việc lôi tập đoàn ra kiện, sẽ có cơ may được đền bù rất lớn, vì tập đoàn có tiền. Tập đoàn dĩ nhiên cũng có khả năng tài chính để thuê luật sư bào chữa. Vụ án có thể kéo dài nhưng sẽ đáng làm mẫu cho mô hình về cách đối xử của nhà nước với doanh nghiệp.
Ở đây rõ ràng có sự hiểu nhập nhằng về vai trò của ông Lê Thanh Thản. Ông Thản bị truy tố trong làn sóng truy tố các quan chức, như thể ông ta cũng là một quan chức của chế độ. Nhưng đây có phải là một sự hiểu nhập nhằng hay bản chất sự việc đúng là như vậy — tức ông Thản quả thật nên được coi là một quan chức của chế độ? Rất có thể, vì ngày nay ở Việt Nam các tỷ phú đều thuộc loại “tỷ phú ủy quyền”, một dạng người giàu lên nhờ sự phó thác của một số lãnh đạo cộng sản. Các tập đoàn của họ được nhà nước trao tận tay nhiều cơ hội, nhưng phải thực hiện một số việc theo chỉ thị của nhà nước thay vì dựa trên đường hướng hay lợi ích của doanh nghiệp. Trên phương diện ấy, nhà cầm quyền cộng sản xem lãnh đạo của các tập đoàn này không khác gì các quan chức. Và họ cũng bị truy tố về những tội tương tự các quan chức sai phạm.
Dĩ nhiên, những người có hiểu biết về luật học đều ao ước chuyện dùng luật một cách rừng rú như thế này không xảy ra. Nhưng xã hội tư bản đỏ hiện thời là gì nếu không phải là một loại rừng?
Bác nói đúng.Tỷ phú VN.bây giờ là “Tỷ phú uỷ quyền” hay “uỷ nhiệm”
bởi quan lớn ở thượng tầng lãnh đạo,nên họ được coi như công chức !