23-6-2019
Ở stt bên kia, nhiều anh em chưa hiểu rõ thế nào là “Ma-dê-in-Vietnam” (@TTg Fuk), nên rất khó để đánh giá xem Asanzo có thực sự lừa đảo khách hàng hay không, cho dù báo Tuổi Trẻ có đưa ra nhiều bằng chứng thực tế. Mấu chốt chính là ở chỗ này và mình rắp tâm tìm hiểu. Điều này lẽ ra báo Tuổi Trẻ đã phải viết ra, chứ không phải là mình.
Theo pháp luật VN hiện hành thì sản phẩm điện như của Asanzo phải đáp ứng tiêu chí “tỉ lệ phần trăm của giá trị; hoặc được lắp ráp từ các linh kiện, bán thành phẩm theo một dây chuyền công nghiệp.”
Tỷ lệ % giá trị hiểu nôm na là sản phẩm của Asanzo phải có lớn hơn hoặc bằng 30% giá trị sản phẩm xuất ra là của VN và hoàn thiện lắp ráp tại VN, thì được coi là sản xuất tại VN.
Con số 30% giá trị này được xác định rất phức tạp, đại khái là chi phí nhân công, nhà xưởng, an ninh, kho bãi, nghiên cứu phát triển… xem ảnh đính kèm để biết chi tiết. Khe hở của luật chính là ở chỗ này!
Như vậy, cứ chế sao cho đủ 30% giá trị kia là có thể dán tem made in VN, mà chế con số này không khó. Đó chính là lý do tại sao hàng thành phẩm tương tự của TQ giá 2 triệu mà khi đem về để made in VN giá phải thành 4-6 triệu. Đó là doanh nghiệp phải chế thêm chi phí sao cho nó đạt tiêu chí 30% kia. Chế thì khó gì, chỉ việc chế biến sổ sách kế toán, đẩy chi phí cao lên là xong, vụ này kế toán VN đều làm tốt.
Tiêu chí “hoặc” cũng rất chi là dễ dãi, sơ sài, tức là chỉ có dây chuyền lắp ráp từ các linh kiện bán thành phẩm. Khái niệm dây chuyền lắp ráp này cũng rất tù mù, lắp vài con ốc này nọ cũng có thể có 1 dây chuyền!
Nghị định 29 còn có 1 câu đọc rất ngớ ngẩn: Việc lắp ráp ĐƠN GIẢN các bộ phận của sản phẩm để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh KHÔNG được xét đến khi tính xuất xứ hàng hóa. Có nghĩa là các nhà làm luật muốn loại bỏ khả năng là DN lách luật bằng cách nhập sản phẩm gần hoàn thiện về, vặn 3 con vít, rồi tính là hoàn thiện tại VN để dán tem made in VN. Nhưng thế nào là lắp ráp đơn giản? Luật rõ là ngu! Mình tưởng là trong các thông tư sẽ diễn giải khái niệm đơn giản đó, nhưng không thấy, có nghĩa là điều đó vô nghĩa.
Tóm lại, nếu chỉ dựa vào các điều tra của báo Tuổi Trẻ thì chưa thể xác nhận được Asanzo có vi phạm pháp luật và lừa dối khách hàng hay không? Bởi vì họ đáp ứng tiêu chí có dây chuyền sản xuất (có ĐƠN GIẢN hay không thì không biết!). Còn tiêu chí % giá trị thì mình nghĩ là họ chế cháo quá đơn giản, vì con số 30% kia là nhỏ.
Ví dụ như cái điện thoại Samsung, mình cho là VN chỉ có mỗi chi phí nhân công. Các phụ kiện ăn theo khác là rất ít, chắc có được bao bì vỏ hộp… Nhà xưởng cũng do Samsung đầu tư (chi phí đó khá lớn). Mà vẫn được coi là made in VN!
Trong khi đó Asanzo tự đầu tư nhà xưởng và vận hành dây chuyền (dù đơn giản), thì khả năng tỷ lệ nội địa kia còn cao hơn điện thoại Samsung. Thế nên khả năng họ đáp ứng các tiêu chí made in VN là cực cao! Thậm chí ngay cả việc họ xé tem made in China để dán đè tem made in VN cũng chả vấn đề gì. Lẽ ra họ không cần bóc tem China cứ dán tem VN bên cạnh thì cũng chả sao. Vì 1 sản phẩm có thể có các chi tiết sản xuất tại các nước khác nhau.
Mình đọc các phóng sự điều tra của báo Tuổi Trẻ thì thấy phóng viên dẫn dắt độc giả theo hướng tình cảm, đọc như truyện trinh thám, theo dõi này nọ khá là kịch tính… Nhưng lại không hề viện dẫn luật để chứng minh Asanzo đã sai! Dân VN thì dị ứng với hàng xuất xứ TQ, ghét cả linh kiện TQ, nên sẽ chửi Asanzo. Chứ nếu nói về tỷ lệ chi phí nội địa thì điện thoại Samsung chắc ít hơn, chẳng qua họ làm công khai và linh kiện không phải (hoặc ít) của TQ.
Vậy tại sao Asanzo bị đánh? Câu trả lời của mình dưới đây hoàn toàn là phỏng đoán, thuyết âm mưu, nhưng không nhất thiết phải khác với sự thật.
Đó là Asanzo bị biến thành con dê tế thần, có thể vì quan hệ suy yếu hoặc “có lỗi” với ai đó. Nhưng 1 lý do hay ho hơn cả, chính là để rung cây doạ khỉ. Chúng ta đều biết Mỹ và TQ đang có thương chiến, hàng hóa TQ hoàn toàn có thể sẽ ồ ạt chạy sang VN để dán mác made in VN rồi xuất khẩu sang Mỹ, để tránh lệnh trừng phạt. Bài vở thì y hệt như Asanzo đã làm. Vậy, cú đập này chính là hồi chuông cảnh báo chuyện đó, do ai đứng sau để rung chuông thì mình chưa đoán ra. Cũng có thể là 1 nhóm doanh nghiệp “tử tế” hơn chút, muốn làm sản phẩm made in VN thật sự, đứng sau, thậm chí đã lobby tới tận cấp Bộ, để đập vụ này.
Vì là thuyết âm mưu nên anh em cứ việc để trí tưởng tượng bay bổng ở các comment nhé!
Dương Quốc Chính
“Nhưng lại không hề viện dẫn luật để chứng minh Asanzo đã sai!”. Cám ơn Bác Chính đã giải thích cho anh em biết rằng, khi kết luận đúng, sai việc làm của Công ty Asanzo là phải căn cứ theo luật. Báo Tuổi trẻ ko thể võ đoán sự việc, rồi đưa tin, bài lên báo dẫn dắt dư luận đi theo, cùng kết tội Công ty Asanzo khi chưa có cở sở pháp lý rõ ràng. Công ty Asanzo nếu thấy mình làm đúng luật thì kiện báo Tuổi Trẻ ra tòa cho rõ trắng đen.
Lạc đề, nhưng bài này hot quá . Tất nhiên, không đâu xa lạ, chính là Tạp Hý Cộng Sản
Tác giả là Lê Minh Quân, PGS, TS, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh .
Tựa đề -cần đọc cho kỹ, “Về chủ nghĩa dân túy và đấu tranh ngăn ngừa những biểu hiện của nó ở Việt Nam hiện nay”
Như tựa đề đã ghi rõ, “chủ nghĩa dân túy” là 1 thứ cần phải ngăn ngừa . Không hổ là trí thức xã hội chủ nghĩa, đây là những gì tác giả xem thuộc về “chủ nghĩa dân túy”
-“Đặc trưng của chủ nghĩa dân túy ở Nga lúc này là tư tưởng dân chủ nông dân, mơ ước chủ nghĩa xã hội với hy vọng bỏ qua chủ nghĩa tư bản”
Có ai rảnh check dùm chủ trương tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản của Đảng các bác, tớ cảm ơn
“bằng hình thức công xã nông thôn và lấy giai cấp nông dân (do trí thức lãnh đạo) là động lực chính của cách mạng”
Đọc nhớ tới chú Sáu Lìn (VI Lenin). Whoa, phủ định Marx, Hồ Chí Minh, coup de grace, thanh toán Lenin luôn thể .
“vì nó chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa vào nông dân và công xã nông thôn, phủ nhận sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (a) ở Nga, phủ nhận vai trò cách mạng và lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản (b)”
Holy Nguyễn Xuân Fook! (a) & (b) chửi nhau chan chát thế kia . Chửi tiếp trên bình diện rộng hơn
“Thực chất của chủ nghĩa dân túy ở Nga khi đó, như V.I. Lê-nin khẳng định, là thái độ thỏa hiệp với Nga hoàng, là từ bỏ cuộc đấu tranh chống chế độ Nga hoàng”
PGS-TS Học viện Hồ Chí Minh mà kiến thức sâu rộng tới cỡ này sao ? Mới ở trên … ngay dưới lại …!!!???
“Đến những năm 50 của thế kỷ XX, thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” được sử dụng một cách rộng rãi hơn trên thế giới, nhằm mô tả các phong trào chính trị khác nhau, từ chủ nghĩa phát-xít, chủ nghĩa cộng sản châu Âu, chủ nghĩa chống cộng đến chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,… và có rất nhiều cách hiểu khác nhau về chủ nghĩa dân túy”
Chu Mộng Long không phải là người duy nhất bò phải cám ơn . “chủ nghĩa chống cộng đến chủ nghĩa phân biệt chủng tộc” không phải là dân túy . Cách hiểu này … chỉ có 1 lời giải thích; trí thức xhcn, wtf you expect! Tuy nhiên, lần đầu tiên ở VN -cách mạng khá hơn thời Tống Văn Công- chủ nghĩa cộng sản & phát xít đứng cùng nhau trong 1 category.
Tếu hơn nữa . Tớ biết trí nhớ dân ta ngày nay ngắn kinh khủng, nhưng đọc lại cái tựa, sau đó đọc phần lày
“Các hoạt động của phong trào dân túy thường được diễn ra: Thứ nhất, thông qua các cuộc gặp gỡ trực tiếp, tìm hiểu và “lắng nghe”, “chia sẻ” ý kiến, nguyện vọng của số đông trong một nhóm dân cư bị thiệt thòi nhất định, hoặc các cuộc họp của dân chúng, trưng cầu dân ý hay các hình thức dân chủ trực tiếp, trong khi lại ít hoặc không cần quan tâm đến nguyện vọng, lợi ích chung của toàn xã hội; tập trung chú ý vào các quyền và lợi ích nhiều hơn là trách nhiệm và nghĩa vụ của các nhóm dân cư này”
As in, đây là những thứ cần được ngăn ngừa . Yessiree, ở VN, truth is always stranger than fiction.
Chu Mộng Long đang sắp phải bái Lê Minh Quân, PGS, TS, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm sư phụ . Bò cần tới cảm ơn ông này, vì có thể nhờ LMQ, bò sẽ được xem là động vật thông minh hơn hẳn trí thức xhcn . Tớ cầu khẩn hãy đọc tiếp để thấy giá trị giải trí của Tạp Hý Cộng Sản
“Từ thực tế, phải chăng, có thể thấy những nhóm biểu hiện chủ yếu và bước đầu của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện nay như sau:
Thứ nhất, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt, xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng … những biểu hiện manh nha của chủ nghĩa dân túy. Một số phần tử phản động và cơ hội chính trị ra sức tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo, bác bỏ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; “tầm thường hóa” lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cổ xúy mọi người chỉ theo đuôi thực tiễn, xem thường lý luận, làm cho mọi người không quan tâm và mất niềm tin, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phủ nhận chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và khả năng đổi mới, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự sáng tạo của nhân dân trong công cuộc đổi mới đất nước”
Phần bôi đen: báo Đảng làm tốt hơn trí thức thoái hóa nhiều . Giải Phan Chu Trinh được trao cho những người suốt đời cống hiến cho công việc nghiên cứu & cổ động chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhiều lãnh vực khác nhau; Phạm Toàn & Hồ Ngọc Đại trong giáo dục, Lữ Phương trong nhận thức … Ngược lại, báo Tạp Hý Cộng Sản, cụ thể là bài này của 1 ông “PGS, TS, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”, mang đầy đủ những yếu tố “bôi đen” của “Thứ Nhất”. Nếu ngôn ngữ là phản ánh của tư duy & Lê Minh Quân thật sự trước tới giờ trung thực & trung thành với Đảng, thì đây là -như cách phân tích của chính LMQ- những dấu hiệu “Thứ Nhất” rằng chính LMQ đang nhuốm “chủ nghĩa dân túy”, 1 thứ cần ngăn ngừa ở Việt Nam . Có dẫn tới những biểu hiện kế tiếp hay không, Đảng thời Bác Hồ nổi tiếng với slippery slope, Đảng thời nay có thể làm ngược lại, aka phản bội lại tư tưởng Hồ Chí Minh .
Trở lại với đề bài, bài này chăm phần chăm sản phẩm của Việt Nam . Vì không ai, ngay cả Liên Xô cũ, có thể viết được những thứ “chất lượng cao” dư thế lày . Chu Mộng Long gần tới, nhưng phải là con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh mới có tư duy có thể cho ra những sản phẩm trí tuệ như Lê Minh Quân, PGS, TS, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.