Không thể chống tham nhũng triệt để trong thể chế độc tài

Nguyễn Đình Bổn

18-5-2019

Chúng ta còn nhớ hai năm trươc, tổng thống Hàn Quốc bị phế truất đã bị bắt giam như một nghi phạm liên quan tới một loạt bê bối cáo buộc tham nhũng, tiết lộ bí mật quốc gia, lạm dụng quyền lực và vào tháng 4.2018, bà này bị kêu 24 năm tù dù không nhận tội.

Bà Park Geun-hye từng được nhận xét như một phụ nữ tài năng, liêm chính, có khả năng lãnh đạo, và người Hàn Quốc khi bầu cho bà hẳn là đã nhìn và tin vào các tính cách đó, vậy nhưng vì sao bà đã rơi vào bi kịch đó?

Chinh quyền lực tột đỉnh đã làm tha hóa người phụ nữ một thời được người Hàn Quốc tự hào, kính trọng?

Bản chất con người là tham, sân, si, thiện ác trộn lẫn. Vì vậy khi nắm trong tay quyền lực, nhất là quyền lực chính trị, họ sẽ bộc lộ tham vọng của mình. Cái mầm mống bất thiện sẽ trồi lên, lấn át lý tưởng phục vụ quốc gia, và vậy là bi kịch xảy ra.

Trong lịch sử nhân loại, chế độ phong kiến minh họa rõ nhất điều này, với rất nhiều anh hùng dân tộc nhanh chóng trở thành hôn quân khi đã là hoàng đế.

Vì vậy, để khống chế nó, nền dân chủ ra đời và đa nguyên là lựa chọn chính trị tối ưu của nhân loại cho đến lúc này, bởi chỉ có đa nguyên mới ngăn chặn được độc tài. Một khi lạm quyền xảy ra, dù là tổng thống, các đảng đối lập sẽ nhanh chóng chứng minh sự phạm tội, báo chí tự do sẽ điều tra phanh phui, và tòa án độc lập sẽ xét xử. Cựu tổng thống Hàn Quốc là một ví dụ. Từ đỉnh cao quyền lực, hiện nay Park Geun-hye phải sống trong tù với bữa ăn 1,30 USD và phải tự rửa bát sau khi ăn như bất cứ một phạm nhân nào khác.

Hàn Quốc trở thành một quốc gia hùng mạnh hàng đầu thế giới dù vẫn đang trong “tình trạng chiến tranh” với Bắc Triều tiên là do họ đã chọn lựa thể chế tối ưu cho mình.

Không có một biện luận nào khác về sự phi dân chủ của một thể chế độc tài, nơi mà tài sản cán bộ cấp tỉnh cũng là một “bí mật quốc gia”, có kê khai nhưng đóng dấu mật, báo chí, nhân dân không được tiếp cận (quá hài hước) và tất nhiên, với sự tự tung tự tác này, tài nguyên dù phong phú bao nhiêu cũng bị xâu xé cho đến cạn kiệt, và lạc hậu, đói nghèo cũng chính từ thể chế này mà ra.

Và như vậy mọi cố gắng chống tham nhũng trong một thể chế độc tài là vô ích, bởi cơ chế này đã sinh ra 100% quan chức tham nhũng, bằng cách này hay cách khác.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Theo ý tôi, không thể chống tham nhũng tận gốc trong chế độ cộng sản.
    Chế độ cộng sản là chế độ Bạo chúa. Để lập nên chế độ này, tên bạo chúa trung tâm sử dụng các biện pháp tàn bạo hà khắc để cai trị người dân.
    Để dụ dỗ những kẻ mất nhân tính phục tùng chúng. Chúng phải ban thưởng rất lớn cho bọn nô tài mất nhân tính này.
    Bạn có bao giờ thắc mắc là tại sao bọn đầu sỏ họ vẹm hạ lệnh tàn độc. Nhưng vẫn có đứa thực hiện? Ví dụ như vụ vườn rau Lộc Hưng. Nếu ra lệnh cho tôi ủi sập 500 căn nhà. Tôi sẽ bỏ việc. Vì tôi biết mình ủi sập nhà thì những người đó sẽ ở đâu?
    Còn bọn thi hành thì sao? Bọn chúng sẽ nhận được các mối lợi lớn từ việc tuân lệnh. Những mối lợi đó đã, đang và sẽ che mất cái nhìn của lương tri của con người. Biến họ thành thú sẳn sàng cắn xé đồng bào.
    Nếu ban thưởng bằng cách chính thức thông qua lương bổng. Sẽ dẫn đến việc tạo thêm một bộ máy cồng kềnh cho việc này. Cộng với sự phân bì liên tục thì cấp dưới nên những tên đầu sỏ loài vẹm chọn cách nhắm mắt ngó lơ cho bọn có công lao cắn xé đồng bào tham nhũng tùy theo mức độ.
    Việc để cấp dưới tham nhũng còn có cái lợi là khi cần loại bỏ tên nào thì chỉ cần đưa bằng chứng tham nhũng của tên đó ra. Rồi quăng hắn vào lò.
    Làm sao chống được khi nó là một phần không thể thiếu trong cách tổ chức của chế độ cộng sản.
    Chúc bạn hiểu rỏ cộng sản hơn trước khi lật đổ nó

Comments are closed.