Formosa ngày đêm vẫn xả thải trực tiếp ra biển, không khí và chôn lấp chất độc

Phạm Minh Vũ

7-5-2019

Ảnh minh họa: Vụ nổ nhà máy Formosa ở Texas năm 2005. Nguồn: Victoria Advocate

Formosa có Tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300ha, bao gồm diện tích đất liền hơn 2.025ha và diện tích mặt nước hơn 1.293ha (cảng Sơn Dương). Thời gian thuê đất là 70 năm, tiền thuê đất 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê. Nghĩa là một tháng thuê tính trên 1ha là bằng tiền trả 1 ly trà đá.

Trong đợt xả thải chất độc ra biển Miền Trung gây cá chết hàng loạt, thay vì xin lỗi nhân dân ta, trả lời phóng viên Lan Anh, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, VTC14, Chu Xuân Phàm – trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội phát biểu mang tính chất thách thức vào sáng 25-4-2016: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”

Ngoài thảm họa gây ra cho VN hồi tháng 4-2016 huỷ diệt toàn bộ biển miền trung, thì Formosa có chiến tích bất hảo như thế này, không hiểu vì sao bộ chính trị rước nó về.

Năm 2009, tổ chức bảo vệ môi trường của Đức Quỹ Ethecon đã trao giải “Hành tinh đen” cho Tập đoàn nhựa Formosa, Đài Loan. Giải này dùng để bêu tên doanh nghiệp gây ảnh hưởng môi trường lớn nhất trong năm.

Trong thập niên 80, tập đoàn nhựa Formosa xả 63 tấn chất độc ethylendichloride vào khu vực dân cư tại Texas.

Chỉ riêng trong năm 1990, tại Mỹ có 54 trường hợp nước uống nhiễm độc do Formosa gây ra.

Năm 1998, Formosa cố thải 3.000 tấn chất thải hóa học ra vịnh Thái Lan, gần cửa biển Sihaoukville, Campuchia.

Năm 2004, nhà máy Formosa tại Illinois, Mỹ nổ làm chết 6 công nhân và nhiều người khác bị thương. Vụ nổ làm đất, nước, không khí trong khu vực bị ô nhiễm và khiến toàn thể dân cư quanh vùng phải được di tản.

Năm 2009, các nhà khoa học tại Texas, Mỹ đo được một lượng lớn chất độc trong đất và không khí ở xung quanh nhà máy của Formosa. Những nông dân trong vùng nhận thấy rõ được những thay đổi trong môi trường và thú nuôi.

Chính phủ Mỹ đã nhiều lần phạt Formosa. Năm 2000, Formosa phải đóng phạt 150.000 USD vì vượt mức ô nhiễm không khí cho phép tại Texas. Tháng 9-2009, Formosa bị Sở Tư pháp Mỹ và Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ phạt số tiền lên đến 13 triệu USD.

Tại Đài Loan, Formosa nằm trong top 10 công ty gây ô nhiễm nhất và “đóng góp” đến 25% tổng lượng khí nhà kính của Đài Loan.

Vào tháng 4 năm 2016, khi dân tình đang nóng vụ Formosa thì tổng trọng có vào căn cứ Formosa, nghe tin đồn Formosa biếu cụ tổng tượng ông hồ màu vàng 50kg lận, sau đó Formsa chỉ bị xử phạt 500 triệu đô la cho hành vi gây ra thảm hoạ đó. Vụ Formosa khiến nhiều người nghĩ đến một thảm họa tràn dầu quy mô lớn tại vùng Vịnh Mêhicô (Hoa Kỳ) cách nay 9 năm.

Thảm hoạ lớn hàng đầu trong ngành dầu mỏ thế giới – đe doạ nghiêm trọng các hệ sinh thái – đã buộc công ty BP Anh Quốc phải đền bù hàng chục tỉ đô la. Hai thảm hoạ môi trường BP-Vịnh Mêhicô và Formosa-miền Trung Việt Nam chắc chắn có rất nhiều khác biệt về quy mô và và tính chất, nhưng điều đáng chú ý là, ngay từ đầu, BP đã chấp nhận chi ra nhiều tỷ đô la cho việc nghiên cứu đánh giá thiệt hại môi trường và sức khỏe dân cư, đi liền với các dự án phục hồi, làm cơ sở cho việc đền bù.

Bởi thảm họa môi trường trên biển tác động rất phức tạp đến các hệ sinh thái và mức độ thiệt hại sẽ không được đánh giá đúng để tiến hành khắc phục sẽ nguy hiểm và ảnh hưởng về lâu về dài. Còn ở VN thì quan chức đua nhau vào tắm biển, ăn hải sản chụp hình để mị dân nói là biển đã sạch, nước mưa đã làm sạch ô nhiễm… tôi đến phục sát đất cách làm của quan chức VN.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

Comments are closed.