Quốc tang Lê Đức Anh: Những chi tiết lạ

BTV Tiếng Dân

4-5-2019

Vị trí của các nhân vật chóp bu trong danh sách ban lễ tang của ông Lê Đức Anh đã gây sự chú ý. Hai người phụ nữ thay đổi vị trí là bà Tòng Thị Phóng, ở vị trí số 5, thay vì thứ 9 trong quốc tang ông Trần Đại Quang năm ngoái. Bà Phóng ở vị trí ngay sau ông Trần Quốc Vượng (thứ 4) và ngay trước ông Phạm Minh Chính (thứ 6).

Người thứ hai là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, đã bị đẩy xuống vị trí thứ 24, thay vì vị trí thứ 17, do bà không còn nắm “quyền Chủ tịch nước” như trước. Mời xem clip của Zing:

Thêm một chi tiết đáng chú ý: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân bị ông Trương Hòa Bình đọc nhầm chức vụ thành “Chủ tịch nước” CHXHCNVN. Mời xem clip của Zing ở trên, phút thứ 9’48, chức bà Ngân bị đọc nhầm, làm cho ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết không nhịn được cười.

Chi tiết mà nhiều người quan tâm nhất là sự vắng mặt của Trưởng ban lễ tang Nguyễn Phú Trọng. Nhà báo Đỗ Cao Cường thắc mắc: “Không hiểu sao đám ma nguyên chủ tịch nước mà trưởng ban tổ chức lại đi vắng, hay là lại đi chữa bệnh? Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm, các nguyên thủ đi viếng đám ma cười không nhặt được mồm, dân chúng thì thi nhau thả nút ha ha khiến báo Tuổi trẻ cứ đăng lên lại gỡ xuống. Chỉ có mấy anh dân phòng chuyên đàn áp người biểu tình vì cây xanh là đội mưa chia buồn“.

Mọi người cũng thắc mắc khi thấy ông Lê Mạnh Hà, con trai ông Lê Đức Anh mang khăn tang màu đen, thay vì màu trắng như tục lệ xưa nay. Nhà báo Tường An đặt câu hỏi: “Phong tục người Việt Nam trước giờ vẫn mang vành khăn tang trắng khi có người thân qua đời. Từ lúc nào người cộng sản đổi khăn đen thay cho trắng trong tang lễ???

Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh, mang khăn tang màu đen tại tang lễ. Nguồn: Hà Linh/ DNPL

Về câu nói của Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh: Gia tài ba để lại thật quý giá, LS Đặng Đình Mạnh bình luận, “công chúng có thể tin rằng ông Lê Mạnh Hà đã nói rất thật. Chỉ nội tòa dinh thự tọa lạc tại đường Pasteur với giá cho thuê gần 500 triệu đồng/tháng, thì công chúng đã có thể ước lượng ra giá trị tài sản mà ông tướng để lại cho con cháu đồ sộ và quý giá đến mức nào ...”

Trang Thời Báo đặt câu hỏi: Vì sao Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không thể dự Lễ tang Lê Đức Anh? Theo bài viết, sáng 3/5/2019, một cán bộ Trung ương CSVN đã tiết lộ: “Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn được tiếp tục điều trị phục hồi chức năng, sức khỏe của ông ổn định hơn. Biện pháp đang dùng là châm cứu sau đột quỵ, tuy nhiên tới đêm 2.5 ông vẫn bị méo mồm, nhìn hơi xấu nếu xuất hiện, nên đã phải hủy bỏ kế hoạch làm Trưởng ban Tang lễ cho cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh”.

Thông tin này, dù chưa được kiểm chứng, phù hợp với suy đoán của nhiều người rằng, ông Trọng tuy được cấp cứu kịp thời và chăm sóc rất tận tình, nhưng di chứng méo miệng không phải chỉ mười bữa, nửa tháng là có thể phục hồi được (không ít người tập phục hồi chức năng nhiều năm sau tai biến vẫn chưa hết méo miệng). Quốc tang Lê Đức Anh được tổ chức chỉ 19 ngày sau khi ông Trọng bị tai biến (ngày 14/4/2019), rõ ràng là một “đòn hiểm” nhắm vào phe “đốt lò”.

RFA có clip: Những điều kỳ lạ trong tang lễ cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Những điều kỳ lạ trong tang lễ cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Những điều kỳ lạ trong tang lễ cố Chủ tịch nước Lê Đức AnhLễ tang cấp quốc gia của cố Chủ tịch nước Việt Nam, đại tướng Lê Đức Anh đã diễn ra sáng nay ngày 3/5 tại Hà Nội, tuy nhiên Trưởng ban lễ tang là ông Nguyễn Phú Trọng không có mặt, thay vào đó là một Trưởng ban lễ tang khác – ông Trương Hòa Bình.

Publiée par Đài Á Châu Tự Do sur Vendredi 3 mai 2019

PGS.TS Mạc Văn Trang bình luận: “Ông Trần Quốc Vượng có mặt trong Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, nhưng ông là Thường trực Ban BT mà không thấy trong Đoàn Đảng CSVN vào viếng? Không thể hiện vai trò, vị trí nhân vật số 2 trong Đảng? Ông lại xuất hiện trong một tấm hình “Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước”…? (Đứng ngoài rìa cùng, bên trái, bên nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)? Là người dân thường cũng thắc mắc, không biết trong Đảng nghĩ sao?”

Ảnh chụp Thường trực Ban Bí thư CSVN Trần Quốc Vượng trong đoàn lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Quốc tang Lê Đức Anh. Photo Courtesy

Mặc dù chương trình quốc tang được thông báo kéo dài đến hết ngày 4/5/2019, nhưng hầu hết các sự kiện quan trọng nhất đều diễn ra trong ngày 3/5, từ lễ viếng, lễ truy điệu đến lễ an táng đều vắng bóng “Trưởng ban lễ tang” là Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Khâu quan trọng nhất là đọc điếu văn thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm thay. Đã mang danh “Trưởng ban lễ tang” thì chuyện đọc điếu văn không nên để ai thay thế. Cho nên, ông Trọng đã xác nhận hai chuyện: Sức khỏe ông có vấn đề nghiêm trọng và cuộc tranh đua giữa những người kế vị ông đang diễn ra.

Báo chí “lề đảng” thì hầu như không đề cập đến sự vắng mặt của ông Trọng, chỉ báo Dân Việt có dòng tin về chuyện Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi vòng hoa viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng và Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng không thèm đính chính phát ngôn trước đó của họ, rằng ông Trọng sẽ sớm trở lại làm việc.

______

Mời đọc thêm: Quốc tang Đại tướng Lê Đức AnhTBT Nguyễn Phú Trọng chỉ ‘gửi vòng hoa viếng’ Đại tướng Lê Đức Anh (BBC). – Ông Nguyễn Phú Trọng không xuất hiện trong tang lễ ông Lê Đức Anh‘Trọng bệnh’ và tương quan quyền lực ở Ba Đình (NV). – Không thấy Nguyễn Phú Trọng tại quốc tang Lê Đức AnhNguyễn Phú Trọng ‘mất tích’ trong đám tang Lê Đức Anh, điều gì đang xảy ra? (VOA). – Nguyễn Phú Trọng vẫn ‘biệt tăm’ sau đám tang Lê Đức Anh (NV).

Báo “lề đảng”: Toàn cảnh lễ viếng, lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh (QH). – Đất Mẹ Thủ Đức đón Đại tướng Lê Đức Anh (VNN). – Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội thăm nơi an nghỉ cuối cùng của đại tướng Lê Đức Anh (TN). – Hình ảnh lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh (TTXVN). – Báo chí Trung Đông đưa tin lễ tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (VOV). – Đại tướng Lê Đức Anh không cho Liên Xô đưa vũ khí hạt nhân vào Cam Ranh (DV).

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Xin lỗi trước, “lễ tang” gì gì thì cũng kệ họ, mắc mớ gì phải tốn thì giờ gõ bàn phiếm. Tên nào đứng trước hay đứng sau thì cũng kệ chúng, chẳng có gì để dân phải bận tâm. Ngay cả cái gọi là “lễ tang” đã là một quái thai của cộng sản. Trong cái thể chế hiện nay, tên nào hay kẻ nào đứng trước, đứng sau, có mặt hay không có mặt cũng chỉ là một tập đoàn phản dân, hại nước, bất tài và bất hảo. Chúng không xứng đáng được đề cập. Có đề cập thì cũng chỉ kiểu như kẻ mù sờ voi. Tốn chữ cho chúng chỉ làm cho chúng tưởng mình là quan trọng.

  2. Ở hiền gặp lành nhưng “ở hành thì gặp liền”, kết cục của Lú bi đát, chia buồn trước với ly rượu mừng. Trọng đốt lò nhưng Dũng sẽ đốt cả cánh rừng.
    Trong lúc tang ma bối rối, nhà không chủ, mới thấy cái dối trá bịp bợm bon chen của loài cộng sản lộ rõ hơn bao giờ hết. Dân thì mừng, ít ra vơi chút nỗi nhục nhằn.

  3. * Ngày xưa, các Hoàng tử nếu ai được vua cha cho làm Hoàng Thái tử hoặc làm vương ở một miền đất nào đó, thì, họ phải trải qua một quá trình rèn luyện kỹ lắm. Có thể là học rèn trước khi nhậm chức hoặc có thể vừa làm vừa học nhưng kiểu gì thì cũng phải học, ít nhất là phải thông thạo các nghi thức tiếp xúc với nhau hoặc với dân chúng.
    * Trong đám tang mà cười, vô tình hoặc hữu ý, thì chứng tỏ những người này không thông hiểu nghi thức. Không rõ đó là hậu quả của việc không chịu học rèn hay là do tự sướng nghĩ rằng mình đã là ở hạng lãnh tụ thì chẳng cần phải học cái quái gì nữa!?

Comments are closed.