JB Nguyễn Hữu Vinh
1-5-2019
Thưa Thủ tướng và các bộ trưởng Bộ Công an, Bộ giáo dục
Tôi là công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Là một người thường theo dõi các tin tức của đất nước, và rất tâm huyết với sự nghiệp “xây dựng con người mới của đảng”.
Vừa qua, cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã triệt phá một đường dây làm giả văn bằng, chứng chỉ quy mô lớn. Cảnh sát đã thu giữ tại chỗ khoảng 1 tấn phôi bằng, chứng chỉ các loại; 1.200 con dấu của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp cùng nhiều máy móc phục vụ cho việc sản xuất văn bằng, chứng chỉ giả. Theo công an, đường dây này đã làm giả văn bằng tốt nghiệp của hàng nghìn trường đại học, cao đẳng trên cả nước.
Đọc những thông tin này, tôi hết sức bất bình, phản đối và có mấy ý kiến như sau, xin gửi đến Thủ tướng, các bộ trưởng, đề nghị nghiên cứu và khẩn cấp có biện pháp chỉ đạo để sự nghiệp trồng người của đảng theo đúng định hướng XHCN và thành công tốt đẹp.
Thưa Thủ tướng và các bộ trưởng
Kể từ sau năm 1945, các thế hệ học sinh được “hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” như trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay, sự nghiệp giáo dục nước nhà đã có nhiều thành quả tốt đẹp. Điều đó được tổng kết bằng câu nói của Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng: “Giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ”.
Để đạt được thành quả đó, cần phải khẳng định rằng nền giáo dục Việt Nam đã được sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng và đi rất đúng định hướng XHCN.
Sự nghiệp giáo dục đó, đã đào tạo cho đất nước ta nhiều thế hệ, đến nay đã trưởng thành, đã trở thành những lãnh đạo tài năng của đất nước, đưa đất nước chúng ta tiến đến tình trạng hôm nay. Những thế hệ lãnh đạo đó, đa phần khẳng định rằng “hồng phúc dân tộc” ta rất lớn như câu nói của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, cựu Chủ tịch HĐND Tp Hồ Chí Minh đã khẳng định với báo chí.
Thời gian đã qua đi, chúng ta càng ngày càng thấm thía đường lối “giáo dục là quốc sách” mà đảng ta đã xác định. Bởi chế độ nào thì đào tạo ra những con người để phục vụ chế độ đó.
Những năm gần đây, các vấn đề của nền giáo dục nước ta đã được báo chí phản ánh rất nhiều. Ở đó, chúng ta thấy một những hiện tượng rất phổ biến như sau:
– Nền giáo dục chúng ta, đã rèn luyện học sinh ngày từ thuở còn thơ bé cho đến tận cuối cuộc đời theo đúng lời Lenin đã dạy: “Học, học nữa, học mãi”.
Do vậy, ngay từ khi mới vào nhà trẻ, mẫu giáo, chương trình học tập của chúng ta đã hết sức phong phú và đã trở thành nhiệm vụ cách mạng cho các cháu cũng như bố mẹ các cháu. Ngoài học các chương trình chính khóa đã kín hết thời gian, các cháu còn được học thêm, học ở nhà, học quên ăn, quên ngủ cho đến khi biến thành những con robot “học, học nữa, học mãi… chỉ cần trả học phí”.
Chúng ta không lạ gì cảnh những học sinh lớp 1 mang cặp sách cả chục kg, đến mức có đứa vẹo cả cột sống.
Tất cả cho sự nghiệp đào tạo và giáo dục.
Việc học hành được sự quan tâm hết sức lớn lao của toàn xã hội, do vậy xã hội chúng ta đã hình thành một nét đẹp ngay từ tuổi thơ, đó là “Chạy”.
Từ chạy trường, chạy điểm, chạy tốt nghiệp cho đến chạy công việc và sau này các cháu sẽ quen dần với việc chạy chức, chạy quyền, chạy án… rồi chạy ra nước ngoài… như một nét nhân văn XHCN.
Vì thế, chúng ta có thể thấy hiện tượng cha mẹ, ông bà anh chị em các cháu thức qua đêm, xô đổ cổng trường để đăng ký vào lớp chuyên, trường chọn cho các cháu mẫu giáo, vỡ lòng… Đó là điều riêng có, là nét quý của riêng nền giáo dục XHCN chúng ta.
– Mặc dù được quan tâm của đảng, nhà nước và xã hội như vậy, nhưng do chính người dân chúng ta dân trí kém, con cái không được sáng suốt, minh mẫn như con cái lãnh đạo, nên hiện tượng học đến lớp 6, lớp 7 và thậm chí cao hơn vẫn chưa đọc thông, viết thạo mà nền giáo dục chúng ta gọi là ngồi nhầm lớp còn rất phổ biến.
– Cũng do cha mẹ học sinh không quan tâm đến con cái đầy đủ và các thế lực thù địch luôn phá hoại, nên hiện tượng học sinh hỗn láo với thầy cô, thầy cô tàn bạo với học sinh, thầy giáo dâm ô, hiếp dâm là chuyện đã xảy ra như cơm bữa và ngày càng phổ biến. Và theo đà tăng trưởng, những năm gần đây, đã tiến đến hiện tượng cô giáo quyến rũ được cả nam sinh tuổi vị thành niên.
– Những kỳ thi tốt nghiệp những năm qua, cho chúng ta thấy rõ một điều: Việc gian lận trong thi cử là điều hiển nhiên, không ai có thể triệt để loại bỏ gian lận thi trong thi cử cũng như không thể đánh giá chất lượng giáo dục theo một quy chuẩn đặt ra. Điển hình là đã có một Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục thí điểm các phong trào 2-0 rồi 4-0, nhưng kết quả đã thu được là 0-0 minh chứng.
Bởi suy cho cùng, thì như cha ông đã nói: đã dân thì… gian mà thôi, dân chứ có phải quan đâu mà thật thà. Vì thế, nhiều năm qua, thành tích giáo dục của chúng ta tuyệt vời với những con số nhảy múa tung tăng làm nức lòng xã hội.
– Chúng ta đã mở rộng hệ thống giáo dục hết sức sâu rộng và đa dạng. Từ một số trường đại học ít ỏi, ngày nay, chúng ta đã có hàng nửa nghìn trường đại học khắp cả nước. Từ trung ương, ngày nay đại học về tận công ty, tỉnh thành và theo đà này, chúng ta sẽ mở đại học ở cấp xã.
Trong đó, đa số là chúng ta thực hiện mô hình “đào tạo tượng trưng” – Nghĩa là chúng ta cần cung cấp cho thế hệ trẻ, nhất là con cái lãnh đạo, bởi sau này sẽ làm lãnh đạo một hệ thống bằng cấp đầy đủ. Do vậy hệ thống chuyên tu, tại chức, đào tạo từ xa, vừa học vừa làm… hết sức phát triển.
Điều đó, đủ chứng minh một cách hùng hồn rằng: Nhu cầu có bằng cấp là hết sức lớn lao trong xã hội ta, đặc biệt là con cái các lãnh đạo đảng và nhà nước.
Thưa Thủ tướng và các Bộ trưởng
Thế nên việc Công an tổ chức bắt bớ đường dây làm bằng giả quy mô lớn khủng khiếp là điều tôi hoàn toàn phản đối. Bởi những lý do sau đây:
– Việc đường dây này tổ chức hệ thống làm bằng giả, đã là một bước tiến lớn cho việc đáp ứng nhu cầu của đất nước, của đảng ta, nhà nước ta và nhất là lãnh đạo chúng ta về trang bị bằng cấp.
– Hàng năm, đất nước ta phải chi chi hơn 20% GDP – một số tiền khổng lồ cho giáo dục. Trong khi Singapore chi 3,2%, Malaysia 5,1%, Thái Lan 3,8% và còn sẽ tăng hơn nhiều nếu đáp ứng nhu cầu cải cách của ngành giáo dục.
Việc cung cấp bằng giả từ Trung cấp, Đại học cho đến bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ của đường dây này, hàng năm đã tiết kiệm được cho ngành giáo dục nước nhà một số tiền khổng lồ.
Thử tính số tiền nhà nước và nhân dân sẽ phải bỏ ra để có được số bằng với khối lượng gần 1 tấn và 1.200 con dấu của các trường Đại học, là bao nhiêu, chúng ta sẽ thấy ngay hiệu quả của đường dây này.
Bởi theo như webiste của đường dây này quảng cáo mấy năm nay, thì số tiền bỏ ra trang bị bằng giả cho mỗi cán bộ, học sinh chẳng đáng là bao so với kinh phí giáo dục, chạy điểm, chạy tốt nghiệp hoặc gian lận thi cử.
– Đường dây này đã hưởng ứng rất tốt chiến lược của chính phủ mà Thủ tướng đang dẫn đầu luôn kêu gọi: Chính phủ kiến tạo, thời đại 4.0. Họ đã cam kết (và chắc chắn là cam kết có tín nhiệm) rằng cấp bằng với phôi bằng thật, hoặc giả như thật. Ngoài ra, họ còn xây dựng một website công khai với tên miền .vn hẳn hoi, để quảng cáo cho dịch vụ này. Điều đó, chính các cơ quan công quyền của chúng ta còn lâu mới làm được.
– Việc đường dây này cung cấp bằng giả cho xã hội, đã trực tiếp giảm bớt gánh nặng giáo dục và thi cử hàng năm cho nhà nước. Đây là một thành công tuyệt vời. Thử tính mỗi học sinh học thêm 5 năm đại học, Thạc sĩ là 7 năm, tiến sĩ cà cả chục năm, thì thời gian, công sức của toàn xã hội đổ ra biết bao nhiêu mà kể.
– Việc cung cấp bằng giả đã ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng làm nhức nhối xã hội là gian lận thi cử. Đặc biệt như những vụ gian lận thi cử ở các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên và Lạng Sơn vừa qua.
Đó là những vụ việc đau lòng. Bởi qua đó, đảng và nhà nước mất đi rất nhiều cán bộ lãnh đạo gian lận khi bị lộ, nhiều cán bộ chủ chốt của tỉnh có con bị thêm điểm bất ngờ đã ảnh hưởng rất nhiều uy tín khi lãnh đạo.
Chúng ta nên nhớ lời dạy của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, cựu chủ tịch Quốc hội nên nếu cứ gian lận thi cử mà đưa ra xử hết thì rằng “lấy đâu ra cán bộ mà làm việc”.
Do vậy, tôi chính thức đề nghị:
– Đình chỉ ngay việc khởi tố, bắt giữ đường dây làm bằng giả trong vụ án này. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời mô hình kinh tế kết hợp chính trị quốc phòng và công nghệ của đường dây này đã hình thành bấy lâu nay.
– Tuyên truyền, khuyến khích và động viên toàn xã hội phát triển dịch vụ này tận cơ quan, đoàn thể trên cả nước một cách sâu rộng nhất.
Thưa Thủ tướng và các Bộ trưởng
Có thể khi tôi đưa ra ý kiến này, nhiều người sẽ cho rằng không hợp lý bởi vì bằng giả sẽ không đáp ứng được nhu cầu xã hôi, hoặc những người cầm bằng giả sẽ không có kiến thức khi làm việc.
Điều này tôi bác bỏ ngay lập tức và bác bỏ hết sức dễ dàng.
Bởi như cả xã hội này đều biết, hệ thống giáo dục của chúng ta những năm qua, đã đào tạo không biết bao nhiêu đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Hiện chúng ta có hơn 24.000 tiến sĩ, còn Thạc sĩ, đại học thì phổ cập nên vô khối. Thế nhưng, chưa bao giờ xã hội chúng ta thấy một cá nhân nào thể hiện tri thức trong việc điều hành, lãnh đạo xã hội.
Hầu hết các máy móc, công cụ sản xuất đều do các nông dân tự chế, tự làm cho các Tiến sĩ và giáo sư học tập. Nếu những nông dân này được cấp thêm một tấm bằng giả, tôi tin chắc rằng họ sẽ làm việc tốt hơn các lãnh đạo có bằng cấp hiện nay.
Nhiều cán bộ lãnh đạo không cần làm trẻ em, lại làm ngay người lớn trong học vấn, không học phổ thông, nhưng có bằng Tiến sĩ, đại học… nhan nhản trong hệ thống chính trị đó là minh chứng
Các lãnh đạo của chúng ta có bằng cấp đã thể hiện trình độ như thế nào cả đất nước đều rõ. Họ phát biểu những câu còn ngu hơn cả những người vô học và ngu nhất.
Chẳng hạn: “Nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát Quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh” – Nguyễn Đức Đam, Phó thủ tướng.
Chẳng hạn: “Ngộ độc thực phẩm: “Phải lăn ra chết thì mới xử lý được. Điều 244 quy định: Nếu buôn bán thực phẩm độc hại mà gây thiệt hại tính mạng hoặc sức khỏe nghiêm trọng thì mới xử lý” – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Cao Đức Phát.
Chẳng han: “Một số mặt hàng thủy sản như tôm nếu bị trả do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được” Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản & Thủy sản.
Chẳng hạn: “Giá điện tăng, mọi người đều được lợi” – Đỗ Văn Hải, Thứ trưởng. Hay là “Tăng viện phí, người nghèo được lợi” – Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế.
Có thể kể ra vô vàn câu nói có thể cười ra nước mắt của lãnh đạo đảng và nhà nước, chính phủ ta. Nhưng điển hình là Thủ tướng Ma Dê in Việt Nam, Cờ – Lờ – Mờ – Vờ, Cờ – Lờ – Mờ… là minh chứng sống.
Tác dụng duy nhất của họ, là làm cho người dân vui vẻ, cười thoải mái mỗi khi họ phát biểu mà thôi.
Xa hơn, các lãnh tụ đất nước chúng ta như Hồ Chí Minh, Đỗ Mười, Lê Duẩn, Lê Khả Phiêu… đâu có học được mấy lớp đâu vẫn là lãnh tụ dân tộc, vẫn là Thánh, là Bồ tát đó thôi.
Điều đó để khẳng định rằng: Không cần bằng cấp, học hành vẫn có thể làm lãnh đạo, miễn là đảng viên có chức có quyền, có tiền hoặc con cháu lãnh đạo là điều kiện thiết yếu. Rồi họ sẽ là lãnh đạo, là “hồng phúc dân tộc”.
Một điều cần nói thêm là cho đến nay, rất nhiều cán bộ đã và đang sử dụng bằng giả, kể cả ông Nguyễn Trọng Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cũng dùng bằng giả, vẫn cứ đương chức, đương quyền và lãnh đạo đầy thành tích đó thôi.
Mặt khác, các lãnh đạo là con cháu lãnh đạo, chỉ có kiến thức về tham nhũng, ăn cắp, bè phái đánh nhau và lũng đoạn xã hội là chính. Mà những kiến thức này thì vẫn được đào tạo trong hệ thống chi bộ, trường Đảng, trường chính trị hoặc Học viện Nguyễn Ái Quốc.
Với những lý do trên, tôi đề nghị Thủ tướng ngay lập tức hành động kịp thời theo đề nghị của tôi nói trên đối với đường dây làm bằng giả này.
Tôi tin rằng khi biết được chính sách phát triển xã hội “đi tắt đón đầu” của chúng ta như đã đề nghị ở trên, hẳn nhiên không phải chỉ bọn Việt kiều phản động, mà cả thế giới sẽ phải “Rụng rời chân tay”.
Học Hàn Quốc dịch sách giáo khoa của Nhật làm sách gk của mình.
Bản chất cộng sản là nuôi dưỡng giả dối để tồn tại nên đề xuất của JB Nguyễn Hữu Vinh đề cao, ủng hộ bằng giả là đúng, vì nó cũng phù hợp với thông lệ của cộng sản quốc tế
Học nữa học mãi, vận dụng cả truyền thống “tiên học lễ…”,rồi thì du học khắp nơi trên thế giới…. cuối cùng ai giỏi?????. Tất cả cho thấy cái sự học của Vn có vấn đề, nhưng không ai có thể nhìn ra được nguyên nhân, trải qua rất nhiều lần cải cách và hôm nay chỉ là một mớ hỗn độn. Giáo dục được điều hành bởi những người nghề thì kém nhưng đầy thủ đoạn, bởi vậy họ mới qua mặt được cả xã hội và đẻ ra cái gọi là “cải cách toàn diện “.Lợi dụng vào đó, thế là họ tha hồ làm những cái dễ,phù hợp với khả năng nhưng vô bổ. Thực tế những vnen,bàn tay nặn bột,mỗi ngày đến trường là một ngày vui… cho thấy tất cả, nhưng hậu quả vô cùng nặng nề, ngoài mất tiền bạc, còn là thời gian. Thế giới tiến rất nhanh, nhưng Vn tranh cãi về đánh vần còn chưa ngã ngũ. Một học sinh lớp 9 của nước ngoài cũng đủ năng lực để nhận ra người chế tạo ra cái tầu ngầm ở Thái bình không biết nguyên tắc cơ bản nhất, trong khi tại Vn hồ hởi phấn khởi, có người còn làm thơ để ca ngợi….. Liệu 100 năm nữa Vn có nhìn ra được cách nước ngoài làm giáo dục hay không….
Với lòng kính trọng tột bực đ/v ông đầu rau ngành giáo dục xã hội chủ nghĩa, người trí thức CỘNG SẢN lớn Tạ Quang Bửu, tớ rất bất bình thằng/con khốn nạn nào đã dẹp phương pháp tuyển lựa (rất) độc đáo, trên cả tuyệt vời và chỉ có đúng của nhà trí thức đáng kính của chúng nó -hoặc “ta”, tùy cách nhìn . Bây giờ thì gạo, tấm, thóc, hạt giống, cỏ dại … tuốt tuồn tuột cho hết vào 1 bồ . Thế lày thì chỉ có Thánh hoặc/và Bác Hồ mới có đủ tài để chọn lựa cán bộ nguồn cho Đảng . Ô Nguyễn Đình Cống sẽ còn phải trút hết gan ruột thối tha của mình để góp ý cách chọn “hạt giống” theo kiểu bác Hồ Ít Le .
Kiến nghị của tớ là Đảng cần dẹp trò chó nhảy bàn độc trong tuyển sinh đi, & áp dụng lại phương pháp tuyển chọn tối ưu của nhà trí thức Tạ Quang Bửu . Không có lợi, nếu không muốn nói là rất có hại cho thanh danh lãnh đạo của Đảng .
Cứ thử tưởng tượng, “hạt giống đỏ” trộn lẫn với hạt cỏ dại, cỏ cú sẽ đưa tới rất nhiều khó khăn: 1. Tạo ảo tưởng có 1 sự công bằng nào đó trong điều kiện xã hội . Khi ảo tưởng đó bị phá vỡ, dễ gây ra tâm lý bất ổn, dễ kích động trong đa số đám đông . Đúng, bọn đấu tranh cho “nhân quyền” sẽ câm miệng hến vì kích động thêm lòng bất mãn của dân chúng chỉ dẫn tới những hiệu ứng hoàn toàn bất lợi cho chế độ, đi ngược lại tiêu chí đấu tranh “yêu Đảng bằng máu dân” của bọn chúng .
2. Sẽ cực kỳ khó khăn cho Đảng trong việc tuyển chọn cán bộ . Đảng sẽ phải nàm thế nào khi những người được điểm cao chỉ toàn bọn lý lịch xấu, phản động, thoái hóa …? Chọn những người lý lịch tốt thì sẽ dẫn tới bất bình của dân chúng, chọn điểm thì sẽ làm cho Đảng càng ngày càng suy thoái, tương lai bất định, dẫn tới biến chất …
3. Tạo ra tâm lý “nhạt lý tưởng, nhạt Đảng” ngay trong giới “hạt giống đỏ”, vốn có 1 niềm tin vững chắc vào những giá trị cao quý như “gia đình có công với cách mạng” … Thảy “hồng phúc của dân tộc” vô đám cỏ cú, nói chúng mày cũng phải phấn đấu như cỏ cú, cỏ gianh … không thì cũng bị đối xử như cỏ cú cỏ gianh … có khác chi coi rẻ, thậm chí vứt bỏ những giá trị cao quý “gia đình có công với cách mạng” như trên . Như vậy hóa ra Trân Văn của VOA lại đúng khi nhiếc móc Đảng đang bỏ bê những gia đình “có công với cách mạng” hay “có truyền thống cách mạng”?
…
Trên chỉ là 1 số những tai hại trước mắt từ việc xóa bỏ phương pháp tuyển chọn của nhà trí thức Cộng Sản lớn Tạ Quang Bửu . Chuyện này có thể giải quyết sau . Nhưng cách giải quyết xì-căng-xe vừa rồi của Đảng có nhiều điều thiếu sót . Trước hết là tư di chủ đạo . Trước tình hình chó nhảy bàn độc, tấm cám lẫn lộn, … nhiều người và cũng từ lâu đã có những biện pháp “gạn đục khơi trong”, mở đường cho “hồng phúc của dân tộc” trở thành 1 truyền thống cách mạng đáng quý . Những người này đáng lẽ phải được tuyên dương công trạng vì ít nhất họ không có tư di nhiệm kỳ, có tầm nhìn xa bảo đảm “vốn quý” “hạt giống tốt” cho Đảng . Thế mà giờ này, Đảng “theo đuôi quần chúng” -1 tội thời Bác Hồ- từ ca bi nết Đô Năm Trăm là “mút xờ ku áp lực xã hội” (sux social pressure’s john). Sai lầm đầu tiên của Đảng là làm lộ chúng ra . Bi kịch trở thành hài kịch rồi biến thành thảm kịch khi trục xuất những sinh viên đang học khỏi trường . Có nhiều tác hại
a. Tạo ra những chấn thương tâm lý cho những thanh thiếu niên đang định hình tư cách & niềm tin . Họ chợt nhận ra “truyền thống cách mạng” chỉ là cái bánh vẽ của Chế Lan Viên, sự hy sinh của cha ông đánh đổ nền dân chủ tư bẩn & nền giáo dục của nó chính là tạo tiền đô cho những “hạt giống đỏ” -những người như họ- đứng lên làm chủ đất nước . Và giờ đây, hành động của Đảng bóp cổ để niềm tin đó chết tức tưởi trong những tâm hồn thấm đẫm truyền thống cách mạng hào hùng của cha ông của những thanh thiếu niên trực hệ của truyền thống cách mạng anh hùng .
b. Đảng bức tử tương lai của mình hữu hiệu hơn bọn xuyên tạc lịch sử . Triệt đường tiến thân của con cháu mình thì sẽ mở đường cho con cháu chúng nó, của bọn thoái hóa về lý tưởng, của bọn phản động . Cứ thử tưởng tượng loại hết “hồng phúc của dân tộc” thì những “cặn bã của dân tộc” -những thứ còn lại- trong tương lai sẽ giữ những nhiệm vụ lãnh đạo đất nước … ? Xuyên tạc lịch sử chỉ là chuyện nhỏ .
c. Những chấn thương tâm lý này, theo tớ, rất nặng, đủ để làm lệch lạc nhân cách những “hạt giống đỏ” thời nay . Nếu họ không còn cơ hội để làm “hạt giống đỏ”, ai có thể đoán được họ sẽ làm gì trong tương lai nên không rebel agaisnt những thứ mà họ đã từng tin ?
…
Vì vậy, đây là kiến nghị của tớ
Trước mắt, ngay & luôn là cần đưa những sinh viên “bị tai tiếng” trở lại trường, để tránh những ảnh hưởng tâm lý không cần thiết . Kế tới, ỉm hết mọi chuyện . Lý do, xử lý nội bộ . Nhớ thêm mấy chữ “nghiêm túc, làm tới nơi tới chốn …”
Chờ cho dư lợn nguôi ngoai, từ từ áp dụng lại phương pháp Tạ Quang Bửu . Dân mềnh vốn trí nhớ ngắn, quên ngay í mà . Không tin ? Còn ai quan tâm tới cái lư hương không ? 3 tháng nữa sẽ chẳng còn ai nhớ Nguyễn Hữu Linh là ai đâu .
Áp dụng lại Tạ Quang Bửu, đơn giản vì dân, cụ thể là Phạm Lê Vương Các, sẽ chấp nhận & tôn trọng sự thật cay đắng, vì đơn giản đó là luật pháp, hơn là 1 ảo tưởng ngọt ngào . Luật An Ninh mạng cuối cùng cũng “an dân” đấy thui . Nhưng quan trọng nhất là đừng tạo nên những vỡ mộng . Thà làm tê liệt bộ não mọi người để không ai có thể mơ -phương pháp Tạ Quang Bửu- còn hơn để bọn chúng thả hồn mơ mộng, rồi bỗng 1 ngày, bong bóng xà phòng vỡ tung .
Cuối cùng, vấn đề nhân sự -“hạt giống tốt” của bác Cống- sẽ trở thành như xưa . Lại lòi ra 1 đám trí thức cho dân nó kính trọng . Ổn định xã hội chắc chắn chăm phần chăm cho tới muôn đời sau.
Kiến nghị của tớ
Nhờ những còm sĩ trên này tớ mới biết ông chủ xị giáo dục xã hội chủ nghĩa, aka trí thức to vật vã Tạ Quang Bửu ngày xưa có 1 phương pháp tuyển cán bộ trẻ (rất) để đào tạo tuyệt vời, và nhờ phương pháp í, ngành giáo dục của chúng nó -hoặc “ta”, tùy cách nhìn- cho ra 1 lô 1 lốc trí thức, mà ông bà nào cũng đáng kính đ/v chúng nó -hoặc “ta”, again, tùy cách nhìn- cả . Phương pháp í là chỉ sau khi đã tuyển lựa lý lịch, ô Tạ Quang Bửu mới cho thi tuyển . Theo riêng tớ, phương pháp này nâm bờ oăn trên nhiều phương diện: Thứ nhất, bảo đảm được giới được tuyển chỉ tuyền “hồng phúc của dân tộc”, từ thời Bác Hồ là “hạt giống đỏ”. Thứ nhì, bảo đảm (1 phần nào) được tính “công bằng” trong thi tuyển vì chỉ có thành phần 5C thi với nhau . Đúng, có lãnh đạo cao cấp hơn, và có những lãnh đạo không cao cấp bằng, nhưng ít ra, với tình đoàn kết trong nội bộ Đảng, công bằng dễ được điều đình để đưa tới những chấp thuận (agreements) khả thể làm vừa lòng mọi lãnh đạo . Kế nữa, nếu có “tranh luận” cũng không ảnh hưởng đến lòng dân => niềm tin của dân đ/v ngành giáo dục nói riêng và thể chế-Đảng nói chung không bị bào mòn . Cùng 1 lúc, vì chỉ có 5C với nhau, những người chấm điểm có thể “tương đối” an tâm chấm điểm 1 cách “tương đối” công bằng, bảo đảm tính độc lập & khách quan (cũng rất) “tương đối” trong nhiệm vụ đánh giá khả năng thí sinh . Cũng có nghĩa những thí sinh sẽ được đánh giá “tương đối” khách quan, tức là nếu là thủ khoa, những người quan tâm -Chu Mộng Long chẳng hạn- có thể tạm tin những thí sinh đó “tương đối” xứng đáng với vị trí trong thi cử của mình . Đồng thời cũng loại khỏi những đường dây chạy điểm, nếu có, mà chỉ có mệnh lệnh từ lãnh đạo . Mệnh lệnh của lãnh đạo không phải là đường dây, và hệ thống thi cử của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa cũng được khử trùng khỏi sự dơ bẩn nhớp nhúa của những tờ tiền nhàu nát, cáu bẩn nhưng đủ chà đạp lương tâm mang chân dung Bác Hồ kính yêu của chúng ta.
Như vậy, kiến nghị của tớ là đ/v những trường “xịn”, ngành giáo dục cần áp dụng lại phương pháp của ô Tạ Quang Bửu, nhà trí thức giáo dục lớn của đất nước, tức là những đứa không phải 5C, đơn giản là không được phép thi vào những trường “xịn”.
Bắt chước cách nói của 2 ô Trần Hữu Dũng & Nguyễn Ngọc Giao, tớ chỉ xin thêm là những trường đại học danh tiếng của Mỹ cũng có “chạy tiền/điểm” & xét duyệt 1 cách cực kỳ nghiêm ngặt . Chuyện xét duyệt nghiêm ngặt của những trường như Stanford, USC, Jail hay Ha vớt … nức tiếng thế giới . GWB bị Ha vớt đuổi thẳng cẳng vì học hành kém . Nhưng chạy điểm … trong 1 episode của series The Simpsons, con trai của mr. Burns, played by comedian Rodney Dangerfield, học hành kém cỏi nhưng mr Burns muốn con vào alma mater của mình là Jail. Đây là conversations giữa ông ta & admission officer; nếu bỏ qua thủ tục admission thì ông phải đóng góp cho trường, tùy theo điểm con ông mà quy ra số tiền đóng góp (donations). Giá chót là nuôi 1 ghế giáo sư trong 5 năm (ngừng 1 chút, nhìn vào bảng điểm). Với bảng điểm như thế này, phải là số tiền đủ để xây 1 phi trường .
Thấy chưa ? Tư bẩn cũng chạy điểm có khác nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa của mềnh đâu ? Nước ta đang “đổi mới” nên cái gì tư bẩn có, nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa cũng cần phải có .