Thạch Đạt Lang
13-4-2019
Sau gần 20 tháng yên ắng, cuối cùng phiên tòa xử vụ ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện chính quyền CSVN đã có phán quyết. Theo đó, nhà nước CSVN phải bồi thường cho ông Bình số tiền 37.581.596 USD thiệt hại và gần 7,9 triệu USD án phí. Phán quyết này đáp ứng sự mong đợi của hầu hết người Việt, trong cũng như ngoài nước – trừ các quan chức lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN.
Đây là vụ án kéo dài hơn 15 năm, từ 2003 đến nay, là một bài học rõ ràng, sâu sắc và ấn tượng cho những người Mỹ, Đức, Pháp, Úc… gốc Việt, muốn đem tài sản, trí tuệ, công sức… về Việt Nam “cống hiến” cho dân, cho nước.
Phán quyết của tòa trọng tài vụ Trịnh Vĩnh Bình khiến nhiều người nhớ lại một vụ án tương tự, kéo dài 12 năm, từ năm 1994 đến năm 2000 và kết thúc vào năm 2006. Đó là vụ án luật sư người Ý Maurizio Liberati kiện Vietnam Airlines.
Khởi thủy, tháng 11/1994, Vietnam Airlines nhận được giấy triệu tập của Tòa sơ thẩm Roma. Theo giấy triệu tập này, ngày 30/11/1995 đại diện Vietnam Airlines phải có mặt tại Tòa án Roma của Ý để tham dự phiên tòa do luật sư người Ý là Maurizio Liberati khởi kiện Công ty Falcomar, là đại lý bán vé của Vietnam Airlines ở Ý.
Vào thời điểm đó, tòa sơ thẩm ở Rome mở phiên tòa xét xử vụ kiện giữa luật sư Maurizio Liberati với Công ty Falcomar, yêu cầu công ty này phải thanh toán chi phí cho các công việc mà luật sư Liberati thực hiện cho Falcomar. Do Falcomar là đại lý bán vé máy bay của Vietnam Airlines tại Ý, nên tòa gửi giấy mời đại diện Vietnam Airlines tham dự phiên tòa.
Nguyễn Xuân Hiển là Tổng Giám đốc Vietnam Airlines khi vụ kiện xảy ra. Với bệnh kiêu ngạo cộng sản thấm sâu trong máu, cộng với sự ngu dốt, ít học, thiếu kiến thức, Hiển coi thường luật pháp quốc tế, nghĩ không ai làm gì được Vietnam Airlines nên không cử người tham dự hay cho luật sư đại diện tới phiên tòa.
Phiên tòa ngày 07/03/2000 kết thúc, với phán quyết số 8395/2000, tuyên bố Vietnam Airlines phải bồi thường khoản tiền 4.851.891.000 lira, tương đương khoảng 5 triệu Euro, cho luật sư Liberati. Vietnam Airlines và Nguyễn Xuân Hiển không hề phản ứng hay kháng cáo về phán quyết của tòa án Roma. Luật sư Liberati đồng ý phán quyết của tòa nên cũng không kháng án.
Đến năm 2002, không thấy phía Vietnam Airlines phản ứng về phán quyết, LS Liberati đề nghị thi hành án. Tháng 8/2004 tòa án ở Paris ra lệnh cho Ủy ban đòi nợ và Tịch biên Pháp tiến hành phong tỏa số tiền 1,3 triệu Euro của Vietnam Airlines có trong tài khoản ngân hàng tại Pháp.
Đến lúc đó Nguyễn Xuân Hiển mới biết sợ, ra lệnh cho Vietnam Airlines làm đơn kháng cáo lệnh tịch biên của tòa án ở Paris. Ngày 09.03.2006, tòa án phúc thẩm ở Paris tuyên án, bác bỏ đơn của Vietnam Airlines xin giải tỏa lệnh tịch biên, đồng thời buộc Vietnam Airlines phải nộp thêm vào tài khoản cho đủ số 5,2 triệu euro theo đúng phán quyết của tòa án Rome.
Lo sợ bị đóng băng các tài khoản khác ở các nước thuộc Liên Minh Âu Châu, Hiển và Vietnam Airlines đã phải chuyển ngân trả đủ số tiền 5,2 triệu euro cho LS Maurizio Liberati.
Toàn bộ vụ thua kiện này là do tính quan liêu của các quan chức CSVN, coi thường luật pháp quốc tế bởi quen sử dụng luật rừng ở trong nước. Khi tòa triệu tập, Vietnam Airlines không thèm tham dự, nghĩ rằng không liên quan tới mình.
Hãy nghe ông Nguyễn Xuân Hiển, TGĐ Vietnam Airlines thời đó nói: “Cũng chính vì không tham dự phiên toà nên không làm rõ được trắng đen. Chứ nếu tham dự thì dù có thua, cùng lắm cũng chỉ phải trả công cho anh ta vài chục ngàn USD, còn nếu mà mình thắng thì thậm chí nguyên đơn phải chịu mọi chi phí và án phí…”
***
Trở lại vụ án Trịnh Vĩnh Bình, lý do vụ án kéo dài vì thoạt đầu, năm 2003 CSVN đã tìm cách thương thuyết và đạt được thỏa thuận ngoài tòa với Trịnh Vĩnh Bình: CSVN sẽ bồi thường 15 triệu USD và trả lại toàn bộ tài sản cho ông Bình, đổi lại ông Bình phải rút đơn kiện và giữ bí mật nội dung thỏa thuận.
Sự nhân nhượng, chịu lép vế của chế độ CS, cố gắng thỏa thuận ngoài tòa với Trịnh Vĩnh Bình vào thời điểm đó là do CSVN đang nôn nóng muốn gia nhập WTO – Tổ chức Thương gại Thế giới (World Trade Organization). Nếu để cho vụ án kéo dài, có thể gây thêm tai tiếng về cách hành xử luật pháp rừng rú, ảnh hưởng tới cơ hội trở thành thành viên WTO.
Tuy nhiên, với bản chất tráo trở, lọc lừa, gian manh thâm căn cố đế nổi tiếng thế giới, sau khi được gia nhập WTO, CSVN lờ đi chuyện thi hành thỏa thuận với ông Bình. Thế là Trịnh Vĩnh Bình một lần nữa phải nhờ đến luật pháp quốc tế để dạy cho CSVN một bài học về cách sử xự khi gia nhập cộng đồng thế giới.
Đến hôm nay, cho dù đã có phán quyết, nhưng án lệnh này có được chế độ CSVN thực thi và thực thi đến đâu lại là một chuyện khác. Trong quá khứ, các chế độ độc tài, cộng sản, đặc biệt là CSVN, vốn thường coi phán quyết của các tòa án quốc tế không hơn miếng giẻ rách.
Tiền án phí 7,9 triệu USD, tất nhiên CSVN phải trả trong một thời hạn nhất định, không thể trốn tránh, trì hoãn. Nếu không trả, tòa án quốc tế sẽ có những biện pháp mà CSVN phải chịu khuất phục như đóng băng các tài khoản của chế độ CSVN có trong các ngân hàng quốc tế.
Từ vụ án Liberati kiện Vietnam Airlines, có thể dự đoán được rằng, vụ kiện của ông Bình cũng sẽ giống như vụ kiện của LS Liberati. Sẽ còn phải tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc mới hy vọng đòi được số tiền bồi thường mà tòa án ở Paris đã phán.
Trây lì, trơ trẽn, vênh váo, coi thường công pháp quốc tế, là bản chất cố hữu của chế độ CSVN, thì sẽ không thể nào hội nhập với quốc tế, mong gì được “vươn ra biển lớn”.
Trong cuốn tiểu thuyết “Dặm đường xanh” của văn học Mỹ, người ta khăng khăng một người bản địa giết người man rợ và đem anh ta xử tử. Sau này có một người bớt chút thời gian điều tra lại thì hiểu ra người đồng bào kia lao vào cứu người nhưng không được nên kêu gào tuyệt vọng, nhưng cả nước Mỹ đã mù quáng trong suốt một thời gian dài. Chuyện vừa khôi haì nhưng đầy tính hiện thực, và dưới thời của người thăng hoa bằng tiền bạc như Trump thì giờ đây lại chứng kiến chuyện nước Mỹ đang cố nhét một người đàn ông một bản án.
???????
Xin lỗi…..không hiểu bạn muốn nói cái gì !
Ngu đúng quy trình!
Bạn nói đúng.
Việt cộng ngu đúng quy trình
Nhà nước Việt cộng từng nghĩ chỉ cần trả cho Trịnh Vĩnh Bình 15 triệu đô là quá đủ rồi nên mới bội ước, bất tuân thoả thuận đã ký tại toà trong tài quốc tế năm 2003. Còn việc trả lại tài sản, đất đai của ông Bình thì họ cho là chuyện không cần làm, vì chắc gì ông Bình dám trở về VN mà đòi đất?
Có lẽ số tiền trên 45 triệu đô kia là để trang trải số thiệt hại cho ông Bình trong vụ đất đai. Nhưng về phần các “đỉnh cao trí tuệ” ở Việt Nam thì sự thiệt hại to tát nhất không nằm ở 45 triệu đô mà là ở chỗ vụ kiện này đã được sư luận biết đến rộng rãi, và nó chắc chắn sẽ tạo tiền lệ.
Câu phát biểu của giám đốc Nguyễn Xuân Hiển trước đây dường như vẫn chưa đủ cho “nhà nước ta” suy ngẫm. Bây giờ 45 triệu đã đủ dosage hay chưa?
Đúng là “Khôn đồng xu, ngu bạc vạn”