Về bản đề án quy hoạch báo chí (Phần 3)

FB Nguyễn Thông

5-4-2019

Tiếp theo Phần 1 Phần 2

Ảnh: internet

Nhà cai trị cứ muốn độc quyền báo chí, kiểu “tất cả đều là con tao”, tao sai phái, dạy bảo, đánh đập gì, mặc ý tao. Quy hết về một mối, đứa nào thắc mắc, la lối, kệ. Bản chất của báo chí CS là phải biết nghe lời, còn tất cả thứ khác muỗi hết. Đếch cho báo chí tư nhân, tòi ra là ông diệt, mặc dù luộn rêu rao tự do báo chí, thậm chí ghi cả vào hiến pháp.

Nhưng thực tiễn lại có quy luật và sức sống riêng của nó. Bịt mồm bịt miệng không thể bịt mãi, bịt hết được. Facebook, YouTube, Twitte, blog… là bằng chứng hùng hồn. Nó đích thực là báo chí tư nhân, là con đẻ của tự do ngôn luận. Nhà cai trị muốn ngăn nó cũng không ngăn được, cùng lắm thì điên khùng bắt vài người này người nọ để răn đe. Nhưng Facebook, internet thì có mà trời cản.

Ngăn không được, nhưng thừa nhận nó thì không dám bởi như thế khác nào thừa nhận có báo chí tư nhân. Đã coi có báo chí tư nhân thì phải đưa vào luật thì mới dùng luật để trị. Không có luật, đếch trị được. Mượn vài cái nghị định dưới luật để áp chế càng thể hiện tính chất vô pháp luật của nhà nước. Không đàng hoàng nên cứ lúng ta lúng túng như gà mắc tóc, nuốt dây thun, mang tiếng xấu với đời.

Để quy hoạch báo chí cho thiết thực, hiệu quả, chính xác, theo tôi không cần phải bàn nhiều, thử thách nhiều làm gì, cũng không cần phải gán cho tờ báo này báo kia lớn hay không lớn, quan trọng hay không quan trọng, phát hành nhiều hay ít… Chỉ cần lôi ra sạp bày 1 tuần đủ các đầu báo, kể từ Nhân Dân, Công an, Tuổi trẻ, Thanh Niên đến Chuyện đời, Sống đẹp… Cứ tờ nào nhiều người đọc, bán được thì cho nó sống, ế sạp chẳng ma nào dòm là đòm luôn không cần kết án. Tờ báo có giá trị là tờ báo bán được, người đọc tự bỏ tiền túi ra mua chứ không phải thứ để gói xôi, cho không (sống bằng tiền ngân sách). Bàn lắm rách việc.

Nói chung, coi lại cái quy hoạch báo chí thì thấy vưỡn có những khe riêng được gọi bằng cái tên mỹ miều là “đặc thù” để anh nào lách giỏi thì lách. Và tất nhiên phải… chạy. Một vị từng đóng vai quản lý báo chí, ông Hoàng Hữu Lượng đã giải thích rằng, quy định nhưng không phải là quy định: “Chúng ta tính tới các đặc thù và trong quy hoạch cũng nêu rõ, những tờ báo có số lượng phát hành lớn, có ảnh hưởng lớn đối với xã hội” thì vẫn tồn tại.

Gớm, cứ thẳng băng quy định thì có mà chết hết, rồi lấy đâu tóc mà túm. Xưa, khi thằng bán tơ và lũ quan lại túm cổ Vương ông, phá gia đình cô Kiều, có kẻ đã mách rằng “tính bài lót đó luồn đây/có ba trăm lạng việc này mới xuôi”. Nay, chỉ thông đồng hạ một chữ ký trong vụ mua bán AVG đã thu vài nghìn tỉ thì việc chạy cho một tờ nhật trình được tồn tại chắc phải nặng mùi kim tiền. Trượt giá từ thời Gia Tĩnh triều Minh tới giờ, 300 lạng chỉ còn là số lẻ.

Bình Luận từ Facebook