1-4-2019
Điều cơ bản xây dựng lên một “nền cộng hòa” (hay quốc gia cộng hòa) là: chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân.
Chủ quyền (souveraineté) là gì? Chủ quyền là “quyền lực tối cao, độc lập, bất khả phân” của một quốc gia. Nguyên tắc “quốc tế công pháp” đặt trên sự “bình đẳng về chủ quyền” giữa các quốc gia. Một quốc gia, lớn nhỏ, mạnh yếu, đông dân hay ít dân… không cần biết, tất cả đều “bình đẳng” như nhau về “chủ quyền”.
Một nền cộng hòa (quốc gia cộng hòa) vì vậy còn có thể định nghĩa như sau: trong một quốc gia cộng hòa, bất kỳ quyền lực nào thể hiện mà không có xuất xứ từ ý chí của người dân, quyền lực đó không chính đáng (légitimité).
Điều này dễ hiểu vì “quyền lực tối thượng” của quốc gia nằm trong tay người dân. Ai đó sử dụng tùy tiện “quyền lực quốc gia” (mà không thông qua ý chí của người dân), quyền lực đó đương nhiên không chính đáng.
Quốc gia có tên “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có thực sự là một “nước cộng hòa”? Phải hay không, ta cần xét đến việc “thực thi quyền lực” ở đất nước này như thế nào.
Hiến pháp của CHXHCHVN qui định “Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Hiến pháp là luật tối cao, là nền tảng xây dựng một quốc gia. Điều này có nghĩa là luật pháp qui định quyền lực cho Đảng Cộng sản để đảng này lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Vì vậy nhà nước VN còn được gọi là “nhà nước pháp quyền”. Tức là nhà nước (mà trong đó) pháp luật chỉ định (ban bố) quyền lực.
Vấn đề là “luật” này đến từ đâu? Dĩ nhiên là từ Quốc hội. Mà (trớ trêu) quốc hội toàn là người của đảng. Luật lệ ở VN là “ý chí của đảng” chớ đâu phải ý chí của dân?
Trong một nền cộng hòa bình thường (chân chính), luật pháp chỉ qui định cách thức phân bổ quyền lực chớ không hề chỉ định quyền lực nằm trong tay của một đảng, hay cá nhân nào đó.
Quốc gia mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không phải là một quốc gia “Cộng hòa”.
Quyền lực của các “quan chức” ở VN, như ông Nhạ, bà Tiến, ông Thể… không hề đến từ “ý chí” của toàn dân. Đâu có người dân nào “trao quyền lực quốc gia” cho những người này, phải không?
Thấy nhiều người kêu gọi người này, người kia từ chức, thấy thiệt tức cười. Làm gì bà con có tư cách mà yêu cầu mấy cha, mấy mẹ này từ chức?
Chỉ khi nào bà con tận tay “trao quyền” cho những người này, (bằng phuơng pháp bầu cử, thí dụ vậy), thì bà con mới có tư cách yêu cầu họ “từ chức”.
Ngay cả ông Trọng, ông Phúc, bà Ngân… tất cả đều vậy. Không người dân nào trao quyền lực của mình cho những người này hết cả.
Nhưng vì nhà nước XHCNVN là “nhà nước pháp quyền”. Pháp luật chỉ định mọi quyền lực của quốc gia đều thuộc về đảng. Vấn đề phân bổ quyền lực quốc gia trở thành chuyện “nội bộ” của đảng.
Trí thức VN đã muốn vậy, muốn để cho pháp luật chỉ định đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Vấn đề là, nhiều “chuyên gia, trí thức” sử dụng từ “nhà nước pháp quyền” để chỉ cho “Etat de Droit” hoặc “pháp quyền” chỉ cho “the Rule of Law”. Họ đâu biết rằng họ đang ngồi ỉa trên cái danh xưng “cộng hòa”.