Chính ổng!

Đỗ Ngà

30-3-2019

Năm 2010 dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam dài 1.570 km tổng giá trị theo dự toán lúc đó là 56 tỷ đô. Tính ra suất đầu tư cho mỗi km là 32 triệu đô, trong khi đó GDP của Việt Nam lúc đó chỉ có 115 tỷ đô, tức dự án đường sắt này có giá trị tương đương với 50% GDP của Việt Nam lúc đó.

Dự án được ông Nguyễn Tấn Dũng ký phê duyệt và trình lên quốc hội. Lập tức xảy ra sự phản đối dữ dội từ phía nhân dân. Nhìn thấy xu thế xã hội như vậy đại biểu Quốc hội số thì phản đối số thì ủng hộ. Hầu hết những người phản đối, họ đều nắm rõ tính thiệt hơn cửa dự án, còn số ủng hộ thì ăn nói lung tung không có cơ sở nào cả.

Ngày 07/06/2010 tờ báo VnExpress có bài “Ngân hàng thế giới (World Bank) khuyến cáo Việt Nam thận trọng với dự án tàu cao tốc”. Trong đó bài báo có đưa ra ý kiến chuyên gia kinh tế trưởng Martin Rama của WB, khuyên Việt Nam nên chú ý đến 3 điểm chính, đó là GDP trong những năm tới là bao nhiêu, chính sách cho vay của nhà tài trợ ra sao, dài hạn hay ngắn hạn và cuối cùng là yếu tố về dòng tiền tệ sẽ như thế nào. Không biết vì áp lực từ phía nào mà bài báo này bị gỡ xuống sau đó. Cuối cùng ngày 19/06/2010 Quốc hội biểu quyết với 41% không tán thành, và 37% tán thành nên dự án bị cho vào ngăn kéo.

Và hôm nay, năm 2019 dự án này được thổi cho sống dậy, và họ lại trình quốc hội. Giờ đây dự án được hiệu chỉnh lại là 58 tỷ đô chứ không phải 56 tỷ như 9 năm trước đây. Điều này mọi người có gì đó ẩn khuất không? Trước đây Nguyễn Tấn Dũng ký phê duyệt rồi đem ra quốc hội trình thì bị vấp tại Quốc hội. Nay Nguyễn Tấn Dũng đã nghỉ hưu, vậy ai đã vực mồ lôi dự án này ra trở lại? Chắc chắn một điều, kẻ chủ trương lúc đó không phải là Nguyễn Tấn Dũng, mà Nguyễn Tấn Dũng chỉ là kẻ thi hành. Điều đó cho thấy chủ trương xây dựng dự án đó là Bộ Chính Trị.

Hãy xem danh sách 15 ủy viên Bộ Chính Trị khóa X, nhiệm kỳ 2006-2011: Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Trương Vĩnh Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Gia Khiêm, Phùng Quang Thanh, Lê Hồng Anh, Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt, Tô Huy Rứa.

Hãy xem danh sách 18 Ủy viên Bộ Chính Trị khóa XII nhiệm kỳ 2016-2021: Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Bình Minh, Ngô Xuân Lịch, Tô Lâm, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Tòng Thị Phóng , Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai, Trương Hòa Bình, Võ Văn Thưởng (Đinh Thế Huynh, Đinh La Thăng, Trần Đại Quang không tính vào).

Nhìn vào danh sách Ủy Viên Bộ Chính trị năm 2010 và năm 2019 ta thấy nổi lên tên ai? Đó chính là Nguyễn Phú Trọng. Năm 2010 dự án không hề có lợi về kinh tế mà tiêu tốn đến 56 tỷ đô của đất nước được một kẻ đã nuôi quyết tâm thực hiện cho bằng được.

Ông Nguyễn Phú Trọng là một tiến sỹ xây dựng đảng, ông ta biết gì về những lợi ích kinh tế của dự án này mà theo tới cùng dự án. Vậy ông ẩn nấp trong Bộ Chính trị, lấy danh Nghĩa Bộ Chính Trị quyết theo tới cùng dự án này là ông làm theo lệnh ai?

Chắc không khó để mọi người đoán ra. Nếu dự án này được quyết định đầu tư thì tôi nghĩ Nhật không có cửa đấu lại Trung Quốc để ôm dự án này đâu. Ông ranh ma lắm ông Trọng à? Ông ẩn rất khéo.

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây