13-3-2019
Tôi đồng ý với ông Lê Trần Phúc Đức, đại diện Hiệp hội nước mắm Phan Thiết, rằng yêu cầu kiểm tra thuốc thú y và bảo vệ thực vật đối với nguyên liệu làm nước mắm chỉ là nghi binh.
Họ thừa biết, cá biển và muối thì làm gì có thuốc thú y và BVTV mà kiểm tra. Nhưng họ muốn dư luận dồn hết sang cái yêu cầu vô lí đó, để lẻn đưa vào quy đinh về hàm lượng Hítamine, không quá 400mg/1lit nước mắm. Với tiêu chuẩn này thì chỉ có loại nước pha hoá chất, hương liệu, chất tạo màu… mới đạt.
Mà không đạt theo tiêu chuẩn thì nước mắm lại bị truyền thông tấn công, dẫn đến người tiêu dùng quay lưng, giống như vụ asen năm 2016.
Khi người tiêu dùng quay lưng thì loại nước pha hoá chất, hương liệu, tạo màu… sẽ chiếm lĩnh thị trường. Các cơ sở sản xuất nước mắm, số sẽ chết, số còn lại được tập đoàn sản xuất thứ nước pha hoá chất, hương liệu… ra tay “cứu giúp”.
Họ sẽ mua nước mắm của các cơ sở sx với giá do họ định đoạt để làm nguyên liệu (để có một ít đạm cá để lấy tên là nước mắm), pha với hoá chất, hương liệu thành nước mắm “ngon đến tận giọt cuối cùng”.
Một chiêu độc nữa là sau vụ asen, Chính phủ yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn, cho lập Hiệp hội nước mắm truyền thống. Nhưng ban vận động hiệp hội nước mắm truyền thống nộp đơn, hơn 30 ngày mà vẫn không được chấp thuận thành lập. Sau đó được biết, một số đại diện mà “nòng cốt” là của tập đoàn Masan, cũng đã nộp hồ sơ xin thành lập Hiệp hội nước mắm, với tên gọi Hiệp hội nước mắm Việt Nam, do giáo sư Đáng đừng đầu.
Cho đến nay, hai ban vận động của hai hội này vẫn song song tồn tại, và người ta vẫn chưa phân giải cho hội nào. Bộ Nội vụ nên nhớ, Thủ tướng cho phép thành lập hiệp hội nước mắm truyền thống. Vậy thì hà cớ gì Masan lại được chui vào đó?
Dễ hiểu thôi, chui vào để đánh lận con đen, rằng ta cũng là nước mắm, dù được pha hoá chất, hương liệu, tạo màu chứ không phải ướp từ cá và muối.
Thế là người tiêu dùng bị lừa, vì giá cực rẻ. Thế là nước mắm không còn chỗ đứng. Thế là các nhà thùng trở thành những kẻ làm thuê cho họ, hoàn toàn lệ thuộc vào họ.
Chiêu quá độc!
Tiêu chuẩn khắt khe cho người viết thông cáo,thông báo,văn thư,nghị định,thông tư…là người phải có trình độ hiểu biết cao,phải có kiến thức rộng để khi viết và phổ biến, các văn bản này phải được hiểu đúng như tinh thần của chính nó và không thể diễn giải theo nhiều ý khác nhau.
Ở VN toàn những thằng ngu và lưu manh viết văn bản.Chẳng hạn:
“Nước mắm:Sản phẩm được chế biến từ Nước Mắm nguyên chất…”?!?
Một lũ ngu!
Có ai chấp nhận được định nghĩa “Nước mắm : Sản phẩm được chế biến từ nước mắm nguyên chất …”
Tiêu chuẩn TCVN 12607:2019 và TCVN 5107:2018 Đã thay đổi tên gọi của nước mắm. Cả 2 tiêu chuẩn này đều không phù hợp với Quy chuẩn Việt nam QCVN 02-16:2012/BNNPTNT (Điều 1.3.1. Nước mắm là dung dịch đạm trong (không vẩn đục) được tạo thành từ quá trình lên men hỗn hợp cá (hoặc thuỷ sản khác) và muối.)
Và không phù hợp với truyền thống dân tộc. Nhiều năm trước mọi người chỉ dùng từ “nước mắm”. Từ “nước mắm nguyên chất” hay “nước mắm truyền thống” chỉ xuất hiện khi “sản phẩm được pha chế từ nước mắm” chiếm lấy tên gọi “nước mắm”.
Ngoài ra không phải chỉ các cở sở / công ty / nhà máy sản xuất nước mắm mà hiện nay còn rất rất nhiều hộ làm nước mắm (5 / 10 kg cá; 1 vài chục ký cá …). Từ đó “Nước mắm” phải là “nước mắm”; “sản phẩm được pha chế từ nước mắm” phải là “sản phẩm được pha chế từ nước mắm” (“Sản phẩm được pha chế từ nước mắm” không được gọi là “nước mắm”)
Trích điều 3 của cả 2 tiêu chuẩn nói trên (TCVN 12607:2019 và TCVN 5107:2018)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1
Nước mắm nguyên chất (genuine fish sauce)
Sản phẩm dạng dịch lỏng trong, thu được từ hỗn hợp của cá và muối (chượp chín) đã được lên men tự nhiên trong một khoảng thời gian ít nhất 6 tháng.
3.2
Nước mắm (fish sauce)
Sản phẩm được chế biến từ nước mắm nguyên chất (3.1), có thể bổ sung nước muối, đường và phụ gia thực phẩm, có thể được điều chỉnh màu, điều chỉnh mùi.