12-3-2019
1. Hạt nêm Chin-su “không bột ngọt”:
Phiếu kiểm nghiệm của Trung Tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học công nghệ TP.HCM năm 2008 cho thấy: bột nêm “không bột ngọt” Chin-su không có bột ngọt nhưng lại có hàm lượng 1,21% monosodium glumate (là tên khoa học của… mỳ chính, hổng có phải bột ngọt nha, hic).
2. Nước mắm Nam Ngư “Vì sức khỏe người tiêu dùng”, chiết xuất 100% từ cá ngừ nguyên chất:
Kiểm nghiệm cho thấy Nam Ngư chỉ có 100% “hương cá ngừ”, thứ có thể mua dễ dàng ngoài chợ hóa chất Kim Biên. Và đặc biệt, Nam Ngư chứa chất màu tổng hợp Brow HT155, với tên khác là Chocolate Brown HT, Food Brown 3 và C.I. 20285. Chất này bị cấm dùng trong thực phẩm tại các nước như: Bỉ, Áo, Đan Mạch, Pháp, Đức, Mỹ, Nauy, Thụy Sĩ và Thụy Điển.
Chất này có thể gây dị ứng với người bị hen suyễn, ảnh hưởng đến những người dị ứng với aspirin, thậm chí gây dị ứng da. Đây chính là lý do tại sao Masan lại quảng cáo sản phẩm là “trích xuất từ cá ngừ” để sẵn sàng lấp liếm cho các khiếu nại dị ứng từ người tiêu dùng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ rất mẫn cảm là do dị ứng “cá ngừ”, loài cá biển thường hay gây dị ứng nổi ban với 1 số người mẫn cảm.
Qua nghiên cứu dài hạn với 48 chuột đực nhắt và 48 chuột cái nhắt khi cho ăn HT155 theo thứ tự 0%; 0,01%; 0,1% và 0,5% độ tinh khiết tối thiểu 85% trong vòng 80 tuần. Kết quả cho thấy, có 0,5% số chuột đực xuất hiện tình trạng cơ thể chuột bị sút cân và thấp tim đã được ghi nhận. Đồng thời ở tuần thứ 77, số lượng tế bào được đóng gói và số lượng bạch cầu ở chuột cái thấp hơn so với số lượng phải có. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự gia tăng của bệnh bạch cầu trong gan ở những con cái trong nang buồng trứng, không có ghi nhận về ung thư.
Tỷ lệ tử vong chỉ tăng nhẹ khi những con đực được cho ăn với liều lượng cao nhất. Với con cái, trong tuyến vú xuất hiện không đáng kể sự gia tăng của u xơ tuyến vú do sử dụng liều cao.
3. Mỳ Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành):
Tuy nhiên, theo kết quả phân tích mẫu số 10071105/107315 của Cty Cổ phần Khoa học công nghệ Sắc Ký Hải Đăng (TP. Hồ Chí Minh) thì trong một gói mỳ Tiến Vua, tỷ lệ chất Transfat là 0,097%, chứ không phải là zero như quảng cáo. Vi phạm Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quảng cáo trung thực.
4. Mì khoai tây Omachi không lo bị nóng:
Thực tế mỳ này chứa chỉ 5% khoai tây, nghĩa là hầu như làm hoàn toàn từ bột mỳ như tất cả các mỳ khác. Chưa kể Omachi còn chứa chất màu tổng hợp Tartranzine 102 (E 102). Đây là chất có khả năng gây dị ứng cao nên bị hạn chế nghiêm ngặt ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Năm 2008, EU yêu cầu các sản phẩm có sử dụng E102 phải ghi khuyến cáo trên nhãn E102 – có thể có ảnh hưởng xấu lên hoạt động và sự chú ý của trẻ em. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Southampton (Anh), phẩm màu vàng E102 có trong chế độ ăn sẽ làm tăng sự hiếu động thái quá và gây kém tập trung ở trẻ 3 tuổi và 8-9 tuổi.
Một nghiên cứu khác tại Australia, chất E102 có liên quan đến việc thay đổi hành vi khó chịu, bồn chồn và rối loạn giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, phẩm màu E102 còn có nguy cơ gây tổn thương đến sức khỏe sinh sản của nam giới.
5. Nước mắm không thạch tín:
Cái này thì Masan trung thực, bởi vì “người tiêu dùng thông thái” kháo nhau rằng: nước sông lóng phèn pha muối cục + hóa chất tạo màu, tạo mùi nước mắm mua ngoài chợ hóa chất Kim Biên thì có thạch tín thế đxx nào được. Có chăng chỉ có… bất tín.