Có nên bắn hết những kẻ là tác giả đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông?

Nguyễn Ngọc Chu

11-3-2019

1. ĐẮT VƯỢT NGOÀI MỌI SỰ TƯỞNG TƯỢNG

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dài 13,1 km có giá là 891,92 triệu USD. Bình quân 45.184.732USD/km. Sự đắt đỏ có lẽ không kém sự nâng khống giá trong vụ AVG: từ 500 tỷ đồng lên 8.900 tỷ đồng (gần 18 lần).

2. GÁNH NỢ KHỔNG LỒ

Theo công văn Bộ Tài chính gửi cho Bộ GTVT, hàng năm Bộ GTVT phải trả cho Trung Quốc 28,8 triệu USD cho khoản vay ưu đãi từ China EximBank (250 triệu USD), trong vòng 9 năm. Chưa tính khoản 419 triệu USD khác nữa đã vay trước đó của Trung Quốc.

Như vậy, tính gộp thô khoản vay 419 triệu USD cùng điều kiện như khoản vay 250 triệu USD, thì hàng năm Việt Nam phải trả cho Trung Quốc 77,0688 triệu USD liên tục trong 9 năm. Một gánh nợ khổng lồ.

3. QUÁ CỒNG KỀNH VÀ LẠC HẬU

Theo chủ đầu tư, tham gia vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có 681 người, chia làm 21 trung tâm, bộ phận, chưa bao gồm nhân viên bảo vệ, vệ sinh tại các ga.

Quá cồng kềnh cho thời bao cấp. Đừng nói đến thời Công ngiệp 4.0.

4. QUÁ CHẬM

Tàu trên cao mà thiết kế chạy có 80km/h đã là rất chậm. Thế mà vận tốc khai thác bình quân là 35km/h, từ bến xe Yên Nghĩa đến ga Cát Linh (dài 13km) trung bình hết 20 phút, lại càng quá chậm.

5. KHÔNG BAO GIỜ HÒA VỐN

Dự kiến sử dụng 10 đoàn tàu để khai thác. 5-6 phút một chuyến. Mỗi đoàn tàu có 4 toa dài khoảng 80m, dự kiến có 500 khách (120 khách/toa, có thông tin nói sức chứa lý thuyết 250 khách/toa là điều khó có thể). Giá vé 15.000đ/lượt. Cộng với chi phí cho hơn 700 người phục vụ. Cộng chi phí bảo dưỡng và thay thế. Nhắm mắt cũng biết là nhiều thế kỷ cũng chưa hòa vốn.

6. KHÔNG AN TOÀN

Trên tất cả – đắt đỏ, cồng kềnh, lạch hậu, chậm chạp, xấu mã… là không an toàn. Đây là điều liên quan đến tính mệnh hành khách, một nguy cơ thường trực treo trên đầu không chỉ người đi trên tàu, mà cả người đi dưới đường và cư dân sống dọc theo tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.

KẾT LUẬN

Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee từng tuyên bố: “Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào chiếm đoạt của công dù chỉ là 1 đồng”.

Theo bạn, từ 6 điểm trên, có nên bắn hết những kẻ là tác giả của đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông?

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Bác Chu tự chuyển hóa nhanh quá. Đừng bắn, hãy đặt hết chúng nó lên đường ray làm đệm cho tàu chạy an toàn.

  2. Chỉ cần 19 viên cho BCT, à bây giờ rụng bớt 4 tên còn 15. Mười lăm là đủ, không cần tốn đạn. Hoặc chỉ cần 1 viên cũng được.

  3. Tầu chạy trong thành phố tốc độ như vậy là hợp lý. Giao thông công cộng chỉ phát huy tác dụng khi nó thành mạng lưới. Câu hỏi đặt ra là :tại sao không làm trên mặt đất cho nó rẻ và nhanh chóng, dễ thi công…. bởi cao hay thấp cũng chỉ là để chở người. Ở nước ngoài tầu điện thường vẫn chạy trên mặt đất, bến chờ cũng chỉ là mấy cọc sắt và 4 miếng nhựa, lịch sự nữa thì thêm cái pin mặt trời…. Tốn kém như vậy thì bao giờ mới đủ tiền để làm thành một mạng lưới….

    • Người ta làm trên cao để tránh kẹt xe dưới mặt đất. Vấn đề là hiệu quả, giá thành, an toàn

  4. Bạo lực quá, không xứng đáng là 1 trí thức khoa học luôn yêu Đảng . Park Chung Hee ngày xưa gửi quân qua đánh giết bộ đội Cụ Hồ, là thủ phạm trực tiếp gây ra cái chết của phu nhân nhà thơ Bùi Minh Quốc, không nên noi gương hắn . Trí thức yêu Đảng chỉ nên phản biện ôn hòa với 1 cái tâm sáng chói là tốt lắm rùi .

Comments are closed.