9-3-2019
Trước nhất, xin rất ngợi khen và cảm kích khi gần như ngay lập tức sau khi đọc stt, ông Hùng đã phản hồi lại ngay. Kỳ thực, chưa luận bàn đúng sai, tâm thế của ông Hùng rất đáng khen ngợi vì quan chức chịu tranh luận đã rất hiếm, huống hồ tranh luận tức thì.
Theo ông, trong một buổi nghị sự dài, vấn đề ông nêu ra rất khác nhưng anh em báo chí đã lược trích theo góc cạnh, làm chệch vấn đề chung. Ông Hùng xin lỗi bạn đọc về sự hiểu nhầm và có thông tin lại nguyên văn, như sau:
“Xin trao đổi sơ bộ thế này để Tường nắm thêm thông tin nhé:
Quy định về NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT PHẢI chứng minh hành vi có lỗi của người bị xử phạt vi phạm hành chính là đúng và rất văn minh và đang được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam.
Tuy nhiên trong thực thi lại có 2 nhóm người thực hiện.
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN và NGƯỜI XỬ PHẠT
Trong đó lại có những hành vi có thể phạt trực tiếp mà không cần biên bản, dẫn đến NGƯỜI XỬ PHẠT và NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN lại có thể là 1 người. Do Luật ghi NGƯỜI XỬ PHẠT PHẢI CHỨNG MINH trong khi đó trong Luật lại không định nghĩa luôn về NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM XỬ PHẠT và NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM LẬP BIÊN BẢN mà những khái niệm này lại để hướng dẫn trong hàng chục Nghị định khác nhau, rối rắm.
Điều này làm cho nhiều người hiểu rằng NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN chính là NGƯỜI XỬ PHẠT trong mọi trường hợp dẫn đến quan niệm sai là phải mang bằng chứng vi phạm ngay tại hiện trường để chứng minh trước mặt người bị xử phạt trước khi lập biên bản vi phạm hành chính. Khi không được thỏa mãn, người vi phạm tranh cãi, gây trở ngại thậm chí chống đối người thi hành công vụ ngay tại hiện trường xử phạt. Gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng tính tôn nghiêm của Pháp Luật.
Hiện tại, ở Việt Nam khi xử phạt hành chính (về vi phạm TTATGT) NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (CSGT) sẽ xác định hành vi vi phạm và ghi vào biên bản vi phạm (đó thực ra là đã chứng minh và mô tả bằng văn bản), người vi phạm có thể ký hoặc không ký vào biên bản xử phạt. Trường hợp ký tức là đồng ý, không ký tức là không đồng ý.
Trên cơ sở biên bản, người có thẩm quyền xử phạt sẽ ra quyết định xử phạt gửi quyết định kèm biên bản cho người bị phạt; khi đó người bị phạt có thể nộp phạt nếu họ đồng ý là mình có hành vi vi phạm như trong biên bản.
Trường hợp không đồng ý họ có thể khiếu nại hành chính lên cấp cao hơn cấp ra quyết định xử phạt hoặc kiện người ra quyết định ra toà hành chính.
Trường hợp này người xử phạt (gồm người lập biên bản và người ký quyết định xử phạt) phải mang đầy đủ bằng chứng (được pháp luật công nhận) để CHỨNG MINH hành vi vi phạm của người bị xử phạt trước cấp trên hoặc tại toà.
Mình đề nghị với Ủy ban tư pháp xem xét sửa đổi quy định CHỨNG MINH VI PHẠM để làm rõ và tránh hiểu là chứng minh tại hiện trường trước mặt bên bị phạt.
Mình lấy ví dụ:
Mình lái xe vượt đèn đỏ, CSGT yêu cầu dừng xe, mình sẽ dừng xe theo yêu cầu tại vị trí dừng được phép. Mình xuống xe và yêu cầu CSGT chứng minh hành vi vi phạm của mình ngay tại hiện trường. Khi đó nếu tại nút giao có camera để truy xuất ngay dữ liệu thì CSGT có thể thực hiện ngay. Trường hợp không có CMR và chưa thể truy xuất ngay, chiến sĩ CSGT sẽ không thể đưa bằng chứng bằng video hay hình ảnh về thời điểm mình chạy qua nút trong trường hợp đèn đỏ. Mình nhất định không đồng ý ký biên bản và nhất định đòi CSGT phải chứng minh nếu không mình sẽ không đi, mình sẽ nói thật lớn, kêu gọi sự chú ý của những người xung quanh, gây hiếu kỳ, tò mò, tạo đám đông, gây cản trở hoạt động của CSGT cũng như gây mất trật tự và ùn tắc giao thông.
Vấn đề là việc không định nghĩa rõ ràng, minh bạch hai nhóm NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM XỬ PHẠT và NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM LẬP BIÊN BẢN ngay từ Luật tạo ra một quan niệm sai về CHỨNG MINH trong xã hội.
Cần sửa để làm rõ và giúp thực thi pháp luật tốt và đúng tinh thần nhân văn.
Cảm ơn đã quan tâm và dành thời gian đọc.
Đồng thời rất xin lỗi Tường và bạn bè của bạn về những thông tin gây nên sự bức xúc!
Trân trọng!
Ông này giải thích thế là rõ. Người có trình độ thấp cũng hiểu được,
Bản sửa chính tả:
Tôi xin bám ví dụ của ông Hùng để đỡ „ní nuận“ nhiều. Theo ví dụ của ông Hùng thì ông ta vượt đèn đỏ mà cảnh sát đi sau hay đứng sau – thường xuyên lại đi đến 2 người mà phát hiện thì có thể nói „không thể chối“. Trong tình thế đó ở xứ người (Châu Âu như Đức chả hạn) thì bình thường nếu cảnh sát có quyền phạt nóng thì người dân sẽ nộp. Tuy nhiên không bao giờ cảnh sát Đức có thể phạt ai được về tội vượt đèn đỏ hay các loại tội giao thông vi phạm „không được coi là nhỏ“ do số tiền phạt lớn hay kèm theo thu bằng … Trong tình thế đó thì đúng là cảnh sát Đức … „chỉ“ lập biên bản và gửi giấy phạt sau đó. Trong giấy đề nghị nộp phạt cảnh sát cũng tạo điều kiện tối đa cho người bị „tình nghi“ vi phạm giao thông thực hiện quyền khiếu nại như có sẵn các câu hỏi: Quý vị công nhận việc đổ lỗi nêu trên không. Và tất nhiên có thể ai đó tuy biết mình vi phạm nhưng vẫn „xưng xưng“ chối tội. Quyền xem xét khiếu nại việc nhận giấy phạt đầu tiên do chính cơ quan cảnh sát – bộ phận giải quyết khiếu nại xem xét. Nếu bộ phận này bác khiếu nại thì người dân có quyền kiện không chấp nhận phạt. Tại Tòa bình thường Tòa sẽ hỏi người kiện là Tòa không thấy có lí do gì cảnh sát lại nhìn sai lệch hành vi vi phạm, cụ thể 1. mắt 2 nhân viên cảnh sát đều tốt, 2. Cảnh sát không có lí do gì thù hằn người bị đổ lỗi mà lại buộc tội đó. Riêng lí do thù hằn nếu là người nước ngoài có thể nêu ra – tất nhiên nếu chắc chắn 100 % không vượt đèn đỏ thì hãy nêu ra. Khi đó có thể thẩm phán phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cao hơn như bắt nhân viên cảnh sát phải „tuyên thệ nhân chứng“ – mà ai khai sai bị phát hiện sẽ bị phạt giam không dưới 1 năm. Có thể Tòa cũng xem lại hồ sơ nhân sự của 2 cảnh sát xem đã dính vào vụ việc nào liên quan tới „phân biệt chủng tộc“ (ghét người nước ngoài không) – nếu ai nghi ngờ do cảnh sát có những dấu hiệu không công bằng với người nước ngoài.
Tôi bổ sung thêm: Khi người dân khiếu nại thì người đó trước hết cũng không cần nộp phạt (nếu gửi giấy phạt nặng). Còn phạt lỗi nhẹ (đi nhanh quá 10 km chả hạn) mà bị phạt nóng thì về nguyên tắc và người nộp phạt có trách nhiệm nộp. Tất nhiên ở xứ người như Đức người dân cũng có niềm tin cao đối với cảnh sát (do CS không được ưu tiên lương bổng … như VN mà chỉ hưởng như các nghành khác, làm việc nghiêm túc, rất hiếm hoi nhận hối lộ, làm việc vất vả …) – và đáng tiếc ở Việt nam lại có những nhân thức khác về công an (học sinh thích thi vào nghành công an hiển nhiên chủ yếu do đãi ngộ, khen thưởng tốt, – được đề cao ở các cấp, còn khá nhiều vi phạm như kiếm lợi do dọa phạt giao thông … rồi nhận tiền hối lộ của người vi phạm, bảo kê kiếm lợi, không làm theo quy định pháp luật như dân tố cáo mất trộm chả hạn nhưng lờ đi do không có hứa hẹn „thưởng“ …) – và như thế ở xứ họ cũng không thể có hiện tượng cảnh sát phạt mà người dân „to mồm“ cãi không vi phạm, vì đơn giản họ làm việc lạnh lùng và cương quyết không nhiều lời. Nếu ai cố tình to tiếng không chấp hành thì có thể cảnh sát răn đe với những lời sau: Quý vị có quyền khiếu nại việc phạt của chúng tôi bằng lời hoặc bằng văn bản tới Cơ quan cảnh sát. Còn nếu Quý vị không chấp hành việc phạt thì phải tính tới mức phạt cao hơn hoặc bị khởi tố về tội „chống người thi hành công vụ“! Và trong thực tế nếu đủ tiền nộp phạt thì công dân xứ họ hay dân du lịch đến Đức đều nộp.
Tôi xin bám ví dụ của ông Hùng để lỡ „ní nuận“ nhiều. Theo ví dụ của ông Hùng thì ông ta vượt đèn đỏ mà cảnh sát đi sau hay đứng sau – thường xuyên lại đi đến 2 người mà phát hiện thì có thể nói „không thể chối“. Trong tình thế đó ở xứ người (Châu Âu như Đức chả hạn) thì bình thường nếu cảnh sát có quyền phạt nóng thì người dân sẽ nộp. Tuy nhiên không bao giờ cảnh sát Đức có thể phạt ai được về tội vượt đèn đỏ hay các loại tội giao thông vi phạm „không được coi là nhỏ“ do số tiền phạt lớn hay kèm theo thu bằng … Trong tình thế đó thì đúng là cảnh sát Đức … „chỉ“ lập biên bản và gửi giấy phạt sau đó. Trong giấy đề nghị nộp phạt cảnh sát cũng tạo điều kiện tối đa cho người bị „tình nghi“ vi phạm giao thông thực hiện quyền khiếu nại như có sẵn các câu hỏi: Quý vị công nhận việc đổ lỗi nêu trên không. Và tất nhiên có thể ai đó tuy biết mình vi phạm nhưng vẫn „xưng xưng“ chối tội. Quyền xem xét khiếu nại việc nhận giấy phạt đầu tiên do chính cơ quan cảnh sát – bộ phận giải quyết khiếu nại xem xét. Nếu bộ phận này bác khiếu nại thì người dân có quyền kiện không chấp nhận phạt. Tại Tòa bình thường Tòa sẽ hỏi người kiện là Tòa không thấy có lí do gì cảnh sát lại nhìn sai lệch hành vi vi phạm, cụ thể 1. mắt 2 nhân viên cảnh sát đều tốt, 2. Cảnh sát không có lí do gì thù hằn người bị đổ lỗi mà lại buộc tội đó. Riêng lí do thù hằn nếu là người nước ngoài có thể nêu ra – tất nhiên nếu chắc chắn 100 % không vượt đèn đỏ thì hãy nêu ra. Khi đó có thể thẩm phán phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cao hơn như bắt nhân viên cảnh sát phải „tuyên thệ nhân chứng“ – mà ai khai sai bị phát hiện sẽ bị phạt giam không dưới 1 năm. Có thể Tòa cũng xem lại hồ sơ nhân sự của 2 cảnh sát xem đã dính vào vụ việc nào liên quan tới „phân biệt chủng tộc“ (ghét người nước ngoài không) – nếu ai nghi ngờ do cảnh sát có những dấu hiệu không công bằng với người nước ngoài.
Cái quan trọng nhất là phải đủ nhân chứng và vật chứng, đồng thời những người thực thi pháp luật phải hiểu về luật lệ cũng như kinh nghiệm trong sử lý sự việc,động cơ trong sáng…. Thường ở nước ngoài ,khi họ bắt lỗi là chính xác. Nếu có tiền nộp phạt ngay thì rẻ vì đỡ được nhiều khoản khác, còn nếu không thì chờ giấy phạt gửi về và trả tiền là xong. Nếu không chấp nhận thì kiện và phải tính đến khả năng thua kiện rất cao, tiền phạt sẽ rất nhiều vì khi ra lệnh phạt như vậy, họ đã có tất cả mọi căn cứ. Để làm được việc này, ngoài cái “tâm và tầm “,phương tiện hỗ trợ… còn nhiều thứ khác phải có :hộ khẩu, quản lý phương tiện… Cũng rất dễ hiểu tại sao khi làm đăng ký xe, yêu cầu về hộ khẩu, thẻ ngân hàng…