1-3-2019
Mấy hôm nay báo chí cách mạng hay đăng tin về chuyến thăm VNDCCH của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành, ngày 28/12/1958. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nhân vật đối lập đương thời là Lý Thừa Vãn, tổng thống Hàn Quốc, cũng thăm VNCH vào ngày 6/11/1958 (bức ảnh ông chụp chung với TT VNCH Ngô Đình Diệm).
Ông Kim Nhật Thành ở BTT không hề có vai trò “cha già dân tộc”, ông sinh năm 1912, kém ông Giáp 1 tuổi, năm 1945 ông mới 33 tuổi, khá là trẻ trâu. Kim Nhật Thành từng lãnh đạo nhóm du kích CS Triều Tiên ở TQ để kháng Nhật, nhóm này bị Nhật đánh tan thì chạy sang LX và Kim trở thành 1 đại úy hồng quân LX. Năm 45, ông Kim theo hồng quân về nước giải giáp quân Nhật. Do được LX hậu thuẫn nên ông Kim mới dần dần nắm được quyền lãnh đạo phe CS ở Triều Tiên.
Trong khi đó, Lý Thừa Vãn đã là 1 tiến sỹ, ông này “bôn ba sang Mỹ tìm đường cứu nước”, ông từng tu nghiệp về khoa học chính trị tại ĐH Princeton và Harvard, đại khái hơi giống bác Hồ, bác Diệm bên mình! Nhưng uy tín và học vấn thì có vẻ giống bác Diệm hơn. Ông Lý đã từng là tổng thống của chính quyền lưu vong của Triều Tiên trong thời gian TT còn là thuộc địa của Nhật. Ông là lãnh đạo của 1 trong 4 nhóm kháng Nhật. Các nhóm kia là phe CS (lưu vong ở TQ rồi LX) và phe dân tộc.
Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, quân LX tiếp quản Bắc vĩ tuyến 38, Mỹ tiếp quản phía Nam, phe dân tộc đã kịp thành lập 1 chính quyền lâm thời vào ngày 6/9/1945 gọi là chính quyền CH nhân dân Triều Tiên (không có chữ dân chủ), nhưng lãnh đạo phe dân tộc chỉ là phó TT, Lý Thừa Vãn được tôn làm TT chính quyền lâm thời trong khi ông vẫn còn ở Mỹ.
Chính quyền CHND TT có xu hướng XHCN (cánh tả) nên không được Mỹ công nhận, LX cũng không ưa. Giai đoạn 45-47, 2 miền TT coi như lãnh thổ ủy trị (cũng gần như thuộc địa) của Mỹ và LX nên vai trò của CP lâm thời coi như không đáng kể.
Thế là vào năm 48, Bắc TT mới mọc ra chính quyền CS là CH DCND TT do Kim Nhật Thành lãnh đạo, được LX bảo kê và Nam TT có chính quyền CH Triều Tiên (Đại Hàn dân quốc) thân Mỹ do Lý Thừa Vãn là tổng thống.
Lý Thừa Vãn là 1 người chống cộng sắt máu, ông thẳng tay đàn áp phe CS ở Hàn quốc và là người lãnh đạo Hàn quốc trong chiến tranh Triều Tiên.
Chính quyền VN hiện nay ít nhắc tới ông Lý Thừa Vãn vì quá khứ chống cộng của ông. Nhưng thực ra, người Việt lại đáng tự hào về Lý Thừa Vãn hơn là Kim Nhật Thành. Vì ông Lý là người gốc Việt, dòng dõi của Lý Long Tường, 1 người gốc gác quý tộc nhà Lý chạy từ Đại Việt sang Triều Tiên để tránh bị nhà Trần tiêu diệt.
“Dân ta phải biết sử ta”
Bài viết dưới đây góp thêm chút hiểu biết cho chúng ta về cuộc lưu vong của hoàng tử Lý Long Tường, hậu duệ của các vua Lý (Thái Tổ) khi bị vua Trần bức bách phải vượt biển sang tận bên Cao Ly (nay gọi là Đại Hàn). Độc đáo ở chỗ, ở bên Hàn, con cháu của dòng giống tiên rồng cũng vẫn thể hiện bản chất của dòng máu anh hùng bằng cách hăng say đóng góp cho xứ sở bản địa, nơi đã cưu mang và cho họ được an cư lập nghiệp. Mấy ai người Việt biềt rằng khoảng 800 năm trước đây, hoàng tử tị nạn Lý Long Tường của người Việt đã giúp người Đại Hàn đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên?
Tôi cảm động vì câu chuyện của chi dòng họ Lý này tương tự như câu chuyện của người tị nạn cộng sán Việt Nam vào thời điểm 1975- 1985, cũng đã chiến đấu hết mình để giữ cho miền Nam Việt Nam khỏi bị xâm lăng bởi chế độ độc tài cộng sản, sau đó bị bức bách đến phải bỏ hết tất cả để ra đi dù biết có thể sẽ phải làm mồi cho hải tặc Thái Lan, đói khát, giông bão. Đến được nước tự do, họ đã tích cực đóng góp cho xứ sở bản địa, rồi phải cày ngày cay đêm để nuôi thân nhân còn ở lại (và đáng buồn thay là nuôi cả cái guồng máy đang đè đầu cưỡi cổ người dân Việt Nam một cách cực kỳ bất nhân) nữa:
https://kontumquetoi.com/2018/03/06/dung-tuong-dai-viet-ly-long-tuong-giup-cao-lytrieu-tien-xua-danh-bai-quan-nguyen-mong/
Dân ta phải biết sử ta.
Dưới đây là (một trong những) bài viết về chi họ của hoàng tử Lý Long Tường, hậu duệ vua Lý Thái Tổ, người bị Trần Thủ Độ bức bách nên phải lưu vong sang (nay là Đại Hàn). Tại đây, hoàng tử Lý Long Tường có cơ hội đem tài trí ra giúp nước chủ nhà dẹp tan quân xâm lăng Mông Nguyên. Thật giống như hoàn cảnh người miền Nam phải bỏ nước ra đi tị nạn cộng sản năm 1975, đóng góp không ít vào công cuộc làm giàu đẹp các nước bản địa đã cưu mang họ, phải bòn góp nuôi dưỡng thân nhân (lẫn guồng máy bán nước tại VN) giúp họ sống còn đến giờ này, và còn phải kiên trì vận động, tiếp tay tích cực cho công cuộc chống ngoại xâm Trung cộng thời hiện đại.
https://kontumquetoi.com/2018/03/06/dung-tuong-dai-viet-ly-long-tuong-giup-cao-lytrieu-tien-xua-danh-bai-quan-nguyen-mong/
https://thongtinhanquoc.com/tim-hieu-ve-ly-long-tuong/