Kỷ niệm hay chất vấn về một cuộc chiến bí ẩn?

FB Tâm Chánh

18-2-2019

(Núp lùm mà còn bị còn bị siêu vi cắn. Định bái vọng 17.2 mà lư hương bị dẹp. Số trời? Thì đi hỏi con trời vậy.)

Thực tế, cuộc chiến tranh với người đồng chí Trung Quốc ở toàn tuyến biên giới phía Bắc đang tập trung sự chú ý của dân chúng, nhất là thế hệ người Việt Nam sinh ra và trưởng thành sau 1975.

Nó đã hiện diện như là một cuộc chiến tranh và rồi là một xung đột lãnh thổ giữa hai nhà nước đồng chí với nhau.

Một câu hỏi nghiêm túc cần được giới nghiên cứu lý luận thảo luận, thực chất ý thức hệ đã đóng vai trò như thế nào trong chiến lược quan hệ đối ngoại với Trung Quốc.

Thực thì chiến lược này, đảng có thực sự thực hiện tuyên bố sứ mệnh là đảng đại diện cho lợi ích của dân tộc? Và nếu là có, thì chủ trương “cấm vận” truyền thông về cuộc chiến tranh 1979 như thời gian vừa qua theo thỏa thuận cấp cao hai nước có phù hợp với hiến pháp? Hay nói thẳng ra, lãnh đạo đảng với hiệp ước Thành Đô có vi phạm Hiến pháp?

Đó không chỉ là một câu hỏi học thuật mà là một chất vấn chính trị cần được Đại biểu Quốc hội chất vấn Chủ tịch nước.

Cũng cần thảo luận, thông tin rõ ràng cho dân chúng về những vấn đề mắc mớ trong nội bộ cơ quan quyết định chính sách đối ngoại là Trung ương Đảng nhất là trong việc xử lý công tác nhân sự cấp cao từ sau 1975. Những thông tin về xử lí những lãnh đạo cao cấp như Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Hoan… cũng cần được minh định dứt khoát.

Cần phải thấy rằng đây là những tồn ghi lịch sử mà đảng phải có trách nhiệm với nhân dân và đất nước, nhất là với các thế hệ người Việt Nam sinh ra sau 1975. Những tồn ghi này, cùng với những bí ẩn không đáng có về thực thi chính sách đối ngoại với Trung Quốc đang trở thành một vấn đề đối nội nghiêm trọng, ẩn họa những tác hại khôn lường chia rẽ sâu sắc xã hội chúng ta.

Tất nhiên chính sách chế độ đối với những chiến sĩ đồng bào đã hy sinh, đóng góp to lớn trong chiến cuộc ấy cần phải xử lí nhanh chóng và rõ ràng.

Và cũng cần phải chấn chỉnh một loại cán bộ tùy tiện sử dụng các biện pháp xem thường ý chí dân tộc, tuỳ tiện diễn dịch quan điểm về văn hoá như ở quận Nhất TPHCM.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Thời vua trị vì, mọi thứ tất tần tật: dân chúng, đất đai và các loại tài sản DƯỚI GẦM TRỜI (THIÊN HẠ) đều là tài sản riêng của vua. Vậy nên, vua vì lý do gì đấy có thể sang nhượng, bán hoặc mua lãnh thổ của mình.
    Cái cần chất vấn chính là chỗ ấy đấy!

Comments are closed.