Một nhận xét hồ đồ về Liên Xô, ca ngợi bọn xâm lược Bắc Kinh trên báo VNexpress

FB Nguyễn Ngọc Chu

14-2-2019

Báo Vnexpress ngày 13/02/2019 có đăng bài: ‘Trung Quốc dự liệu đúng về Liên Xô khi tấn công Việt Nam năm 1979‘ Với nhận xét nổi bật in đậm ngay dưới tiêu đề: “Lãnh đạo Bắc Kinh phán đoán Liên Xô không mạo hiểm huy động lực lượng lớn đánh trả Trung Quốc, dù Việt – Xô quan hệ khăng khít.”

Không biết tiêu đề bài báo và nhận xét đậm nổi bật ngay dưới tiêu đề là của nhà báo Viết Tuân – người thực hiện phỏng vấn, hay của ông Nguyễn Hồng Quân – người trả lời phỏng vấn?

Nhưng phải thẳng thắng rằng:

1. Thứ nhất, nhận xét
“Lãnh đạo Bắc Kinh phán đoán Liên Xô không mạo hiểm huy động lực lượng lớn đánh trả Trung Quốc, dù Việt – Xô quan hệ khăng khít.”

Là một nhận xét hồ đồ về Liên Xô.

2. Thứ hai, đầu đề bài báo:

‘Trung Quốc dự liệu đúng về Liên Xô khi tấn công Việt Nam năm 1979’

Là lời ca ngợi bọn xâm lược Bắc Kinh.

3. Nhận xét ‘Trung Quốc dự liệu đúng về Liên Xô khi tấn công Việt Nam năm 1979’ không chỉ đã ca ngợi bọn xâm lược Bắc Kinh, không chỉ đánh giá thấp Liên Xô, mà ở mặt khác, đồng thời đã hạ thấp vai trò kháng chiến của Việt Nam khi buộc bọn xâm lược Trung Quốc phải sớm rút quân về nước, không đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.

4. Phải khẳng định rằng, phạm vi hạn chế của cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam tháng 2 năm 1979, không chỉ là ý đồ của bọn xâm lược Bắc Kinh, mà nằm trong tin chắc của Việt Nam, Liên Xô và Mỹ.

Khi nhận thấy mưu đồ của Bắc Kinh dùng Khmer Đỏ đánh chiếm Việt Nam đến cùng, Việt Nam quyết định phải tiêu diệt Khmer Đỏ mới trừ tận gốc hậu họa. Việt Nam cũng biết là Trung Quốc dã tâm tấn công Việt Nam. Vì thế Việt Nam đã chuẩn bị sự phòng thủ ở Biên giới với Trung Quốc và Hiệp ước Hợp tác Hữu nghị Việt – Xô đã được ký kết ngày 03/11/1978 tại Matxcơva giữa TBT Lê Duẩn, TT Phạm Văn Đồng và TBT Bregiơnev, Chủ tịch HĐ Bộ trưởng Côxưghin.

Trước khi tấn công tiêu diệt Khmer Đỏ, tướng Lê Trọng Tấn đã nói với TBT Lê Duẩn, đại ý “ quân Trung Quốc mấy chục năm không giao tranh, lạc hậu, chỉ cần một số quân đội dự phòng cầm cự là đủ, trong vòng vài tuần giải quyết xong Campuchia, điều quân về vẫn kịp”. Ngày 25/12/1978 Việt Nam tiến quân vào Campuchia, ngày 07/01/1979 tiêu diệt chính quyền Phnôm Pênh.Lời nói của Tướng Lê Trọng Tấn đúng như thực tế. Để thấy hành vi của bọn xâm lược Bắc Kinh không ngoài dự đoán của Việt Nam.

5. Mục tiêu quan trọng bậc nhất trong chuyến thăm Mỹ của Đặng Tiểu Bình vào ngày 28/01/1979 là nhận được sự đồng thuận của chính quyền Jimmy Carter tiến đánh Việt Nam.

Để có được sự im lặng của Mỹ, Đặng phải hứa hẹn đó là một cuộc tấn công có giới hạn về không gian và thời gian. Mỹ đã biết trước phạm vi hạn chế của cuộc tấn công của Trung Quốc.

Hiệp ước Hợp tác Hữu nghị Việt – Xô là thành tố đầu tiên buộc Đặng Tiểu Bình phải tiến hành chiến tranh hạn chế. Chính phạm vi hạn chế của cuộc chiến tranh là để Liên Xô không mở mặt trận thứ 2. Điều này Bắc Kinh dự liệu, Mỹ biết, Liên Xô biết, Việt Nam biết.

6. Việt Nam chưa cần Liên Xô phải mở mặt trận thứ 2. Quân chủ lực của Việt Nam vẫn ở Campuchia. Chỉ khi mới chuyển một bộ phận quân đội từ Campuchia về tập trung chuẩn bị phản công ở Lạng Sơn thì Đặng Tiểu Bình đã vội tuyên bố rút quân.

7. Không có Hiệp ước Hợp tác Hữu nghị Việt – Xô 1978, Trung Quốc cũng thất bại trước Việt Nam như bao lần đã đại bại trong lịch sử.

Nhưng Hiệp ước Hợp tác Hữu nghị Việt – Xô 1978 là chiếc lá chắn buộc Đặng Tiểu Bình phải tiến hành chiến tranh hạn chế.

8. Tuy nói hạn chế, nhưng Đặng Tiểu Bình nghĩ rằng có thể nhanh chóng đè bẹp Việt Nam, tiến thẳng gần đến Hà Nội, uy hiếp Hà Nội, rồi mới tuyên bố rút quân. Đặng đã thất bại ề chề với các mục tiêu đề ra:

– Không tiến sâu vào được lãnh thổ Việt Nam.

– Không tiến nhanh được như kế hoạch.

– Không uy hiếp được Hà Nội.

– Quân đội bị tổn thất nặng nề.

– Không buộc được Việt Nam rút khỏi Campuchia.

– Buộc phải tuyên bố rút quân sớm hơn dự định.

Điều mà Đặng Tiểu Bình đạt được đó là:

– Tàn sát dã man dân thường Việt Nam.

– Tàn phá kinh tế, làng mạc phố xá các tỉnh biên giới Việt Nam.

– Quân đội Trung Quốc lạc hậu, phải gấp rút nâng cấp.

– Áp đảo và thâu tóm thêm quyền lực ở Bắc Kinh.

9. Vai trò của Liên Xô như thế nào trong chiến tranh Việt – Trung năm 1979 đã được đề cập rất nhiều, không cần phải dẫn thêm ra ở đây. Ai muốn biết có thể dễ dàng tìm thấy.

10. Không cần phải mở mặt trận thứ 2 từ phía Liên Xô. Chỉ bằng sự kháng cự dũng mãnh của quân dân Việt Nam đã buộc Đặng Tiểu Bình phải thua chạy. Phải đánh giá đúng vai trò của Việt Nam, không hạ thấp vai trò của Liên Xô, không hồ đồ ca ngợi kẻ xâm lược sáng suốt.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Đầu năm bác Chu bị ném đá quá há. Thông cảm thôi vì dân mình ghét đảng ” ta” quá dữ dội, nên cứ xù lông nhím dựng ngược cả lên.
    Theo tôi giai đoạn đánh thăng giặc Lạ năm 79 là thời của Lê Duẩn, hoàn toàn đúng, chính xác. Còn giai đoạn bán dân hại nước, cứu đảng ” ta”theo Mật ước thành đô là của thằng NVL ngu và lẫn và đồng bọn ĐM, PV Đ.
    Qua các sự kiện nó đã hiện rõ đảng ” ta” là một lũ ngu và lỏi con. Chúng chẳng bao giờ đủ tâm và tầm để tự chủ, chúng phải lươn lẹo giữa Lx và giặc Lạ. Kết quả là dân ta phải khổ chồng khổ, còn đảng ” ta” mãi quang vinh, đảng “ta” chưa có bao giờ giàu sụ như ngà nay.
    Cuối năm, bác Chu nên noi gương thằng LTV ” gã” viết một bài đạp vào mặt bọn dân, đầu đội đít nâng tầm cao mới với bọn giàu nhờ đảng, để kiếm tiền sài Tết 2020

  2. He he he ….

    Trong phần “Điều mà Đặng Tiểu Bình đạt được đó là”…..bla….bla….bla…

    Ông tác giả Nguyễn Ngọc Chu lại (giả vờ) quên một chuyện quan trọng nhất mà Đặng Tiểu Bình muốn, sau khi đã “dậy cho bọn côn đồ phản phúc, tiểu bá một bài học”, là Đã khiến cho toàn bộ bầu đoàn đảng và nhà lước CHXHCNVN phải mò sang tận Thành Đô xin Thần Phục, và cho đến bây giờ, mỗi khi bị Trung cộng đập đầu, đá đít thì bọn Ba Đình chỉ dám ư ử chứ đờ… éo dám ….ẳng to.

    Nội việc ông quên điều quan chọng này, thì bài viết của ông cũng chỉ là một bài tuyên truyền cho hoc chò cấp….một mà thôi.

  3. Nếu ông Chu có bênh vực LX thì cũng nên bình tĩnh và sáng suốt. Năm 1988 khi LX có mặt tại Cam ranh sao không “giúp” VN trong vụ Trường Sa?
    Xem ra ông còn hồ đồ hơn người mà ông lên án là “hồ đồ”.

  4. Thưa ts. Nguyễn Ngọc Chu,xin tiến sĩ vui lòng trưng ra điều minh định
    của tiến sĩ là “nhận được sự đồng thuận của chính quyền Jimmy Carter
    tiển đánh VN.”.Tôi thiển nghĩ rằng “nhận được sự im lặng…” thì chính
    xác hơn chăng ? Im lặng không nhất thiết là đồng ý mà mặc kệ !
    Bộ máy tuyên truyền của nhà nước CsVN.lúc nào cũng tìm cách “đổ tội”
    lên bất cứ “thế lực thù địch” nào,trong đó không thể không vạch mặt đế
    quốc Mỹ.Chẳng lẽ tiến sĩ cũng có nhiệm vụ làm tuyên truyền viên cho
    thời hậu chiến tranh VN.chăng ?
    Cách đổ tội này có ý đồ biện mình là CsVN.chẳng những không hề có sai
    lầm nào cả mà còn là “đỉnh cao trí tuệ của loài người” ???

  5. OK.Khi một bộ phận quân chủ lực chúng tôi về đến Đồng Mỏ-Bắc Sơn.Khi thị xã Lạng Sơn nằm trong tầm pháo thì quân xâm lược bành trướng đã phải rút chạy và nếu như khi đó cho chúng tôi nổ súng chặn đường rút chạy của bọn chúng thì chiến thắng còn vang dội và chắc chúng sẽ có bài học nhớ đời-Chỉ tiếc . . .

Comments are closed.