2-2-2019
Hôm nọ mình tranh luận bên nhà bác Nam Nguyen về chức chủ tịch nước của ông HCM. Nhân chuyện tranh cãi này mình mới đào bới lại sách vở xem cái danh xưng đó từ đâu mà ra.
Mọi người có thể thấy là từ trước năm 45, VN mình không có khái niệm chủ tịch nước, chỉ có vua thôi. Ngay cái chức danh “chủ tịch” cũng là học bên Tàu. Vấn đề này mình chưa nghiên cứu kỹ vì không rành chữ Hán. Mình biết là từ chủ tịch chỉ có sau cách mạng Tân Hợi và chắc chắn VN mượn chữ đó từ TQ chứ không tự chế ra được.
Tôn Trung Sơn là Chủ tịch Trung Hoa Quốc dân đảng. Mao Trạch Đông là Chủ tịch Cộng sản đảng. Chủ tịch không hề được dùng cho người đứng đầu nhà nước mà chỉ là người sáng lập và/hoặc lãnh đạo 1 đảng. Bên TQ thời Dân quốc hay thời Viên Thế Khải cũng đều dùng từ Tổng thống, không dùng Chủ tịch.
Vậy mà năm 45-46, người đứng đầu 3 chính phủ VNDCCH lại có danh xưng Chủ tịch. Xin mọi người lưu ý là CT HCM lúc đó là Chủ tịch Chính phủ không phải Chủ tịch nước nhé. Lúc đó không hề có chức chủ tịch nước. Như vậy, ta có thể hiểu là VNDCCH bỏ trống chức danh nguyên thủ, đứng đầu nhà nước. Chi tiết này các sử gia cũng như người dân không để ý.
Tại sao ông HCM lại dùng chức danh CTCP chứ không phải CTN hay Thủ tướng CP?
Đây là 1 câu hỏi lớn cho các sử gia Cộng sản, mà chắc chưa ai hỏi. Mọi người lưu ý là trước năm 45, VN cũng không có khái niệm Chính phủ. Chính phủ chỉ có từ khi thành lập Đế quốc VN, Chính phủ lúc đó do ông Trần Trọng Kim làm Nội các Tổng trưởng (thủ tướng Chính phủ). Vậy mà sau khi lật đổ CP Trần Trọng Kim (thực ra là họ từ chức), ông HCM lại không làm chức vụ tương tự mà lại xưng là Chủ tịch CP.
Theo mình, đây là 1 sự “khéo léo” của bác! Lúc đó ông Vĩnh Thụy còn ở trong nước, tuy đã thoái vị. Nếu ông Hồ tự phong là Chủ tịch nước, hay Tổng thống, tức là nguyên thủ quốc gia có nền Cộng hòa, thì lại bị mang tiếng là tiếm ngôi! Lẽ ra lúc đó các nguyên thủ đứng đầu 1 nước CH đều có danh xưng là Tổng thống (tiếng Tàu) hay President (tiếng Anh). Đây mình bác tự nhận là Chủ tịch, mà lại Chủ tịch CP, không phải CTN. Với danh xưng đó, ông Hồ vẫn được tiếng như là Chủ tịch nước, như nguyên thủ quốc gia (như hiện nay dân vẫn nhầm) trong khi lại không mang tiếng tiếm ngôi. Nếu ông xưng là Thủ tướng thì lại dễ bị đặt câu hỏi là thế ai là nguyên thủ, ai là vua? Một chức danh hoàn toàn mới là Chủ tịch CP đã giải quyết mọi vấn đề.
Đến ngày 16/3/1946, ông Vĩnh Thụy đi công cán bên Tàu cùng đoàn VNDCCH rồi bị bỏ lại (theo hồi ký của ông). Ngày 6/3/1946, VM ký hiệp định Sơ bộ, đồng ý cho Pháp ra Bắc giải giáp Nhật và chấp nhận VNDCCH là 1 phần của LB Đông Dương thuộc Pháp. VM và phe Việt Quốc, Việt Cách (thân Tàu Tưởng) đánh nhau. Kết cục là VM toàn thắng với sự đồng lõa của Pháp. Các lãnh tụ VQ, VC như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam… lần lượt bỏ trốn, 1 số người khác thì bị ám sát, mất tích (Trương Tử Anh, đảng Đại Việt). VNDCCH lúc đó coi như không còn đối lập chính trị nữa. Thế là ngày 3/11/1946, sau hội nghị Fontainebleau bất thành, ông HCM nắm luôn chức Chủ tịch nước (nguyên thủ) và Thủ tướng CP VNDCCH, đến tận năm 55, sau khi VNDCCH đã quản lý toàn bộ miền Bắc. Chức danh này tương đương với Quốc trưởng của Bảo Đại sau này và tương đương chức Tổng tài của Tưởng Giới Thạch, nắm trọn quyền lực.
Kể từ đó về sau, VN dùng chức danh chủ tịch nước để dành cho nguyên thủ các nước XHCN anh em, cho dù trong tiếng Anh, họ vẫn được gọi là President. Như vậy, chỉ có người Việt tách bạch nghĩa của từ President thành 2 từ trong tiếng Việt là Chủ tịch và Tổng thống. Chức danh CTCP bị chết yểu sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, sau này có thời gian gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Chức Chủ tịch cho thấy nó là người đứng đầu 1 hội đồng (tập thể) hơn là 1 chức danh chịu trách nhiệm cá nhân, cho dù hiện nay VN không còn Hội đồng Nhà nước nữa.
Bài này SAI. HCM là chủ tịch nước VNDCH, kiêm luôn thủ tướng.
HCM chỉ là “chủ tịch chính phủ lâm thời” VNDCCH năm 1945-1946. cho đến 1960 mới là CT Nưóc!
(- Quốc hội Khóa I (1946-1960)
Kỳ họp thứ nhất (2 tháng 3 năm 1946) công nhận: Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
– Quốc hôi Khóa II (1960-1964)
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến 15 tháng 7 năm 1960) tại Hà Nội bầu: Chủ tịch nước: Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước: Tôn Đức Thắng)