3-1-2019
Xem clip vụ xe đụng chết người thảm khốc ở Long An, bắt gặp rất nhiều câu hỏi. Tuy nhiên có hai câu hỏi chính:
– Tại sao tài xế container không đâm vào xe tải trước mặt để tránh thương vong?
– Báo chí có nên đưa hình ảnh vụ va chạm kinh hoàng này lên mặt báo không?
Câu hỏi đầu tiên nhắc nhớ đến cuốn sách “Phải- Trái Đúng – Sai” của giáo sư Micheal Sandel. Khi chúng ta nhân danh tình người mong chiếc xe container đâm vào xe tải để tránh đám đông xe máy, thì đừng quên tài xế xe tải cũng là một người. Có thể, nhiều người sẽ nghĩ cú đâm ấy vào xe tải chưa chắc làm tài xế xe tải phải chết. Nhưng, lý do nào cho phép chúng ta đem một mạng người khác ra để giả định hay so sánh thiệt hơn? Chưa kể, sao lại bỏ qua việc tài xế container chắc chắn phải làm theo bản năng là tránh cho được cái xe trước mặt để bảo vệ bản thân anh ta trước?
Câu hỏi thứ hai, trong vai trò một người làm báo và từng làm công việc toà soạn, tôi cho rằng cần phải đăng những tấm hình/clip vụ va chạm này. Hình ảnh là những bằng chứng khách quan nhất về sự thật vừa diễn ra mà nhà báo có thể chuyển đến bạn đọc. Vừa là thông tin, vừa để tố cáo những gì đang diễn ra trên đường mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải. Để thấy có những cái chết ở đất nước này nó dễ đến như vậy.
Đặt ra hai câu hỏi trên để thấy rằng từ bao giờ mà mạng sống của mỗi cá nhân lại bị xem như một thứ có thể đong đếm, toan tính hay đánh đổi. Tưởng chỉ có suy nghĩ ấy ở những kẻ độc tài sẵn sàng “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”, hoá ra nay đã trở nên phổ biến. Và, ai cho quyền nhà báo chỉnh sửa sự thật để đẹp ý quan trên lẫn một nhóm người ưa tự ru ngủ mà lại nấp dưới cái mặt nạ đẹp đẽ mang tên “đạo đức”!
Vậy còn câu hỏi, tại sao những trạm BOT mọc lên khắp nơi chèn vào yết hầu quốc lộ như thách thức sự chịu đựng của người dân, mà tỷ lệ người chết vì tai nạn giao thông không giảm. Một tay bóp cổ người dân để lấy tiền nhưng người chết không hề bớt đi dù “nhờ các doanh nghiệp đầu tư BOT giao thông đã giúp nâng cao chất lượng quốc lộ”, như kiểu bênh vực thường gặp khi có sự chỉ trích vào những doanh nghiệp này.
Còn câu hỏi, tại vì sao giá xe hơi vẫn cố neo ở một mức thật cao bởi các đầu thuế, phương tiện công cộng thì bỏ lơ hoặc là miếng bánh để kiếm chác (như dự án Metro), và xe máy vẫn được sản xuất tràn lan. Người dân trách các tài xế chạy ẩu nhưng họ cũng cần phải trách những người ra chính sách khiến một xã hội phải rơi vào thảm hoạ giao thông chỉ để thu về những đồng thuế nhanh và rẻ từ các doanh nghiệp sản xuất xe gắn máy.
Nếu nói rằng “nhục quốc thể” thì con số người chết vì tai nạn giao thông mới là nỗi nhục quốc thể đối với những người cầm quyền chứ không phải 152 người trốn lại Đài Loan. Ít ra, họ trốn lại sẽ giảm được vài người chết vì tai nạn giao thông.
Ông NGuyễn Văn Thể cùng Công An giao Thông đã làm gì để bảo vệ người dừng ở đèn đỏ khỏi bị Xe phía sau tông chết . Đây đâu phải lần đầu chuyện này xãy ra.
Ông đãlàm gì để người nghiện ma túy, người say không được cầm vô lăng?
Ông đã làm gì để kiểm tra chất lượng các trường dạy lái xe và nạn bằng lái xe giả.
Một đất nước có hòa bình mà người chết vì tai nạn giao thông cao hơn số người chết vì bom đạn thời chiến tranh lỗi do ai?
Đừng trách người dân Việt tìm cách trốn đi Hàn quốc , Đài Loan làm cu li xứ người.
Khi tai nạn xảy ra, người ta thường đổ lỗi cho đường xá, phương tiện, thời tiết… nhưng nguyên nhân chính đều từ con người. Con người chúng ta không được đào tạo bài bản hoặc chương trình học tập không ra gì…. Khi tai nạn xảy ra ,người ta chỉ biết động viên, thăm hỏi và… cầu siêu. Điều đáng lo ngại là không một ai có đủ khả năng để ngăn chặn những cái đó. Yếu kém không chỉ với giao thông, mà với tất cả mọi mặt trong xã hội
Ý kiến trên đây không nghe lọt tai mà ngụy biện lộ liễu !
Vấn đề đường sá thì người phụ trách phải làm tốt,không thể không
sửa kịp thời cho người dân đi,nếu được vậy thì mới có quyền trách
người dân.Đàng này,làm ẩu còn đổ tội cho dân thì là…bótay.com !